Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Mưa hát ru em

Chiều nay còn mưa sao em không lại?
Nhớ mãi trong cơn đau vùi,
Làm sao có đôi, hằn lên nỗi đau
Bứơc chân em xin về mau…

Ngày… nắng như thiêu đốt những con đường…

Bị đánh thức bởi tiếng chuông cửa không ngừng réo gọi, ta mệt mỏi bước ra cổng. Nhân viên bưu điện mang đến cho ta mọt tấm thiệp nhỏ từ em. Ta mở ra xem, tấm thiệp được làm khá tinh xảo nhưng lại không phải từ chính tay em.

 Thoáng thất vọng, ta đọc sơ về lời em viết: em mong ta chú ý đến sức khỏe của mình. Ta quẳng tấm thiệp sang bên rồi bắt đầu công việc của mình. Ta không gọi điện cũng chả hỏi thăm em.
Ngày ấy ta vô tâm không biết rằng, để mua được nó em đã lặn lội khắp cả thị trấn dưới ánh nắng như thiêu đốt, chỉ vì em không đủ khả năng làm được một tấm thiệp đẹp như vậy…

Ngày… những cơn gió lạnh cuốn chiếc lá khô rời cành…

Em trông khá ngộ nghĩnh trong chiếc áo len màu hồng. Em kéo ta đi khắp nơi để chọn lựa một món quà sinh nhật cho cô bạn. Ta bảo em nên chọn đại một món gì đó xinh xắn và giá thành vừa phải.

 Em không hài lòng về điều đó, em muốn rằng nó còn phải là một món quà ý nghĩa. Mệt mỏi sau nửa ngày đi khắp nhưng không chọn được gì.
Ta viện cớ phải làm việc, bỏ mặc em một mình lang thang khắp nơi. Em có buồn không ta không rõ…
Ngày ấy ta đâu hay, em không chỉ muốn cô bạn vui lòng mà còn muốn ta có chút thời gian thảnh thơi. Mặc cho sau đấy, em phải nằm bẹp ở nhà vì bệnh…

Ngày… đông tàn…
Ta trở về nhà. Cửa không khóa. Ta nhận ra em đã đến tự bao giờ. Em ngồi gục đầu ngủ ngon lành trên chiếc bàn bừa bộn của ta. Ta từng mắng em không cho em dọn dẹp nó. Thế nhưng ngoại trừ nó ra tất cả đều được dọn rất gọn gàng. 

Chợt ta chú ý đến gói quà trên bàn. Em có vẻ rất quý nó ( bằng chứng là dù ngủ tay em vẫn không rời nó ). Trên gói quà ấy đề tên ta. Ta mở nó ra, đó là… một chiếc áo len màu xám, màu mà ta thích. Chiếc áo ấy do chính tay em làm, những đường nét hơi vụng về. Chợt, em tỉnh giấc. Ta phân vân có nên giải thích với em rằng đông đã hết hay không, ta cũng không cần nó. Em quay đi, ta không kịp nhận ra đôi bàn tay em có những vết tím bầm…
Lúc đó, ta không hiểu, em chỉ muốn ta ướm thử nó. Em đã thức suốt mất đêm liền để đan nó tặng ta nhưng không kịp…

Ngày… khóm tường vi nở rộ trước sân nhà…

Ta mải mê với những cuộc chơi của mình cũng bạn bè vào ngày nghỉ mà quên mất hôm nay cũng là sinh nhật em. Đến bảy giờ tối, ta vội đến tiệm hoa mua đại một đóa hoa, cô bán hàng cho ta biết rằng đã không còn hoa tươi nữa, chỉ còn vài bông hơi rũ. Ta mặc kệ, ta nghĩ rằng món quà cao cấp mà ta mua tặng em sẽ bù đắp được phần nào.

 Em đón ta với đôi mắt đỏ hoe. Có lẽ em nghĩ rằng ta sẽ không đến. Ta trao hoa và quà cho em rồi dẫn em đến một quán ăn quan trọng. Ta không để tâm mấy đến cảm xúc của em…
Ngày ấy, ta ngu ngốc đến nỗi không nhận ra rằng cái mà em thực sự cần đó sự quan tâm của ta đến em. Em đã khóc, khi ta thờ ơ…
Ngày… mưa rơi rơi, những giọt nước mắt bám đầy thành kính…
Ta bật cười khô khốc, thả rơi chiếc điện thoại lên chiếc giường trắng muốt. Giai điệu bài hát của JTL phát ra từ góc phòng, ta khép hờ đôi mắt…
Call up, ring one. Hang up the phone, hang up the phone. To let me know, you made it home, you made it home.
Cơn mưa dai dẳng thường khiến con người ta nghĩ đến cái gì đó không vui. Em không có nhà, và không trả lời fone. Vậy rốt cuộc em đi đâu trong cơn mưa trắng xóa thế này?


Rầm! Tiếng động lớn vang lên trứơc cửa nhà khiến ta giật mình. Ta chạy vội ra cửa. Đập vào mắt ta là hình chiếc xe đạp màu cam của em ( nó có hơi nổi bật tí) đang nằm emó mó ngay song cửa ( ta tự hỏi sao em tài thế? ). Còn em ngồi bệch dưới đất phía bên kia đường. Ta bước tới gần để chắc rằng em không sao cả. Chỉ người em ướt sũng nước.
Em ngồi đấy bật khóc khiến ta hoang mang. Kế bên em là bưc tranh cát ( cái này là đoán thế) đã hỏng. 

 Chỉ là dòng chữ “ happy birthday”. Ta giật mình nhớ đến hôm nay là sinh nhật mình. Em nói, giọng un run, em bảo rằng cơn mưa đã khiến em không thể giữ vững được tay lái. Ta bế em vào nhà. 
Em rút từ chiếc túi của mình ra một tấm thiệp khá ngộ nghĩnh, em bảo đó là hình cỏ ba lá. Ta bật cười ý tưởng lạ lùng của em.
Ngày ấy ta nào hay cánh thứ tư của “cỏ ba lá” tượng trưng cho hạnh phúc mà em mong nó sẽ đến với ta…

Ngày…mưa khóc chia phôi…

Sân ga nhộn nhịp người, bao nhiêu kẻ mừng sum họp, nhiêu nhiêu người khóc chia ly? Mắt em đợm buồn. Túi hành lý trên vai ta trịu nặng.

Ta hỏi liệu em có thực sự muốn ta đi. Em khẽ gật đầu. Tại sao?
Chỉ cần em lên tiếng tasẽ không đi, thế mà…Ta không hiểu, ta luôn không hiểu những gì em nghĩ. Nếu đã thế có thể gọi là yêu?

 Tay em đưa ta chiếc bình thủy tinh, trong đấy chứa đầy hạc giấy. Hạc giấy tượng trưng cho ước nguyện, Giờ đây em bảo ta nên ước gì? 
Sao em không dùng nó để ước cho mình. Tiếng loa vang lên thúc giục, ta quay lưng đi… Mưa rơi rơi…Mưa khóc thay người?

Ta nhìn về phía em, em mỉm cừơi. Dáng em nhỏ bé đến thế. Cớ sao nụ cười của em có cả nước mắt ?
Hay là mưa?

 Ta không rõ, dáng em nhạt nhòa…
Ngày ấy… ta không biết đó là nứơc mắt của đôi ta…

Ngày… chỉ là hàng cây trụi lá cớ sao khiến lòng ta nặng nỗi nhớ…
Ta ngồi… đếm thu qua. Kể từ ngàu ta rời khỏi thị trấn nhỏ ấy ta không hề liên lạc với em. Giờ này em đang làm gì?
Ta không biết được, cũng không hay. Có lẽ, em cũng đã quên như e\hôm nay ta chỉ vô tình nhớ. Một ai đó thay thế ta, mong em hạnh phúc… ta bật ra rađiô, rồi thả mình vào âm nh5c…
Người con gái đứng trước hiên ngắm hoa đã tàn, rồi em hát hát nhớ ai nhớ ai khôn nguôi, vàng thêm lá lá cuối thu chết khô trên đồi, lời tình yêu sao buồn như mắt em?
Sao buồn như mắt em…
Bài hát khiến ta giật mình. Khi ấy, ta quá ích kỉ phải không em?
Ta đã không muốn cứu vãn tất cả. Mặc em trong nỗi đau của mình. Hạnh phúc chỉ của riêng ta…

Ngày… ta lặng im bên nấm mồ xanh cỏ…
Em nằm đó, trước mặt ta. Mắt em không còn nhìn ta và môi em không còn có thể mỉm cười. Em trên cao ấy liệu có thấy môït kẻ đáng ghét là ta đang đứng trước mộ em?...
… Ta buông tay, chiếc lọ chưa đầy hạc giấy mà em đã gấp tặng ta văng tung tóe, chúng ướt đẫm nước mưa và tả tơi đến tội. Vài con trong đấy đã nhàu nát. Bao năm qua ta bỏ quên nó ở đâu đó một góc trong phòng. Và… ta đã lãng quên em ở đâu đó một góc trong hồn…
Ta đặt nhẹ nhàng tấm thiệp nhỏ trên cỏ. Em rất thích cỏ. Ta nhìn quanh, cỏ ba lá mọc đầy nơi em. Ta có kiếm tìm nhưng vô vọng.

 Đã gọi là cỏ ba lá thì làm sao có tìm được chiếc có bốn cánh hả em?
Lá thứ nhất sẽ trao người niềm tim, lá thứ hai tặng ngươi hi vọng, lá thứ ba đem đến tình yêu. Ở nơi nao chiếc lá thứ tư? Chiếc lá sẽ mang đến hạnh phúc?
Ai đó từng bảo rằng không có hạnh phúc trọn vẹn cho tất cả…
Hạnh phúc của ta, hạnh phúc cho tất cả, em luôn mong thế. Thế hạnh phúc nào là dành riêng cho em?...
…Em rất thích nhìn trời vì trời một màu xanh, cao và rộng. Nhưng co ùlẽ em không biết cũng có đôi lúc bầu trời xám xịt… Bầu trời trên đầu ta, bầu trời trong hồn ta…
Khi ở bên cạnh thì không cảøm nhận được gì. Đến khi mất rồi mới cảm thấy hối tiếc. Đến khi không còn mới biết đấy là thứ quan trọng đến dường nào. Bản chất con người là thế. Em… có trách ta?
Có giận ta?
Nơi em về ngày vui không em? Nơi em về trời xanh không em?
Ta ghe nghìn giọt lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh…
Ta mỉm cười. Khuôm mặt ta đẫm nước mưa… đau đến xót xa…
Mưa… rơi rơi từ nơi cao vời vợi. Người không khóc nên mưa khóc thay người.
Em cũng từng bảo là em thích mưa. Giờ đây, em nằm đấy, mưa có còn làm em vui?
Ta hi vọng rằng em sẽ thích, không còn có ta bên cạnh…

Ngày hôm nay… mưa hát ru em…

Trần Hoàng Trâm

Nhạc Giáng Sinh - Xmas Songs 2015



Yêu Nhau Từ… Ổ Bánh Mì Không

Tôi có một anh bạn thân, một nhà giáo hiền lành, phóng khoáng. Anh vốn tốt nghiệp cử nhân triết nhưng vợ anh chỉ học đến hết lớp đệ tam rồi nghỉ, nhưng theo như mọi người chứng kiến, chị quả là người bạn đời tuyệt vời cho anh. Hầu như sự chênh lệch về học vấn, trí thức không có ảnh hưởng bất lợi nào đến cuộc sống hôn nhân của họ
Thời thế thay đổi, khó khăn chồng chất, vợ lãnh hàng may gia công giúp cho chồng tiếp tục cái nghề dạy học thanh bạch – tỉnh từ rất tao nhã mà người ta thường lịch sự dùng để gọi cái nghề bạc bẽo kia. Nhưng rõ ràng họ vẫn sống vui vẻ, hạnh phúc cùng ba đứa con ngoan ngoản, chăm học. 

