Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Phố Về Đêm


Phố ngủ rồi
Những cột đèn đã tắt
Trong bóng đêm dẫu nhìn sâu vào mắt
Ta cũng chẳng thể nào nhìn thấy nhau đâu

Phố ngủ rồi
Những con đường đã vắng
Tôi một mình thao thức giữa mùa trăng…

Chẳng có gió, có mưa
Chẳng có lửa hồng bừng lên trong đêm tối
Chỉ tôi một mình
Với phố lạnh
Mù sương

Phố vẫn ngả mình ôm trọn những yêu thương
Phố vẫn nhường chân cho người đi tới
Phía cuối chân trời tôi còn ai đứng đợi
Hay suốt cuộc đời lạc lõng giữa phố đêm? 


Hoàng Yến Anh

Tình yêu là gì?



Phải chăng là cảm giác trọn vẹn, hạnh phúc khi ở bên nhau? Có nhiều định nghĩa dành cho tình yêu. Định nghĩa nào cũng đúng về một khía cạnh nào đó. Vậy có định nghĩa nào có thể định nghĩa toàn bộ tình yêu hay không?
 Hãy thử xem từ A đến Z tình yêu được định nghĩa thế nào nhé?

A - (Absolutely amaze) - Luôn chứng tỏ sự tôn sùng tuyệt đối của bạn với đối phương. Hãy để họ biết điều đó qua những cách cư xử "không giống ai" của bạn. Bạn yêu chính bản thân người ấy, dù họ là ai. Tránh coi những hành động yêu thương của đối phương như điều nghiễm nhiên phải có.
B - (Believe) - Tin tưởng vào bản năng của mình. Hãy làm bất cứ điều gì bạn muốn làm cho người ấy, đơn giản chỉ vì bạn thích. Tình cảm là tự nhiên, đến và đi theo sự mách bảo của con tim. Lí trí không có sức mạnh gì trong vấn đề yêu cả.
C - (Cuddle) - Âu yếm. Đó là một hành động hết sức bình thường mang hai người lại gần nhau hơn và thấy ấm áp hơn.
D - (Discover) - Khám phá những cử chỉ và hành động yêu mới để chuyện yêu thêm phần thú vị. Gửi tin nhắn yêu thương trên bảng thông báo chung của gia đình, gửi tặng nàng một bản tình ca qua đài, hay gọi điện cho nàng/ chàng chỉ để nói "Anh yêu em" hoặc "Em yêu anh".
E - (Entice) - Lôi kéo nàng vào cuộc với thử nghiệm mới trong chuyện "yêu". Rập khuôn một kiểu sẽ khiến cả hai nhàm chán. Sự mãn nguyện của hai người luôn là tiêu chí hàng đầu.
F - (Flirt) - Tán tỉnh. Đừng cho rằng khi đã có được chàng/nàng thì không cần phải "thả mồi bắt bóng" nữa. Đôi khi giả vờ như còn đang ở giai đoạn đầu của yêu đương cũng là điều thú vị.
G - (Gaze) - Nhìn say đắm vào mắt đối phương và nhẹ nhàng gửi thông điệp yêu đến họ mà không phải nói lời nào.
H - (Have) - Có một bữa tiệc tình yêu giữa hai người nhân kỷ niệm ngày nói lời yêu hay vào dịp sinh nhật nàng chẳng hạn. Nhạc, ánh nến và bữa tối là tất cả những gì nàng cần khi ở bên bạn, trong những giây phút lãng mạn thế này.
I - (Indulge) - Nuông chiều những khát vọng của đối phương. Hãy viết những điều bạn muốn lên một tờ giấy và bí mật bỏ vào ví của nàng/chàng. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên đấy.
J - (Joke) - Vui đùa bên nhau là những giây phút khó quên nhất, hài hước khi bên nàng/ chàng sẽ giúp bạn ghi được rất nhiều điểm. Nhưng nhớ đùa có giới hạn nếu không bạn sẽ gay go khi "đùa thành thật".
K - (Kiss) - Những nụ hôn có thể thay thế cho mọi lời nói hoa mĩ, bay bổng. Đặc biệt là một nụ hôn chúc ngủ ngon.
L - (Love) - Yêu bằng cả trái tim và tâm hồn.