Đã bước vào tuổi lứa 60, tóc đã hoa râm, nhưng trước mặt bạn bè, thiên hạ, họ cứ tình tứ với nhau như thường.
Trong bàn tiệc ê hề ngày Tết, tôi đã thắc mắc: “Làm sao mà ông bà yêu nhau dữ vậy?”. 

Suy nghĩ một lát, anh cười: “ À tình yêu bắt đầu bằng… ổ bánh mì!
Không hiểu hả? Chuyện của mình với Lụa, bà xã mình ngộ lắm…”.
Năm 1971, mới tốt nghiệp ra trường, anh nhận sự vụ lịnh của Nha trung học về trình diện nhiệm sở là một trường đệ nhị cấp ở thị xã Vũng Tàu. Ăn mặc nghiêm chỉnh, cà-vạt thì tạm cất trong áo, anh ra bến xe đi. Ngồi cạnh anh trên xe là một cô gái trẻ. 


Cô ăn mặc cũng giản dị, khuôn mặt không tuyệt đẹp nhưng thùy mị, dễ thương dù không trang điểm. Anh thầm nghĩ, nếu đặt vào truyện Thúy Kiều của văn hào Nguyễn Du thì đây là típ Thúy Vân, chỉ dễ mến, phúc hậu, chứ không sắc sảo, mặn mà như típ giai nhân tuyệt sắc Thúy Kiều. Không hề gì, trong lòng đang vui nên anh gợi chuyện: “Cô cũng về Vũng Tàu?”. 

Cô gái liếc nhìn anh – làm bộ thôi, nãy giờ cũng liếc nhiều rồi – cười, nhỏ nhẹ “dạ” một tiếng.
Ồ giọng con gái Nam, nghe thiệt chất phác, dịu hiền. Hỏi tên thì cô cho biết tên Lụa, nhà ở gần chợ Bà Chiểu và đang đi thăm một người bà con…

Khi nghe anh cho biết lý do anh xuống Vũng Tàu thì cô gái tỏ ra rất ngưỡng mộ vị giáo sư trẻ. Cô nói rằng cô đã nghỉ học hồi lớp đệ tam năm ngoái, để đi làm vì nhà nghèo. “Nếu bây giờ em còn đi học, không biết chừng em cũng là học trò của anh.
 Hèn chi hồi nãy em rất tò mò, không hiểu anh dấu cái con khô mực trong áo để làm gì…”
  Chà, tiếng xưng em nghe mới ngọt làm sao!
Xe chạy đến Long Thành thì có một trạm kiểm soát liên hợp. Một anh cảnh sát áo trắng đến bên cửa sổ xe, hỏi giấy tùy thân của anh. Anh xuất trình thẻ sinh viên và giấy hoản dịch. 

Tình cờ kẹp giữa hai thứ giấy này lại là cái thẻ ký giả, do anh đang là biên tập viên của một chuyên san nghiên cứu của một viện đại học nên được Bộ Thông tin cấp cho. 

Nếu chỉ là loại thẻ có ba vạch đỏ in thành đường xiên ở giữa, cấp phát vô số cho mấy cậu nhân dân tự vệ thì chắc anh cảnh sát trả lại rồi. 

 Đằng này, trước loại thẻ “thứ dữ”, ba vạch được in ở góc trái trên, đặc biệt hiếm hoi nên anh cảnh sát xem xét rất kỹ, từ con dấu, chữ ký, cho đến tấm ảnh dán so với mặt người thật… Hồi lâu thì anh cảnh sát nghiêm chào anh kiểu nhà binh, lịch sự trả lại giấy tờ.
 Anh gật đầu, nói “cám ơn” rồi thong thả cất vào bóp.
Nảy giờ, cô gái tròn mắt theo dõi màn trình diễn ngoài ý muốn của anh. Xe chạy rồi thì Lụa hỏi liền… Anh giải thích vắn tắt nhưng trong lòng thì rất hãnh diện vì cô nàng còn lộ vẻ ngưỡng mộ, kính trọng anh nhiều hơn nữa.


 Bờ vai hai người đã chạm vào nhau hồi nào không biết. Anh muốn cho hai bờ vai dính vào nhau luôn nhưng người ta đã ý tứ – tạm thời- tách nhẹ ra. Nhưng ai cấm được một vài sợi tóc con gái cứ bay bay, vờn nhẹ vào gò má anh?
 Anh thố lộ mình cũng là sinh viên nghèo, đã phải vất vả bươn chãi, vừa học vừa làm mấy năm qua mới đạt đước ước nguyện ra trường đi dạy.
Cô nàng lại càng cảm động hơn nữa, bờ vai hai người lại chạm vào nhau lâu hơn nữa.
Riêng đôi mắt người con gái thì cứ long lanh, đằm thắm khi nhìn anh. Thôi rồi! Smoke get in your eye…, như bài tình ca bất hủ của nhóm The Platters một thời. Khói tình vươn lên mắt em mất rồi!
Có điều gì đó ngay trong phút giây sơ ngộ đã rất tinh khôi, rất chân thực khi người con gái không hề làm bộ làm cao mà che dấu niềm quí mến của mình dành cho đối tượng.Và cũng rất hồn nhiên, dễ dàng khi cô nàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm rất thực của mình.


 Khi nghe anh nói phải vào đầu giờ làm việc buổi chiều mới có thể đến trường trung học kia, Lụa có vẻ suy nghĩ. Chuyện gì vậy kìa? 
Cuối cùng thì cô nàng lục trong túi xách lấy ra một… ổ bánh mì không, có vẻ ngại ngùng một chút nhưng rồi quả quyết nói với anh:
- Vậy là anh phải chờ qua buổi trưa, đói bụng chết!

 Thôi, anh đừng đi ăn uống gì đó tốn tiền, anh ăn đỡ ổ này đi… Rồi đi trình diện gì đó, rồi về Sàigòn cho sớm, không thì ở nhà mong…

 Trời ạ, ổ bánh mì tầm thường và rẻ mạt, chẳng có thịt thà gì nhét vào nhưng quí giá làm sao vì đã chứa đầy ắp tấm lòng của người con gái mới quen. Món quà bánh được trao tặng với tất cả chân tình, hồn nhiên, không chút màu mè khách sáo.
 Thậm chí hơi… kỳ kỳ vì cô không cần biết ổ bánh mì có xứng hợp với một tân giáo sư cử nhân, thắt cà-vạt trịnh trọng để đi nhận dạy lớp Tú tài mà cảnh sát còn phải nghiêm chào?
 Nhưng niềm kiêu hãnh về danh giá giáo sư đã không khiến anh cười thầm, chế nhạo cô gái ngớ ngẩn. Trái lại, trong lòng anh mênh mang thương cảm :
- Anh… rất cám ơn Lụa. Em sợ anh đói bụng, cho anh bánh mì, biểu anh ăn mà giống như lo cho một người thân, một ông anh trong nhà vậy. Anh hiểu mà. Em tốt quá. Nhưng như vầy, vì anh không có mang theo túi…
Cô nàng lúng túng, vội vàng ngắt lời anh:
-Ờ há, làm sao anh cầm? Để em kiếm cho anh cái bao xốp hay tờ báo…
Tới đây thì anh không thể nín cười:
- Thôi, thôi mà, mắc công em. Anh cũng không thấy đói. Sinh viên nghèo tụi anh ăn ít lắm. Lụa giữ lại ổ bánh đi, anh không nhận bánh mì của em đâu…
Cô nàng xịu mặt, có vẻ buồn:
-Anh không ăn bánh mì hả?
Có bao nhiêu đâu anh? Em chỉ sợ anh đói bụng và tốn tiền… Anh nói anh là sinh viên nghèo mà, phải tiết kiệm…
Anh cảm thấy… thương quá sức, bèn vỗ về:Cô nàng cười tươi tắn, vui vẻ trở lại, y như một cô bé mới bị người lớn làm cho thất vọng về chuyện gì đó nhưng rốt cuộc cũng được toại nguyện. Hai người tiếp tục thủ thỉ chuyện trò, anh ‘xạo sự’ đủ điều, Lụa cứ cười khúc khích, quên mất rằng hai bờ vai hình như đã được phép tha hồ dính vào nhau…
Vì Lụa phải xuống xe trước khi vào thị xã nên hai người tạm chia tay. Cô nàng đứng lên, rón rén nghiêng người bước qua mặt anh. Anh thảng thốt khi tấm thân mềm mại, rất nữ tính, vừa nhẹ nhàng lướt qua. Vừa mới rất gần gũi mà đã phải xa xôi! Khác nào một giấc mơ diễm tuyệt giữa ban ngày. 

 Tạm chia tay có nghĩa là Lụa đã mang theo niềm hân hoan và hy vọng tươi đẹp đang lớn dần trong anh…
Gặp lại ở Sàigòn, tức mới chỉ gặp nhau lần thứ hai, anh tỏ tình luôn!
Vẫn cái tính hồn nhiên, chất phác như lần đầu gặp nhau, người con gái để yên bàn tay cho anh nắm, thẹn thùng cúi mặt, chạy trốn cái nhìn say đắm của anh nhưng chúm chím cười mà hỏi nhỏ lại anh: “Anh thương em… thiệt hôn?”.