 Cả hai sẽ được trải qua những giây phút tuyệt vời với người mình yêu chân thành. Đừng quên yêu chính bản thân mình bạn nhé, đó cũng là một văn hoá khi yêu. M - (Massage) - Giúp chàng/ nàng massage tại nhà để quên đi những căng thẳng và mệt nhọc hàng ngày. Nếu có thể, hãy làm người yêu bất ngờ bằng những ngón nghề bạn học được. Thêm chút dầu thơm sẽ khiến mọi chuyện trở nên vô cùng hoàn hảo.
O - (Offer) 

- Nấu bữa sáng cho chàng, dù chỉ là trứng và bánh mì. Đó sẽ là một khởi đầu tuyệt vời cho ngày mới.
P - (Pretend) - Giả vờ bạn là một người yêu rất say mê. Hãy nghĩ xem mình đã bỏ qua không làm những gì, và giờ sẽ cố gắng đền bù. Hoặc không hãy thử nghĩ xem cuộc đời bạn sẽ thế nào nếu thiếu anh/cô ấy để trân trọng hơn những gì mình đang có.
Q - (Quote) - Trích dẫn một bài thơ, một lời bái hát hay lời hay ý đẹp trên tấm thiệp để gửi đến người bạn yêu. Người ta sẽ hiểu được cảm giác của bạn chính xác là thế nào.
R - (Remember) - Nhớ lấy những điều nhỏ nhất. Tôn trọng mọi sở thích của đối phương. Kỉ niệm sẽ đẹp nếu ta biết gìn giữ và tôn trọng chúng.
S - (Slow) - Những điệu nhảy chậm rãi dưới ánh nến và nền nhạc du dương sẽ khiến bạn trở thành hoàng tử bạch mà trong lòng nàng mà chẳng cần phải quá mất công.
T - (Try) - Thử những cách yêu khác thật nhẹ nhàng và cẩn trọng. Mọi sự khởi đầu đẹp sẽ hứa hẹn một kết thúc có hậu.
U - (Uncover) - Đừng che giấu cảm xúc hay suy nghĩ của bạn. Trò chuyện luôn mang lại những hiệu quả mà đến chính bạn cũng không ngờ tới. Hãy để cảm xúc được bày tỏ dưới ánh sáng của sự yêu thương và trân trọng.
V - (Value) - Giá trị bản thân. Đừng quên hứa hẹn và phải thực hiện lời hứa. Những lời hẹn ước luôn cần có trong tình yêu.
W - (Watch) - Ngắm nhìn ánh hoàng hôn hay bình minh cùng với người bạn yêu. Lên đường đi dã ngoại với nàng vào một ngày nghỉ đẹp trời bạn nhé.
X - (Xplore) - Khám phá những giấc mơ lãng mạn của bạn. Ngay lập tức thực hiện giấc mơ ấy thật ngoạn mục với nàng để chúng có thể trở thành hiện thực.

Y - (Yearn) - Luôn khao khát được âu yếm, được ôm người ấy trong vòng tay để có cảm giác nàng luôn bên bạn.
Z - (Zzzzzzzzzz) - Hãy ngủ ngon trong vòng tay của người ấy và mơ đến những giấc mơ đẹp. Hai bạn có thể học cách có cùng nhịp thở với nhau. Lúc đó hai người đã thực sự là một.


St
 

Phong tục ngày tết


Chúc Tềt và mừng tuổi
Sáng sớm mồng một Tết hay ngày "Chính đán.” mọi sinh hoạt ngừng lại, các con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhaụ 

Theo tục lệ, cứ năm mới tới, kể cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi người tự nhiên tăng lên một tuổị 
Bởi vậy ngày mồng một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên; và các người lớn thì "mừng tuổi" các trẻ em một cách cụ thể bằng những đồng tiền mới bỏ trong những "phong bao.” 
Tục này ở Nam Phần Việt Nam quen gọi là "lì xì.” Tiền mừng tuổi mà mình nhận được trong ngày tết gọi là "Tiền mở hàng.” Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn). 
Ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.
Về chúc Tết, trong ba ngày Tết, những thân bằng quyến thuộc, hoặc những người phải chịu ơn người khác thường phải đi chúc Tết và Mừng Tuổi gia chủ; sau đó xin lễ ở bàn thờ Tổ Tiên của gia chủ. 

Tục này ngày nay ít còn, vì thì giờ eo hẹp, đường xá xa xôi cho nên đã được thay thế bằng những thiệp "Chúc Mừng Năm mới" hay "Cung Chúc Tân Xuân.”
Lì Xì
Chữ lì xì được phiên âm từ tiếng Quảng Đông sang tiếng Việt, nguyên là chữ lợi thị (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự. Để mừng tuổi các em, những người lớn trong gia đình, họ hàng, bạn bè của cha mẹ tặng các em những món tiền nho nhỏ (lì xì) và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt...
Những món tiền này được cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có văn hoa vàng. 