 Lại kiểu nói ngọt lịm, cực kỳ dễ thương của con gái Nam.
Vì bị bất ngờ bởi kiểu hỏi rất thật thà này nên anh muốn bật cười nhưng ngăn lại kịp. Nếu trong phim Hồng Công thì chàng trai đã tát yêu cô gái, bảo rằng: “Khờ quá, thiệt chớ sao hổng thiệt!”.
Vì hai bên đều nghèo nên trong mấy năm yêu thương nhau, anh và Lụa phải cố gắng dành dụm, chắt chiu tính chuyện tương lai. Một đám cưới đơn sơ để anh giáo đưa nàng khờ về “dinh”, tức một căn phòng nhỏ cũng hết sức đơn sơ trong nhà cha mẹ anh. 


Tại gia đình chồng vốn thuộc giới trí thức – trong nhà có tới ba nhà giáo – cô dâu tuy ít học một chút nhưng cư xử rất được.
 Kính trên nhường dưới, không mồm mép trả treo, bếp núc vén khéo, không nề hà việc chân tay nặng nhọc, dơ bẩn…
 Anh chồng càng yêu vợ hơn một khi nàng hết sức quí trọng công việc trí óc cùng mớ sách vở tủn mủn của anh. 
Bản chất phúc hậu nơi Lụa còn thể hiện ở tánh thương yêu chó mèo, chim chóc và chăm chút một ít hoa cảnh ở cái sân nhỏ xíu trước nhà.
Chỉ có cái khoản phúc hậu… mệt mề, là Lụa muốn sinh nhiều con thì anhRồi có con có cái, rồi biến cố 30/4, một thời kỳ thiếu thốn, khó khăn mọi mặt.

 Nhiều lúc anh nghĩ, đích thực là nếu rung rủi vợ anh là một cô gái khác – một nữ sinh viên yêu kiều, đài các chẳng hạn, thì chưa chắc cô ta đã có những đức tính thích hợp để giúp anh cùng gia đình vượt qua nỗi bao nhiêu gian nan, khó khăn.
Ngày nay, hai trong ba đứa con đã tốt nghiệp đại học, đã đi làm phụ giúp cha mẹ. Hơn thế, anh chị đã ngồi sui, cưới vợ cho con trai đầu lòng và sắp có cháu nội.


 Mái tóc đã điểm sương, không còn sức xốc vác gánh gồng như trước đây nữa, nhưng cô nàng Thúy Vân mộc mạc, cô nàng khờ hơi… ngớ ngẩn mà anh gặp gỡ trên chuyến xe hạnh ngộ ngày nào, vẫn là một phụ nữ hiền lành, phúc hậu, đôi khi vẫn cứ hồn nhiên lo chuyện bao đồng, ân cần giúp đỡ người khác, dù có khi lạ quắt lạ quơ.
Và không bao giờ anh quên ổ bánh mì không, trắng ruột đã ngộ nghĩnh dẫn dắt anh đến một tình yêu bình dị mà chân thực, tựu thành cuộc hôn nhân hạnh phúc dài lâu…

PHẠM NGA


Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

40 năm nhạc phẩm Love Story - Giai thoại tình ca


Cách đây 40 năm, ngày 20/3/1971, nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Love Story nhảy vọt lên hạng đầu thị trường nhạc nhẹ Hoa Kỳ, để rồi ngự trị trên đỉnh cao trong vòng 4 tuần lễ liên tục.
Ca khúc ăn khách thời bấy giờ là của danh ca Andy Williams, nhưng sau đó đã đi vòng quanh trái đất với gần 800 phiên bản, ghi âm bằng 25 thứ tiếng, kể cả tiếng Nhiều nhà phê bình cho rằng Love Story là một bản nhạc xuất sắc, xứng đáng được liệt vào hàng kiệt tác.
Theo bình chọn của Viện Phim ảnh Hoa Kỳ American Film Institute, tác phẩm này nằm trong 100 bản nhạc phim hay nhất mọi thời đại.
Nhạc phim Love Story đứng hạng thứ 9, chỉ thua các nhạc phim kinh điển như Casablanca, Cuốn theo chiều gió, West Side Story, Bác sĩ Zhivago nhưng lại vượt qua mặt My Fair Lady, Bố già, Titanic hay Đỉnh gió hú.
Bản nhạc chủ đề gắn liền với bộ phim đến nỗi ít có ai còn nhớ tựa bài hát ban đầu của nó là Where do I begin (tạm dịch là Bắt đầu từ đâu).
Khi nghe những nốt nhạc dạo đầu trỗi lên, có lẽ mọi người đều nhận ra ngay và gọi đó là bài Love Story.
Một giai điệu nhẹ nhàng lãng mạn, miên man dịu dàng, gieo vào hồn người một chút cảm giác bâng khuâng, một thời xao xuyến rung động. Những nốt nhạc trầm khiến cho tâm hồn thoáng buồn, trong lòng khoảnh khắc tơ vương.
Một trong những nhạc phim hay nhất mọi thời đại
Trong làng nhạc quốc tế, một trong những giọng ca hát trội nhất nhạc phẩm Love Story (Where do I begin) trong tiếng Anh vẫn là danh ca Shirley Bassey.
Phiên bản của Shirley rất dễ nhận ra nhờ khúc nhạc dạo đầu với bộ gõ.
Ngoài cách nhả chữ độc đáo, hát thoát theo làn hơi nhưng vẫn rõ âm trong những đoạn cao trào, Shirley Bassey còn có sở trường chuyển nhịp hất câu, mà người nghe thường tìm thấy nơi Giọng ca vàng Frank Sinatra.
Thành danh từ những năm 1962 – 1963, Shirley Bassey nhờ vào nhạc phẩm Love Story mà được đăng quang thành nữ hoàng của dòng nhạc phim vào thập niên 70.
Hầu hết các ca khúc chủ đề của loạt phim điệp viên 007 trong giai đoạn này đều do bà ghi âm. Trong đó có nhạc phẩm Diamonds are Forever, phát hành vào năm 1971, tức là hầu như cùng thời với nhạc phẩm Chuyện tình.
Từ tiểu thuyết phóng tác thành phim
Ban đầu được viết như một kịch bản phim, Love Story không được một hãng phim nào mua bản quyền, nên mới được viết lại thành truyện ngắn đăng trên báo, rồi được hoàn chỉnh thành một quyển tiểu thuyết dày 127 trang, phát hành đúng vào Ngày lễ tình yêu Valentine năm 1970.
Khi được hãng phim Paramount chuyển thể lên màn ảnh lớn, bộ phim Love Story làm thổn thức rung động hàng triệu con tim trên thế giới với câu chuyện thương tâm của đôi tình nhân trẻ, yêu nhau ở trường đại học, nhưng lại bị gia đình cấm cản ngăn cách.
Mối tình dang dở ngang trái giữa Jenny một nữ sinh nhà nghèo với Oliver, chàng trai con nhà giàu trở thành tấn bi kịch đẫm lệ, khi căn bệnh ung thư máu cướp đi sinh mạng của cô gái hiền lành.
Một lời thoại ở trong phim ("Love means never having to say you're sorry"...) trở thành một trong những câu nói bất hủ của lịch sử điện ảnh Mỹ.
Cũng như câu ghi chú ở trang bìa quyển tiểu thuyết : Nàng yêu Mozart, Bach, nhóm Beatles…và Tôi.
Có người nói đùa rằng : Nhờ phim này mà tác giả hái ra bạc triệu, các nhà sản xuất khăn mùi xoa cũng vậy.

Nhạc phẩm Love Story do được sáng tác cho bộ phim Mỹ cùng tên với Ali MacGraw và Ryan O’Neal trong vai chính và do đạo diễn Arthur Hiller thực hiện vào năm 1970, nên vẫn được xem là một ca khúc của làng nhạc Anh Mỹ. Thật ra, đây là một bản nhạc Pháp (Une histoire d’amour) do nhạc sĩ Francis Lai sáng tác.
Ông nổi tiếng trong làng nhạc phim, từng sáng tác cho 70 phim truyện, trong đó có Un homme et une femme (Một người đàn ông và một người đàn bà)Le passage de la pluie (Lữ khách đêm mưa).
Thân thế tác giả bài hát
Nổi danh cùng thời với các tác giả Pháp Maurice Jarre (Bác sĩ Zhivago, Lawrence of Arabia) và Michel Legrand (Thomas Crown – Les moulins de mon coeur), tên tuổi của ông đi vòng quanh thế giới sau khi các bài hát được chuyển lời sang nhiều thứ tiếng. Nhạc phẩm Chuyện tình đoạt cùng lúc hai giải Oscar và Quả cầu vàng dành cho ca khúc nhạc phim hay nhất năm 1971, tức cách đây vừa đúng 40 năm. Phiên bản tiếng Việt là do nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời.
Sinh năm 1932 tại miền nam nước Pháp, nhạc sĩ Francis Lai tốt nghiệp nhạc viện thành phố Nice, trước khi đến Paris để lập nghiệp.
Thời thanh niên, ông trao giồi thêm nhạc lý với nhiều bậc đàn anh, trong đó có tác giả Bernard Dimey, người đã hướng dẫn ông trong lãnh vực sáng tác nhạc phim.
Nổi tiếng trên khắp thế giới từ những năm 1960 như là một trong những gương mặt tiêu biểu của trường phái lãng mạn, Francis Lai tách ra khỏi xu hướng hiện thực của dòng nhạc Pháp những năm 1950.
Tác giả Francis Lai quan niệm rằng âm nhạc là một ngôn ngữ không biên giới, chẳng cần đến ca từ mà vẫn có thể ăn sâu vào lòng người. Hầu hết các bản nhạc (kể cả bài Love Story) do ông sáng tác đều không có lời, ca từ tiếng Pháp hay tiếng Anh chỉ được đặt sau đó.
Ảnh hưởng này phần lớn xuất phát từ việc ông rất mê nhạc jazz, thời còn trẻ ông ngưỡng mộ hai cây đại thụ là Charlie Parker và Stan Getz.
Trái với điều mà nhiều người lầm tưởng, nhạc khí sở trường của Francis Lai là phong cầm chứ không phải dương cầm hay vĩ cầm, cho dù ông dùng khá nhiều bộ đàn dây để phối khí hòa âm các sáng tác của mình. Bên cạnh đó, ông còn sáng tác rất nhiều ca khúc ăn khách trong làng nhạc nhẹ.
Một giọng hát trau chuốt mài dũa tựa như một viên đá quý.
Tính tổng cộng, có trên dưới 60 nghệ sĩ tên tuổi từng hát nhạc của ông, kể cả Edith Piaf, Dalida, Aznavour, Patricia Kaas, phía Pháp, Ella Fitzgerald, Elton John hay Carly Simon phía Anh Mỹ.
Giai thoại sáng tác, huyền thoại tình ca
Tính đến nay, Francis Lai đã soạn hơn 600 bản nhạc, hơn một nửa là nhạc phim không lời. Nhưng trong hoàn cảnh nào ông đã sáng tác giai điệu chủ đề của bộ phim Love Story ?
Thật ra, ông đã thành danh trong làng nhạc quốc tế từ năm 1966, nhờ soạn ca khúc chủ đề của bộ phim Un Homme et une Femme của đạo diễn Claude Lelouch. Phim này từng đoạt Cành cọ vàng tại Cannes và 4 giải Oscar.
Từ năm đó trở đi, ông rất bận rộn với công việc do được nhiều đạo diễn mời hợp tác.
Chính cũng vì thế mà ông đã hai lần từ chối khi hãng phim Paramount có dự án chuyển thể tiểu thuyết Love Story lên màn bạc, bởi vì vào thời điểm đó ông đang phải soạn nhạc chủ đề cho bốn phim khác nhau.
Nhà sản xuất người Mỹ Bob Evans mới gọi điện thoại cho nam tài tử Alain Delon nhờ anh thuyết phục tác giả, vì biết rằng hai người là bạn thân của nhau.
Vì nể tình bạn, nên Francis Lai lúc đó mới nhận lời, nhưng loay hoay mãi vẫn không tìm ra được một giai điệu ưng ý.
Theo lời kể của chính tác giả thì ông tìm được khúc nhạc Love Story vào lúc nửa khuya, ban đầu sáng tác trên 4 nốt nhạc căn bản, nhưng làm như vậy thì lại gần giống với cấu trúc của một giai điệu vô cùng ăn khách hai năm về trước là nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Romeo & Juliette (A Time For Us của Nino Rota).
Do vậy trong câu mở đầu của mỗi đoạn ông cho thêm một nốt nhạc, biến thành 5 trong khi các câu kế tiếp chỉ có 4, nhưng có lẽ cũng vì thế mà giai điệu trở nên lâm ly hơn.
Hàng thập niên sau, bản nhạc này vẫn không có một vết nhăn, phần lớn cũng vì giai điệu tự nó đã đứng vững, không lời mà vẫn lôi cuốn. Nhìn lại, mỗi bài hát thường có một giai thoại. Trong trường hợp của Love Story, bản tình ca này đã đi vào huyền thoại.
Cũng từ đó mà giới chuyên ngành đặt cho Shirley Bassey cho cái biệt danh Diva kim cương (Diamond diva)
Trước khi nổi tiếng là một bản tình ca ướt đẫm nước mắt, nhạc phẩm Love Story trước hết là giai điệu chủ đề của bộ phim của đạo diễn Arthur Hiller.
Bộ phim ra mắt khán giả vào cuối năm 1970 (nói cho chính xác là vào ngày 16/12/1970), dựa theo quyển tiểu thuyết vô cùng ăn khách của Erich Segal.

 Đối với ngành xuất bản, Erich Segal là nhà văn nổi tiếng nhờ một tác phẩm duy nhất, cho dù ông đã sáng tác nhiều cuốn truyện sau đó.

 Tuấn Thảo

Fim hay ,vietsub



Mùa Thu Yêu Thương 2015


Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Truyện rất ngắn


Tóc 
 
Có chuyện ngược đời thời @ các cô , các em teen  giờ không thích màu tóc nguyên thủy tóc đen ,theo   thời trang @ chỉ thích nhuộm  màu nâu ,màu đỏ , có khi chơi trội mix cả 3 màu luôn xanh ,tím ,đỏ  ( không tính giới showbiz ca sĩ , diễn viên ..)
Họ theo trào lưu gọi là không  đụng hàng  , có khi làm cái đầu xanh lè ,đỏ quạch và vô tư đi vô những chốn tôn nghiêm như nhà thờ ,chùa , đám tang ...mặc kệ bao con mắt tức giận và chê bai
Ăn mặc ,tóc tai làm đẹp cho phái nữ ,nhưng bạn cũng cần chọn lọc sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh ,ví như đi làm ,đi chơi , đi dự tiệc ... đi biển .

Và có ai  bất cần dư luận đi đám cưới , tiệc ân gia mà chọn bộ bikni  và tóc vàng khè hay không ?
Bởi vậy tóc vàng ,tóc nâu  ,tóc bach kim là sự chọn lựa của chính bạn  đúng sai cũng do bạn mà thôi 


 Cám ơn

Thỉnh thoảng  tôi   ghé qua Starbuck  mua ly cappucino extra shot ở tiệm gần nhà , tôi vẫn hay bỏ tiền dư vào cái lọ ghi :"Tip " cho nhân viên của tiệm,
Khi tôi nhận ly cappucino cùng lúc câu  cám ơn của nhân viên ấy , tôi vẫn phải noi  cám ơn  họ ( không phải  thoi' quen )
Có lẽ nhập gia tùy tục ,vô hình chung khi tôi đi bất cứ nơi nào trên khắp xứ cờ hoa này  , thậm chí tôi chẳng cần mua bán chi bên tai tôi vẫn nghe 2 cặp từ quen thuộc : Cám ơn và xin lỗi
Tôi chở ba tôi đi công việc ,lần nào xuống xe ba tôi cũng nói câu cám ơn con gái ,hay tôi ký check cho ba tôi đi đám cưới 10 lần như 1 ba tôi vẫn nói câu cám ơn , tôi có hỏi ba tôi chỉ nói đại ý rằng : bất cứ ai là cho mình chuyện nhỏ ra sao mình cũng phải nói lời ám ơn con ạ , chẳng phải là phép lịch sự  mà đây chính là cử chỉ tế nhị đã thành thói quen hàng ngày .
Bất cứ lúc nào ở đâu trong gia đình , ngoài xã hội , cụ thể trong office , nhà hàng , lớp học , sân bóng , rạp chiếu phim ... bạn sẽ nghe cả 100 ,1000 lần lời cám ơn mà không thấy nhàm tai hay bực mình chút nào
Bởi tôi có dành chút ít thời gian quan sát cả 2 người cám ơn và người nhận lời cám ơn cả hai đều vui vẻ và thoải mái ,vì vậy bạn đừng bao giờ ngại ngùng hay hà tiện lời khen , câu cám ơn đến người thân ,bạn bè và cả những người chung  quanh ta nữa bạn nhé !

04/205 
Cly 

Nghe Xuân Phú


Chỉ một chút .....



một chút nắng xuân
sưởi ấm lòng ai

một chút gió mát 
 xua tan  nỗi sầu

một chút mưa hạ
nhớ về bạn xưa

một chút bờ vai giúp ta bình an
một chút biển mặn mà đôi má

một chút vui chút buồn
chia sẻ với nhau
một chút duyên ta thành tri âm 


Cly 
2015

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Tháng 3 với mùa chim én San Capistiano


Tháng 3 khởi đầu cho mùa Xuân ,và hầu hết cư dân vùng  nắng ấm sẽ thu xếp cho con cái dịp nghỉ Spring break cùng đi camping hay du ngoan, du lịch....
Có thể lái xe đi Palm Spring , Solvang một thị trấn nhỏ bình yên mang đấm dấu ấn của phong cách Bắc âu ,rất dễ thương ,hay Catalina Island, , Balboa Island....
Nhưng đặc biệt  bạn  nhớ ghé San Capistrano church nha  ,vì hàng năm như có ước hẹn cả ngàn ngàn chú chim én trốn lạnh tìm về nơi ấm áp ,và theo truyền thuyết chúng rủ nhau tụ về San Capistrano nên như luật bất thành văn ,nhắc tới San Capistrano swallow là ai ai cũng nhớ rằng mùa đông đã chấm dứt , xuân hồng đã ngự trị khắp nơi với nắng hồng rực rỡ , thới tiết thật tuyệt vời , cảm hứng cho các văn thi sĩ và cả nhạc sĩ sáng tác nữa chứ !Thú thật trong 4 mùa ,mình chỉ thích nhất Spring +  Fall  !
April cũng là mùa Phục Sinh , Easter , con chiên ngoan đạo nhớ ăn chay 40 ngày , ăn chay cũng là một cách diet hiệu quả mà không tốn $ mua thuốc giảm cân đó bạn à .
 Chủ nhật đầu tháng 4 là mọi người catholic có quyềb nghỉ ngơi ,họp mặt gia đình làm Bbq  ngoìa trời anh chị em ,bạn bè gặp nhau trò chuyện  ,mấy nhóc cũng vậy .Bên xứ người chẳng phải dễ dàng gặp nhau hàng tuần .
  Hầu như gia đình nào cũng bận rộn việc này việc kia ,chỉ dồn vào 2 ngày cuối tuần giải quyết nên muốn họp mặt phài phone tới nhà hẹn trước , mời đám cưới ,sinh nhật , anniversary ,
 Nhắc mới nhớ lên menu cho bữa Bbq tuần tới mua sườn về ướp BBq ngoìa trời , chả giò , salad + dressing , gỏi xoài , lầu thái tom-yum ,cocktail hay chè thái ,pha maragita theo yêu cầu của ông anh rể ,hazz , thà không biết gì thì khoẻ  thân ròm ,biết chi cho nhức đầu vậy ta ?
 Nói vui vậy thôi chứ nấu ăn cho người thân yêu ,gia đình và bạn bè là niềm vui lẫn hạnh phúc , không dễ chi có được giữa thời @ này bạn nhỉ !
Vì chúng ta  chỉ cần kéo nhau ra nhà hàng hay gọi phone order rồi  đem về khỏi nấu nướng ,dọn dẹp chi cho mệt .
Nhưng thật tình không có vui ,vì anh chị em ,hay bạn không có dịp gần gũi và chia sẻ công việc ,bên này chuyện đàn ông đi chợ và rửa chén ,phụ vợ là chuyện không có chi ầm ỹ hết bạn ơi !
Gọi chính xác là nhập gia tuỳ tục .bạn đàn ông  làm đầu bếp là chuyện nhỏ , có khi mấy ông nấu ăn ngon hơn vợ nữa kìa
Bạn không tin ư , thử theo dõi các TV show coi Master Chef phiên bản quốc gia nào cũng thấy quý ông vô bếp tài ba xuất sắc có khi trội hơn quý phụ nữ đó bạn ơi !

03/2015 

Xin hãy ngủ đi


Niềm đau ơi, hãy ngủ đi!
Để tim thức trắng cũng vì tương tư
Nỗi buồn ngủ giữa lời ru
Để cơn vui lạ ngất ngư đêm này

Nhớ em... ngủ suốt chiều say
Để quên... chợt tỉnh... mơ ai cả đời
Hận thù ngủ giữa vòng nôi
Yêu thương cất giọng ru trời phôi pha

Em về ngủ giữa lòng ta
Có nghe nhịp đập thật thà không em?
Ta đi từ độ trăng lên…
Bóng ta ngã xuống ngủ bên cánh đồng

Con đò ngủ giữa dòng sông
Có nghe tiếng sóng cuộn vòng trong mơ?
Chữ tình ngủ giữa vần thơ
Sao còn thấp thỏm đợi chờ trăm năm...?!


DTD

Victoria Tố Uyên show


Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Chỉ 1 giây


1 giây không nhiều nhưng cũng không ít đâu.
-1 giây không làm được gì nhưng có thể làm được tất cả.
- Ngồi giữa những trưa mùa hè nắng nóng,1 giây đối với bạn chẳng là gì!

-Ngồi giữa phòng thi đầy áp lực,1 giây quý giá hơn vàng!
-Ở cuộc vui thâu đêm,1 giây trôi tuột vào quên lãng.
-Ở khoảnh khắc chia tay, 1 giây ghi sâu vào ký ức
-Những con người khoẻ mạnh, 1 giây chỉ thoáng qua.

-Những bệnh nhân nan y,:1 giây là sự sống.
-Trên đường đua, 1 giây quyết định kẻ thắng người thua 

 Bao tháng ngày trùi rèn, 1 giây nói lên tất cả.
-1 giây là thời gian, mà thời gian là vòng xoáy bất tận,
-1 giây của hôm nay không giống như một giây của hôm qua và không giống như 1 giây của ngày mai. 

 
-1 giây là thời gian, mà thời gian là vòng xoáy bất tận,
-1 giây của hôm nay không giống như một giây của hôm qua và không giống như 1 giây của ngày mai.
-Hãy sống để không bao giờ phải hối tiếc dù chỉ 1 giây ngắn ngủi.
-Có thể chỉ 1 giây có thể thay đổi cuộc đời người.
  Mong các bạn đừng bao giờ để lãng phí một giây
!


                                                                               St
         

40 năm nhạc phẩm Love Story - Giai thoại tình ca


Cách đây 40 năm, ngày 20/3/1971, nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Love Story nhảy vọt lên hạng đầu thị trường nhạc nhẹ Hoa Kỳ, để rồi ngự trị trên đỉnh cao trong vòng 4 tuần lễ liên tục.
Ca khúc ăn khách thời bấy giờ là của danh ca Andy Williams, nhưng sau đó đã đi vòng quanh trái đất với gần 800 phiên bản, ghi âm bằng 25 thứ tiếng, kể cả tiếng ..

Nhiều nhà phê bình cho rằng Love Story là một bản nhạc xuất sắc, xứng đáng được liệt vào hàng kiệt tác.
Theo bình chọn của Viện Phim ảnh Hoa Kỳ American Film Institute, tác phẩm này nằm trong 100 bản nhạc phim hay nhất mọi thời đại.
Nhạc phim Love Story đứng hạng thứ 9, chỉ thua các nhạc phim kinh điển như Casablanca, Cuốn theo chiều gió, West Side Story, Bác sĩ Zhivago nhưng lại vượt qua mặt My Fair Lady, Bố già, Titanic hay Đỉnh gió hú.
Bản nhạc chủ đề gắn liền với bộ phim đến nỗi ít có ai còn nhớ tựa bài hát ban đầu của nó là Where do I begin (tạm dịch là Bắt đầu từ đâu).
Khi nghe những nốt nhạc dạo đầu trỗi lên, có lẽ mọi người đều nhận ra ngay và gọi đó là bài Love Story.
Một giai điệu nhẹ nhàng lãng mạn, miên man dịu dàng, gieo vào hồn người một chút cảm giác bâng khuâng, một thời xao xuyến rung động. Những nốt nhạc trầm khiến cho tâm hồn thoáng buồn, trong lòng khoảnh khắc tơ vương.

Một trong những nhạc phim hay nhất mọi thời đại
Trong làng nhạc quốc tế, một trong những giọng ca hát trội nhất nhạc phẩm Love Story (Where do I begin) trong tiếng Anh vẫn là danh ca Shirley Bassey.
Phiên bản của Shirley rất dễ nhận ra nhờ khúc nhạc dạo đầu với bộ gõ.
Ngoài cách nhả chữ độc đáo, hát thoát theo làn hơi nhưng vẫn rõ âm trong những đoạn cao trào, Shirley Bassey còn có sở trường chuyển nhịp hất câu, mà người nghe thường tìm thấy nơi Giọng ca vàng Frank Sinatra.
Thành danh từ những năm 1962 – 1963, Shirley Bassey nhờ vào nhạc phẩm Love Story mà được đăng quang thành nữ hoàng của dòng nhạc phim vào thập niên 70.


Hầu hết các ca khúc chủ đề của loạt phim điệp viên 007 trong giai đoạn này đều do bà ghi âm. Trong đó có nhạc phẩm Diamonds are Forever, phát hành vào năm 1971, tức là hầu như cùng thời với nhạc phẩm Chuyện tình.
Một giọng hát trau chuốt mài dũa tựa như một viên đá quý.
Cũng từ đó mà giới chuyên ngành đặt cho Shirley Bassey cho cái biệt danh Diva kim cương (Diamond diva)
Trước khi nổi tiếng là một bản tình ca ướt đẫm nước mắt, nhạc phẩm Love Story trước hết là giai điệu chủ đề của bộ phim của đạo diễn Arthur Hiller.
Bộ phim ra mắt khán giả vào cuối năm 1970 (nói cho chính xác là vào ngày 16/12/1970), dựa theo quyển tiểu thuyết vô cùng ăn khách của Erich Segal.

 Đối với ngành xuất bản, Erich Segal là nhà văn nổi tiếng nhờ một tác phẩm duy nhất, cho dù ông đã sáng tác nhiều cuốn truyện sau đó.




Từ tiểu thuyết phóng tác thành phim
Ban đầu được viết như một kịch bản phim, Love Story không được một hãng phim nào mua bản quyền, nên mới được viết lại thành truyện ngắn đăng trên báo, rồi được hoàn chỉnh thành một quyển tiểu thuyết dày 127 trang, phát hành đúng vào Ngày lễ tình yêu Valentine năm 1970.
Khi được hãng phim Paramount chuyển thể lên màn ảnh lớn, bộ phim Love Story làm thổn thức rung động hàng triệu con tim trên thế giới với câu chuyện thương tâm của đôi tình nhân trẻ, yêu nhau ở trường đại học, nhưng lại bị gia đình cấm cản ngăn cách.
Mối tình dang dở ngang trái giữa Jenny một nữ sinh nhà nghèo với Oliver, chàng trai con nhà giàu trở thành tấn bi kịch đẫm lệ, khi căn bệnh ung thư máu cướp đi sinh mạng của cô gái hiền lành.
Một lời thoại ở trong phim ("Love means never having to say you're sorry"...) trở thành một trong những câu nói bất hủ của lịch sử điện ảnh Mỹ.
Cũng như câu ghi chú ở trang bìa quyển tiểu thuyết : Nàng yêu Mozart, Bach, nhóm Beatles…và Tôi.
Có người nói đùa rằng : Nhờ phim này mà tác giả hái ra bạc triệu, các nhà sản xuất khăn mùi xoa cũng vậy.
Nhạc phẩm Love Story do được sáng tác cho bộ phim Mỹ cùng tên với Ali MacGraw và Ryan O’Neal trong vai chính và do đạo diễn Arthur Hiller thực hiện vào năm 1970, nên vẫn được xem là một ca khúc của làng nhạc Anh Mỹ.

 Thật ra, đây là một bản nhạc Pháp (Une histoire d’amour) do nhạc sĩ Francis Lai sáng tác.
Ông nổi tiếng trong làng nhạc phim, từng sáng tác cho 70 phim truyện, trong đó có Un homme et une femme (Một người đàn ông và một người đàn bà)Le passage de la pluie (Lữ khách đêm mưa).

 Thân thế tác giả bài hát
Nổi danh cùng thời với các tác giả Pháp Maurice Jarre (Bác sĩ Zhivago, Lawrence of Arabia) và Michel Legrand (Thomas Crown – Les moulins de mon coeur), tên tuổi của ông đi vòng quanh thế giới sau khi các bài hát được chuyển lời sang nhiều thứ tiếng.
 Nhạc phẩm Chuyện tình đoạt cùng lúc hai giải Oscar và Quả cầu vàng dành cho ca khúc nhạc phim hay nhất năm 1971, tức cách đây vừa đúng 40 năm. 
Phiên bản tiếng Việt là do nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời.
Sinh năm 1932 tại miền nam nước Pháp, nhạc sĩ Francis Lai tốt nghiệp nhạc viện thành phố Nice, trước khi đến Paris để lập nghiệp.

 Thời thanh niên, ông trao giồi thêm nhạc lý với nhiều bậc đàn anh, trong đó có tác giả Bernard Dimey, người đã hướng dẫn ông trong lãnh vực sáng tác nhạc phim.
Nổi tiếng trên khắp thế giới từ những năm 1960 như là một trong những gương mặt tiêu biểu của trường phái lãng mạn, Francis Lai tách ra khỏi xu hướng hiện thực của dòng nhạc Pháp những năm 1950.
Tác giả Francis Lai quan niệm rằng âm nhạc là một ngôn ngữ không biên giới, chẳng cần đến ca từ mà vẫn có thể ăn sâu vào lòng người.

 Hầu hết các bản nhạc (kể cả bài Love Story) do ông sáng tác đều không có lời, ca từ tiếng Pháp hay tiếng Anh chỉ được đặt sau đó.
Ảnh hưởng này phần lớn xuất phát từ việc ông rất mê nhạc jazz, thời còn trẻ ông ngưỡng mộ hai cây đại thụ là Charlie Parker và Stan Getz.
Trái với điều mà nhiều người lầm tưởng, nhạc khí sở trường của Francis Lai là phong cầm chứ không phải dương cầm hay vĩ cầm, cho dù ông dùng khá nhiều bộ đàn dây để phối khí hòa âm các sáng tác của mình. Bên cạnh đó, ông còn sáng tác rất nhiều ca khúc ăn khách trong làng nhạc nhẹ. 



 Tính tổng cộng, có trên dưới 60 nghệ sĩ tên tuổi từng hát nhạc của ông, kể cả Edith Piaf, Dalida, Aznavour, Patricia Kaas, phía Pháp, Ella Fitzgerald, Elton John hay Carly Simon phía Anh Mỹ.
Giai thoại sáng tác, huyền thoại tình ca
Tính đến nay, Francis Lai đã soạn hơn 600 bản nhạc, hơn một nửa là nhạc phim không lời. Nhưng trong hoàn cảnh nào ông đã sáng tác giai điệu chủ đề của bộ phim Love Story ?
Thật ra, ông đã thành danh trong làng nhạc quốc tế từ năm 1966, nhờ soạn ca khúc chủ đề của bộ phim Un Homme et une Femme của đạo diễn Claude Lelouch.

 Phim này từng đoạt Cành cọ vàng tại Cannes và 4 giải Oscar.
Từ năm đó trở đi, ông rất bận rộn với công việc do được nhiều đạo diễn mời hợp tác.

Chính cũng vì thế mà ông đã hai lần từ chối khi hãng phim Paramount có dự án chuyển thể tiểu thuyết Love Story lên màn bạc, bởi vì vào thời điểm đó ông đang phải soạn nhạc chủ đề cho bốn phim khác nhau.
Nhà sản xuất người Mỹ Bob Evans mới gọi điện thoại cho nam tài tử Alain Delon nhờ anh thuyết phục tác giả, vì biết rằng hai người là bạn thân của nhau.
Vì nể tình bạn, nên Francis Lai lúc đó mới nhận lời, nhưng loay hoay mãi vẫn không tìm ra được một giai điệu ưng ý.
Theo lời kể của chính tác giả thì ông tìm được khúc nhạc Love Story vào lúc nửa khuya, ban đầu sáng tác trên 4 nốt nhạc căn bản, nhưng làm như vậy thì lại gần giống với cấu trúc của một giai điệu vô cùng ăn khách hai năm về trước là nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Romeo & Juliette (A Time For Us của Nino Rota). 

Do vậy trong câu mở đầu của mỗi đoạn ông cho thêm một nốt nhạc, biến thành 5 trong khi các câu kế tiếp chỉ có 4, nhưng có lẽ cũng vì thế mà giai điệu trở nên lâm ly hơn.
Hàng thập niên sau, bản nhạc này vẫn không có một vết nhăn, phần lớn cũng vì giai điệu tự nó đã đứng vững, không lời mà vẫn lôi cuốn.

 Nhìn lại, mỗi bài hát thường có một giai thoại.
 Trong trường hợp của Love Story, bản tình ca này đã đi vào huyền thoại.

Tuấn Thảo

24 Status dzui dzui


1. Mẹ  :" không được “dại trai”, chị  noi' phải giả vờ “dại trai”, người yêu  bảo đừng nghe lời ai hết!
2. Nếu bạn đọc được dòng status này, điều đó có nghĩa bạn biết chữ.
3. Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản.
4. Nếu ai không biết chữ thì hãy viết đơn xin trợ giúp xóa mù chữ ngay.
5. Ai đừng một dạ hai lòng. Đừng chê chân ngắn đừng khen chân dài.

 Chân dài là của đại gia. Đùi to chân ngắn mới là vợ anh.
6. Quyết tâm làm lại từ đầu nhưng không biết từ đầu là từ đâu?


7. Sống trong đời sống cần có một tấm... bằng đại học.
8. Xưa “Hảo hán làm, hảo hán chịu”.
Nay “Hảo hán làm, hảo hán chuồn”.
9. Nếu muốn trả thù một ai đó hãy gửi cho hắn một người đàn bà đẹp. 

 Nhưng nếu ai đó cho bạn một người đàn bà xấu cũng không chắc là hắn yêu quí bạn.
10. Trẻ em thật là đáng yêu, nhưng quá trình tạo ra chúng mới là đáng kể.
11. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. 

Shop nào có hàng mới, ở đó có đàn bà sành điệu.

12. Đồng tiền không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ chạy từ túi người này sang túi người khác.
13. Liệt nữ không lấy hai chồng, trung thần không thờ hai chúa, quân tử không dùng hàng dỏm made in china !
14. Nam vô tửu như kỳ vô phong, kỳ vô phong sao vô phòng vẫn phất?
15. Đại trượng phu sống phải giữ lấy tam luân:
- Thứ nhất không được để cho vợ giận, thứ hai không được để cho con khinh, thứ ba không được để cho gia đình hắt hủi.


16. Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm “bia mực” vẫn còn... thơm thơm!
17. Kinh nghiệm cho các cặp vợ chồng:
- Bệnh nào thuốc nấy, con quấy không được..để đèn!
18. Nói đến đàn ông là nói đến sức mạnh cơ bắp, nói đến đàn bà là nói đến sức mạnh cơ thể.
Cơ thể mạnh hơn cơ bắp, đàn bà mạnh hơn đàn ông.
19. Có những phút làm nên lịch sử, có những người sinh ra do một phút... sai lầm!
20. Những cái hôn vụng trộm bao giờ cũng ngọt ngào nhất và bao giờ cũng tiềm ẩn những... cái tát nảy đom đóm mắt nhất!


21. Nếu không có mặt trời, phụ nữ, và rượu, có lẽ kho tàng thơ văn của nhân loại chắc chỉ đủ ghi lên một đĩa CD 650Mb.
22. Bất vụ lợi trong tình bạn, không lạm dụng tình cảm nhân viên, không la lối với vợ con, không dung tha những thằng lừa gạt, không lạnh nhạt với những cô thích mình...
23. Người quân tử không nói hai lời, vậy đã trót nói hai lời thì nói luôn lời thứ ba nữa để vẫn giữ được đạo của người quân tử!
24. Không phải tất cả phụ nữ đều đẹp, và không phải người đẹp nào cũng là phụ nữ( qua Thailand )


St 

Giá như ..-Tình Cũ Khó Phai

 
 Giá như ....

Giá như ta không quen
Giá như em lạnh lùng
Tình yêu thoáng qua
Chẳng hy vọng
Chẳng vương vấn

Ừ vậy đi anh nhé
Chia tay nhe nhàng
Gặp nhau cứ tình vờ
Trách mình ngu ngơ

Thời gian trôi ..
Bóng anh mịt mờ
Ta gọi nhau cố nhân
Lòng bình yên ...
.
 
Ptsg
 
 Tình Cũ Khó Phai

Em không phải hồng kiêu sa
Chỉ là hoa tím ngày xưa
 anh  nhớ chăng ?
Vẫn chờ anh nơi góc phố quen
Dẫu tình ta qua bao nắng mưa
  nỗi nhớ dài thăm thẳm
Em vẫn mãi chờ đợi
 tình đầu chẳng  phai
Cố nhân ơi!
Phương trời ấy
Có nhớ tình xưa ?

PtSg
 
 
 

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Bài Thấm Mệt Đầu Tiên


tình mới lớn, phải không em, rất thích ?
cách tập tành nào cũng thật dễ thương
thuở đầu đời chú bé soi gương
và mê mải, dĩ nhiên, làm lạ!

tình mới lớn, phải không em, rất lạ ?
cách tập tành nào cũng ngượng như nhau
thuở đầu đời chú bé ôm phao
và nhút nhát, dĩ nhiên, ngộp nước!

tôi có cánh buồm tấp về ký ức
em có chỗ ngồi quên lãng như mây ...

dù cát bụi nhiều phen dấy loạn
cũng yên nằm mang phân bón cho cây
nên bao giờ tôi cũng phải thương tôi
(những ích kỷ nẩy sinh sau lần thảm bại!)

tuổi mười lăm giữa con trai, con gái
đã rõ ràng ai khờ khạo hơn ai
nên bao giờ tôi cũng phải thương tôi
(những ích kỷ nẩy sinh sau lần nhục nhã!)

em có một đời rong xanh mơ đá
tôi có ngàn năm say khướt hận thù!

tình mới lớn, phải không em, rất mỏng ?
cách tập tành nào cũng dễ hư hao
thuở đầu đời cầm đũa thấp cao
và nâng chén, dĩ nhiên, đổ vỡ

khi mòn mỏi nghe đời mình trắc trở
hơn lúc nào, tôi quá đỗi thương tôi!


1970
Nguyễn Tất Nhiên


Tuấn Anh : niềm đam mê ca hát


Qua tới Mỹ, anh nhất quyết đi theo con đường đã chọn là ca nhạc, và chỉ gần hai năm sau đã chính thức trình diễn trước khán giả hải ngoại tại night club Maxim's ở Houston (Texas).
Sự đưa đẩy người ca sĩ có tên thật là Nguyễn Tuấn Anh đến với ca nhạc theo anh nói là ‘rất tự nhiên và tình cờ’.
Cái dịp tình cờ đó đã diễn ra trong lần đầu tiên tại Maxim's đề cập tới ở trên.
Vợ chồng chủ nhân vũ trường đã để ý đến tiếng hát của anh qua những nhạc phẩm: Hello, Beat It, Billy Jean và Kiếp Đam Mê để sau đó mời anh cộng tác.
Vào năm 81, Tuấn Anh đã cho đời tape nhạc đầu tiên của mình dưới tựa đề ‘Kiếp Đam Mê’…”
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lý do sâu xa, mạnh mẽ nhất, đưa ca sĩ Tuấn Anh ra giữa ánh sáng tiền trường sân khấu, lại chính là cách ăn mặc và trình diễn sống động của họ Nguyễn.
Thời điểm này cũng là thời điểm ca sĩ Boy George nổi đình đám trên các sân khấu của xứ Sương Mù - trong cung cách một người nữ -
Từ y phục, trang sức, tới phấn son chỉ dành cho phụ nữ.
Ở những xuất hiện thứ nhất trước công chúng trong cung cách người nữ, tuy Tuấn Anh được giới trẻ chào đón nồng nhiệt thì cũng có không ít thành phần khán giả lớn tuổi, cho thấy sự dị ứng của họ.
Với giọng hát trời cho, khả năng nói năng duyên dáng, sống động không ngừng trên sân khấu, dần dần Tuấn Anh cũng chinh phục được những người khó tính…
Rất mau chóng, họ Nguyễn được chấp nhận như một Boy George Việt tại Hoa Kỳ.
Về phong cách lập dị của Tuấn Anh trong những buổi trình diễn, tác giả bài “Tuấn Anh” nêu trên, viết tiếp:

“Với những sắc thái đặc biệt, Tuấn Anh đã được mời đi trình diễn hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Với quan niệm luôn tôn trọng khán giả nên anh đã sắp đặt rất cẩn thận những lần trình diễn trên sân khấu, từ cách chọn lựa bài bản đến cách ăn mặc, từ điệu bộ cho đến ngôn ngữ khiến người nghe luôn hòa mình vào với những âm điệu khi nhẹ nhàng, khi sôi động trong phần trình diễn của anh.
Đối với Tuấn Anh, anh luôn tạo những nét mới lạ trong những nhạc phẩm trình bày, dù cho đó là một bài hát cũ đã được nhiều người trình bày trước đó với mục đích tạo nên một sắc thái mới mẻ.
Ngoài ra Tuấn Anh cho biết anh nghiên cứu rất kỹ những nhạc phẩm trình diễn trước khán giả cũng như được thu vào băng nhạc hay CD. Sở dĩ Tuấn Anh tạo được thành công một phần nhờ thời gian theo học hai năm ở Houston và Long Beach về ‘vocal’, ‘acting’ và ‘performance’ và sau khi tốt nghiệp đã áp dụng vào đầu óc nhiều sáng kiến của mình.

“Có thời kỳ Tuấn Anh trình bày những nhạc phẩm Việt Nam theo thể điệu Rap tạo nhiều thích thú cho người nghe, Tuấn Anh cho biết chính anh đã có sáng kiến đó cũng như là người đầu tiên chuyển nhạc Trung Hoa qua tiếng Việt, đặc biệt trong số có nhạc phẩm Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải rất nổi tiếng trong những năm đầu thập niên 60…”
Trả lời câu hỏi, khán giả ái mộ Tuấn Anh đã nhìn Tuấn Anh như một nam hay một nữ ca sĩ(?) họ Nguyễn đáp:
“… ‘Một nam ca sĩ trong một phong cách nhẹ nhàng thanh thoát. Rất riêng, rất đặc biệt’, vừa nói anh vừa xòe năm ngón tay chải chuốt dẻo mềm, miệng cười túm tím, mắt đưa đẩy tình tứ, đầy nét duyên của một người nữ.
“Nhưng anh lại nói tiếp rằng ‘tuy vậy vẫn không đánh mất cái đàn ông của mình’, anh chỉ vào hàm râu đen chạy đều đặn trên cặp môi có kẻ son nhạt.
“Tuấn Anh nói rằng âm nhạc Việt Nam phải có một phong cách mới, và là điều anh cố gắng thực hiện hoài bão đó từ khi đến với khán giả khắp năm châu…”
Tuy nhiên, để có và duy trì được sự thành công của mình tới hôm nay, con đường Tuấn Anh đi, không hề suôn sẻ.
Trên lộ trình chinh phục khán giả đằng đẵng mấy chục năm liên tiếp, đôi lúc họ Nguyễn cũng chảy nước mắt:
“…‘Rất nhiều nước mắt đắng cay, rất nhiều những con sâu trong làng văn nghệ’ anh thổ lộ.
“Anh không muốn nêu đích danh tên của những ‘con sâu’ nhưng theo lời anh kể có những người liên quan đến ngành nghề chỉ hành động theo bản năng mà anh gọi là ‘kém nhân tính và phi nghệ thuật’.
“Nhiều người hiền hòa đã không nói ra hay không dám nói và đó là cơ hội để những con sâu tiếp tục lợi dụng công sức của họ. Và nơi nào cũng có...”
Tuy nhiên, không vì thế mà Tuấn Anh từ bỏ đam mê của mình. Họ Nguyễn nhấn mạnh:
“ ‘Được sống và vẫy vùng trong biển nghệ thuật một cách tự do tuyệt đối và sẵn sàng đương đầu với mọi nghịch cảnh’, là điều anh mong ước nếu có phải làm lại từ đầu, nhưng anh cũng tự nhận là ‘một lãng tử, một lữ hành cô độc trong vòm trời nghệ thuật’.
“Anh cho biết sử dụng nước hoa hiệu Guerlain For Men và có vừa đủ các kiểu nhẫn, dây chuyền, kiếng mát, bông tai cùng nhiều thứ nữa để thích hợp với những bộ y phục trình diễn và cũng để ‘bày tỏ lòng thương yêu với khán giả’.
“Những tốn kém về phục sức của Tuấn Anh chỉ nhằm mục đích duy nhứt là biểu lộ sự tôn trọng khán giả, lúc nào cũng gọn gàng đẹp đẽ trước con mắt của người xem,’ anh nói”.

Giữa thập niên 1980s, trong một bài viết về tiếng hát Tuấn Anh, tôi nhớ, đã ghi xuống, đại ý:
Cơn lốc quyến rũ mang tên Tuấn Anh, không chỉ vì âm vực rộng của họ Nguyễn với những nốt nhạc lên cao không gắt hay, tính thì thầm, dỗ dành, phủ dụ khi giai điệu một ca khúc xuống thấp… Mà, nó còn nằm nơi ý thức của tiếng hát này qua những chữ ý nghĩa nhiều mặt của tiếng Việt nữa.
Ý thức đó, có được, theo tôi khởi từ trình độ, sự hiểu biết của một cá nhân có bề dầy kiến thức.
Nhắm mắt lại, để tiếp nhận thuần túy tiếng hát qua nghệ thuật phát âm của Tuấn Anh, người nghe sẽ dễ dàng nhận ra “tâm bão” của tiếng hát này là những rung cảm sâu, lắng, đi ra từ một trái tim hòa được nhịp đập với những bấp bênh, gập ghềnh thực tế, phũ phàng đời thường…

Cụ thể là ca khúc được coi là gắn liền với tên tuổi Tuấn Anh, tới hôm nay, “Kiếp đam mê” của Duy Quang
“Tôi xin người cứ gian dối
Cho tôi tưởng người cũng yêu tôi
Cho tôi còn được thấy đời vui
Khi cơn mưa mùa đông đang đến
Xin giã từ ngày tháng rong chơi

“Đôi tay này vẫn chờ mong
Con tim này dù lắm long đong
Tôi yêu người bằng nỗi nghiệt oan

Không than van và không trách oán
Cho tôi trọn một kiếp đam mê
“Ôi tôi ước mơ anh bỏ cuộc vui
Trở về căn phòng này đơn côi

Môi anh ru nỗi đau tuyệt vời
Khi màn đêm phủ lứa đôi
Là thời gian cũng như ngừng trôi
Thương yêu này người hãy nhận lấy
ôm tôi đi môi hôn tràn đầy
Trong tay người hồn sẽ mù say bao khốn khó vụt bay

“Tôi không cần và nghi ngại khi
Ai chê bai thân tôi khờ dại
Tôi yêu người hồn chẳng tình trong

Tôi vẫn cứ đợi mong

“Tôi xin người cứ gian dối
Cho tôi tưởng người cũng yêu tôi
Cho tôi còn được thấy đời vui
Khi cơn mưa mùa đông đang đến
Tôi xin người cứ gian dối
Nhưng xin người đừng lìa xa tôi”.

Ca khúc “Kiếp đam mê” của Duy Quang không chỉ có Tuấn Anh thể hiện mà, rất nhiều ca sĩ nam cũng như nữ đã tìm tới, ở quá khứ cũng như hiện tại.
Tuy nhiên, với tiếng hát Tuấn Anh, những chữ có một hay nhiều hơn một âm trắc, như các cụm từ “nỗi nghiệt oan”, “hãy nhận lấy”, “bao khốn khó vụt bay”…chúng không còn là những con chữ xơ cứng, như những kêu rêu thê thiết thiếu hồn vía nữa, mà, tiếng hát Tuấn Anh đã thắp sáng được những gì các cụm từ ấy chất chứa trong “thân thể” chúng.

Phải chăng vì thế, khi Boy George của Anh quốc đã biến mất từ nhiều chục năm qua, như ngọn lửa chỉ có một thời rực rỡ ngắn
- Thì Tuấn Anh vẫn còn hiện diện với “Kiếp đam mê” của mình?

                                                        Du Tử Lê 


Nhớ hoặc Quên


Bác sĩ hãy giúp tôi! Tôi van xin bác sĩ…”
Vị bác sĩ của chúng ta luôn phải đối mặt những ca bệnh khó khăn. Lần này cũng không ngoại lệ.
“Anh ta là mối tình đầu của tôi. Chỉ vì anh ta mà tôi không thể yêu thêm ai được nữa…”
Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt kiều diễm của thiếu nữ khiến bác sĩ không thể cầm lòng được.
“Thôi thôi, đủ rồi. Tôi sẽ giúp cô, bằng mọi khả năng cho phép”.
Và thiếu nữ bắt đầu nói về bệnh trạng của mình.
Bác sĩ lắng nghe, cố gắng ghi chép lại một cách đầy đủ nhất, không sót một điều gì.
Từ nhỏ, thiếu nữ đã có một trí nhớ phi thường khiến ai cũng phải kinh ngạc. Mọi cuốn sách, cô chỉ cần đọc sơ một lần là thuộc làu.
 Chẳng có khó khăn gì với những môn học bài hàng trăm trang suốt những tháng năm cô đến trường. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, dần dà, cô phát hiện ra: Bất cứ sự kiện nào trong đời, chỉ cần được gợi lại, tức thì khi nhắm mắt, trong đầu từng chi tiết không gian thời gian đều bừng lên hiện rõ, không sai một ly.
Bác sĩ tạm dừng bút. Đáp lại ánh mắt tỏ vẻ hoài nghi của ông, thiếu nữ khẽ khàng: “Bác sĩ có thể kiểm tra…”
. “Được…”. Ông đưa một dãy số dài thườn thượt ngập cả trang giấy cho thiếu nữ: “Cô có 3 giây để nhớ”. “Không cần đâu…”
– Mắt cô lướt qua tờ giấy rất nhanh. Và cô đặt bút viết thật chậm rãi nhưng hoàn toàn chắc chắn những con số vô nghĩa dễ làm đầu óc người ta loạn lên lẫn lộn – kể cả với bác sĩ. “Xong rồi!”.
Sau một hồi dò dẫm cẩn thận, bác sĩ gật đầu:
“Chính xác hoàn toàn. Thật khó tin! Cô có một khả năng tuyệt vời…”. “Không! Tôi… không… muốn…!”
– Thiếu nữ bật ra từng chữ như thể chuẩn bị lại òa khóc đến nơi.
“Bác sĩ! Hãy cứu tôi! Hãy giúp tôi với!”
Người đàn ông trung niên thốt lên đầy khẩn khoản. “Ông cứ bình tĩnh…”. “Không! Không còn thời gian nữa.

 Bác sĩ phải chữa dứt bệnh cho tôi, nếu không sẽ không kịp!”
Những nếp nhăn đội lên trên trán cùng nhớp nháp mồ hôi túa ra, ông vò đầu bứt tai ôm mặt chứng tỏ một nỗi bất an đeo đuổi không cách gì dập tắt được. 

Bác sĩ vội vã trấn an ông ta rồi với lấy giấy bút nhanh tay ghi chép lại, cố gắng ngăn những gì - đã - đang - và sẽ - gọi là ký ức kia trôi tuột không tăm tích vào một miền hư vô hun hút thăm thẳm nào đó.
Khi cơn giông trong lòng dần tạm lắng xuống, ông ta bắt đầu kể.
Người đàn ông này vốn là một kẻ đào hoa, ngay từ thời niên thiếu.
Viết đến đây, bác sĩ mới để mắt hơn vào ngoại hình của ông ta. Quả thật, gương mặt và cơ thể nam tính kia thật sự toát ra một sức hút đáng kể với phái nữ.

“Cuộc đời tôi trải qua vô số cuộc tình với rất nhiều phụ nữ.
 Đủ mọi dạng, mọi kiểu người. Thưa bác sĩ, tôi tin mình đã yêu hết thảy thể loại phụ nữ trên đời…” . “Ông quả là một người may mắn!”.
“Đúng! Trong tình yêu tôi thật sự là một người may mắn, thưa bác sĩ. Tôi vô cùng cảm ơn ông trời đã cho tôi những người đàn bà. Tôi yêu họ. Yêu rất nhiều. Yêu tất cả. Không sót một ai”.
Trong giây phút, ông ta chợt rùng mình. Nỗi bất an trở lại trên gương mặt đẹp trai.
“Bác sĩ… Tôi không biết tôi mắc căn bệnh này từ khi nào… Nhưng tôi đang quên, quên dần, lần lượt từng người từng người một, từng cuộc tình đi qua đời tôi…”
Sự quên lãng… Bác sĩ tạm dừng bút, nghĩ ngợi. Trong đời người, dù ít dù nhiều, người ta sẽ phải quên. Đó là cách bộ não chúng ta giải phóng những rườm rà không cần thiết, nhường chỗ cho những miền ký ức quan trọng – nơi mà với một số người: không được phép quên.
“Tại sao ông không muốn quên họ đi khi hoàn toàn có thể? Một bệnh nhân khác của tôi chỉ mong quên duy nhất một người mà không sao làm được…”
“Vì tôi yêu họ. Dù trong mắt người khác tôi chỉ là một tên Sở Khanh, một kẻ lăng nhăng, nhưng tôi yêu họ, rất thật lòng… Dù thời gian trôi, tôi đành chịu đánh mất họ trong hiện thực này. Nhưng tâm trí tôi, linh hồn tôi thì không! Bác sĩ…”
Thật là một người đàn ông kỳ lạ. Chung thủy với tất cả tình nhân của mình? Bác sĩ trầm ngâm. Nghịch lý… Phi lo-gic... Bất bình thường… Những khó chịu thoáng chốc nổi lên trong lòng…
Nhưng rồi khẽ thở dài, lại một lần nữa bác sĩ phải tự nhủ lòng mình rằng - sau khi tận mắt chứng kiến rất nhiều - trên đời còn lắm bí ẩn, chuyện lạ vượt khỏi lằn ranh của khoa học hay những định kiến thông thường.
“Được rồi. Tôi sẽ tìm mọi cách…”
* * *
Khuôn mặt xinh đẹp của thiếu nữ đột nhiên biến sắc khi vừa trông thấy ông ta.
“Chào cô! Rất vui được làm quen. Tôi vừa mới chuyển đến, ở ngay phòng bên cạnh. Chắc cô cũng là bệnh nhân của bác sĩ. Nếu không phiền, xin cho phép tôi được biết tên…”
“Anh… anh…”
“Kìa cô, có chuyện gì vậy? Tôi không muốn nhìn thấy nước mắt đâu, nhất là trên…”
Chưa kịp dứt lời ca tụng, ông ta đã choáng váng với cái tát như trời giáng của cô gái. Cơn thắc mắc chưa kịp trào tới thì ánh mắt hoen nước căm hờn kia đã chọc thẳng vào người đàn ông khiến gã bàng hoàng chỉ biết chết lặng đi.
“Anh làm gì ở đây? Anh làm khổ tôi vẫn còn chưa đủ hay sao!”
Đất trời chung quanh như chao đảo quay cuồng.
Cô ta đang nói gì vậy?
Cô ta lầm mình với ai chăng?
Trời ơi… Lẽ nào… Không phải như vậy chứ. Làm ơn, đừng nói là…
Đừng ai bảo rằng những điều mình đang suy nghĩ tới… là sự thật… Ôi, không! Không thể nào!
Khi định thần lại, ông ta thấy mình đang ngồi yên vị trước mặt bác sĩ và cô gái kia.
“Ông luôn lo lắng và dễ xúc động như thế, khi cố nhớ ra những chuyện của quá khứ?
Thật khó khăn cho ông…”
– Bác sĩ lắc đầu bày tỏ sự thông cảm.
“Giúp tôi với! Giúp tôi với!” Vẫn cử chỉ vò đầu bứt tai hoảng sợ đó.
“Thật sự ông ấy đã quên cô rồi, tất cả mọi điều…”
– Giọng bác sĩ chùng xuống khi quay về phía cô gái.
“Tại sao? Tại sao? Sao hắn có thể quên dễ dàng như vậy, còn tôi thì không!
Tại sao vậy? Bác sĩ ơi!”
– Thiếu nữ ôm mặt nức nở.
Trời ơi… Nói vậy là… Thôi đúng rồi. Cô ấy là một trong những nhân tình trước đây của mình… Nhưng mình không nhớ… Không nhớ được… Không thể nhớ… Như chưa từng gặp… Như hai kẻ hoàn toàn xa lạ…
Ôi tình yêu nhỏ bé… Ôi kỷ niệm ngọt ngào… Tại sao? Tại sao lại là mình?
“Cả hai hãy bình tĩnh! Còn có tôi đang đứng giữa hai người đây. Một người muốn quên và một kẻ muốn nhớ. Quên những điều người kia rất mong được nhớ và nhớ những gì người còn lại chỉ muốn vứt đi. 
Rất khó khăn cho tôi để tìm được phương thuốc. Nguyên liệu điều chế ra chúng cũng rất hiếm. Chính vì vậy tôi muốn hai người đối diện với nhau một lần, bày tỏ tất cả trước khi quyết định chạy chữa đến cùng!”
“Em muốn quên tôi? Vì sao vậy?” - Kẻ đào hoa kinh ngạc.
“Vì sao ư? Ai đã ruồng bỏ tôi trong lúc tôi tưởng mình là người hạnh phúc nhất? Nếu tôi quên dễ dàng như anh thì tôi cũng không cần thiết phải ở đây, cậy nhờ bác sĩ làm gì! Hễ cứ nhắm mắt là tôi nhìn thấy anh. Tôi chỉ ước chưa bao giờ gặp anh, yêu anh… để tôi có thể yêu một người nào đó xứng đáng hơn…”

“Anh xin lỗi em. Anh là kẻ tồi tệ nhất thế gian này. Bác sĩ, hãy giúp cô ấy quên tôi đi. Còn tôi, tôi sẽ cất giữ bóng hình cô ấy trong đáy tim cho đến cuối đời mình, ngay khi có thể nhớ lại. Chỉ cần như vậy thôi…”
 - Dứt câu, ông ta gục mặt xuống đất.

Bác sĩ có thể làm được những điều không tưởng. Nhưng điều không tưởng cũng chỉ đến một giới hạn nào đó… Với nguyên liệu hiếm quý ít ỏi, bác sĩ không thể làm được gì nhiều hơn.
Đã đến lúc rồi. Họ sẽ mừng lắm đây. Bác sĩ cầm trên tay hai viên thuốc, hoan hỉ bước đến căn phòng nơi hẹn hai bệnh nhân của mình.
Tay trái là viên thuốc Quên. Chỉ có một viên trên đời.
Tay phải là viên thuốc Nhớ. Cũng duy nhất.
Hai viên thuốc hình dạng, màu sắc hoàn toàn giống nhau. Chính vì vậy phải hết sức cẩn thận… - bác sĩ dặn lòng nhưng vẫn không ngăn được cơn vui.
Gần đến nơi rồi. Cánh cửa đã mở ra. “Xin…chào…”. “Chào bác sĩ!”.
“Chào bác sĩ…”. “Méo! Meo!”
Thứ gì đó đột nhiên vụt qua chân vị lương y của chúng ta. Trong một thoáng chao đảo mất thăng bằng, bác sĩ nhận ra mình đã làm rơi hai viên thuốc quý xuống nền đất lạnh. “Trời ơi!”. “Nó là gì vậy?”
Bác sĩ quay người lại, phía cái bóng đã lỉnh ra rất xa.
“Là con mèo nhí của tôi… Ôi thôi rồi, tôi không còn nhận ra được nữa, biết làm sao đây…”
Bác sĩ nhanh chóng nhặt lên hai viên thuốc thần kỳ. Đúng như lời bác sĩ, hai viên thuốc nằm gọn trong lòng bàn tay ông như in như hệt.
“Viên nào là Quên? Viên nào là Nhớ?”
“Tôi nghĩ là viên này. Đích thị là viên này, thuốc Nhớ của tôi!” – Người đàn ông reo lên.
“Vậy thì viên còn lại là Quên…
Đúng rồi, là viên này… Mà… cũng có thể là viên kia…”
– Thiếu nữ rụt rè hơn.
Lẽ nào đây là định mệnh. Tới lượt đất trời chung quanh bác sĩ quay cuồng.
“Anh chị hãy chọn lựa thật kỹ. Chỉ được chọn một. Chỉ có một là liều thuốc anh chị cần
. Trong trường hợp xấu nhất, người cần quên lại phải nhớ suốt đời. Và người muốn nhớ sẽ phải quên suốt đời…
Tôi xin lỗi, tôi đã quá bất cẩn, và lẩn thẩn nữa.
Đáng lý tôi phải làm hai viên thuốc có bề ngoài dễ dàng phân biệt được, nhưng giờ thì muộn rồi…”
“Tôi chọn viên này!”
“Tôi chọn viên này…”

Chuông đồng hồ reo vang. Bác sĩ bừng tỉnh. Khắp người nhễ nhại mồ hôi. Mắt mở to nhìn lên trần nhà. Những nếp nhăn nhanh chóng độn lên trên trán, kéo dài. Hình như bác sĩ vừa quên chuyện gì đó. Hoặc có thể còn mang máng nhớ sự việc nào đó. Chỉ vừa mới xảy ra đây thôi, vừa đây thôi…
Thật không?
Hay là mơ?
Người ta bảo chẳng ai nhớ được toàn vẹn những giấc mơ của mình.
Nhưng chắc gì… đó là mơ?

LuuQuangMinh