Cũng như màu hồng thắm, màu đỏ hoặc các màu có sắc đỏ được tin là tượng trưng cho sự may mắn. Thuở trước, sau khi nhận những lời chúc thọ, các vị cao niên trong gia đình lì xì tất cả con cháu bất kể tuổi tác với những món tiền nho nhỏ, vừa bạc lẻ vừa tiền chẵn, ngụ ý chúc con cháu làm ăn phát đạt, tiền bạc sinh sôi nảy nở trong năm.
Xuất hành và hái lộc
Đầu năm mới, người mình còn có tục xuất hành nữạ Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần....
Thường thường, người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữu. 

Đối với nhà nông ngày xưa, đầu năm mới xuất hành còn để chiêm nghiệm thời tiết nữạ Vào những ngày đầu năm, khi mặt trời mọc người ta đi ra khỏi nhà xem chiều gió thổi, người ta có thể đoán được năm mới hên hay xui, chẳng hạn:
- Gió Nam: chỉ đại hạn
- Gió Tây: chỉ cướp bóc loạn lạc
- Gió Tây Nam: chỉ bệnh dịch tả
- Gió Bắc: chỉ được mùa vừa phải
- Gió Tây Bắc: chỉ được mùa đỗ, đậu
- Gió Đông: chỉ có lụt lớn....

Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người mình còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để mang về nhà lấy may, lấy phước.
 Đó là tục "hái lộc." cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành xi, cây xương rồng... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc này thường đem về cắm ở bàn thờ Tổ Tiên.
Tục xông đất
Tục lệ xông đất đã có lâu đời ở nước tạ Người dân Việt Nam quan niệm ngày mồng Một là ngày đầu của một năm. Họ cho rằng vào ngày mồng Một, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, mau mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi.

 Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng.
 Cho nên cứ cuối một năm, mọi người có ý tìm xem những người nào vui vẻ, linh hoạt, đạo đức, và thành công trong bà con hay láng giềng để nhờ sang thăm. Tục này gọi là tục xông đất.
Người khách đến xông đất phải đến thăm sáng sớm ngày mùng Một (vì muốn là người khách đầu tiên), mang theo quà biếu như trái cây, bánh mứt, và tiền lì xì cho trẻ con trong nhà.

 Chủ nhà, do đã sắp đặt trước, sẽ tiếp đón niềm nở và nhận những lời chúc tốt lành. 
Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc Tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.
Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước. Người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới.
Khai bút đầu Xuân
Vào những ngày đầu Xuân, các người có văn học còn có tục "khai bút Tân Xuân" nữa.
Sự "khai bút" này nhằm mong mỏi đón nhận được mọi sự tốt lành nhân năm mới tới. Thường thường người ta phải chọn ngày và giờ tốt để khai bút.

 Nhiều khi sự khai bút cũng chỉ có tính cách tượng trưng mà thôi; chẳng hạn như viết lên giấy hồng điều vài chữ: ngày, tháng, năm... "khai bút đại cát" hay "tân Xuân đại cát" (nghĩa là đầu năm mới khai bút để gặp được những điều tốt lành lớn).
Đối với những danh sĩ thì đôi khi khai bút bằng cách làm một bài thơ đầu Xuân bày tỏ nguyện vọng hoặc ý chí của mình. Những bài thơ khai bút này được viết lên giấy hồng điều (giấy màu đỏ) hoặc trên giấy hoa tiên (giấy có vẽ hoa) rồi dán bài thơ lên tường để thưởng Xuân. 

Sau dây là bài thơ nổi tiếng của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến:

Tuổi thêm, thêm được tóc râu phờ,
Nay đã năm mươi, lẻ có ba
Sách vở ích gì cho tuổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già!
Xuân về, ngày loạn còn lơ láo,
Người gặp, khi cùng những ngẩn ngơ!
Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng?
Sao con đàn hát vẫn say sưa?  

Kiêng kỵ trong ngày Tết
Đặc biệt ngày Tết người ta kiêng không dùng những tiếng hay làm những hành động xấu có thể đem lại sự không may cho mình. Sự xui hay không may này sẽ làm cho mình bị "giông" cả năm.
Đầu năm mới, người ta tránh chửi bới, giận dữ hay cãi lộn. Người ta cũng cố tránh làm đổ vỡ những đồ vật. Vận quần áo đen hay trắng, nhân năm mới là xui vì đó là màu của tang tóc, tối tăm. Người ta tránh không đòi nợ (hay bắt nợ).

 Ngày tết, mọi sinh hoạt thường nhật đều dình chỉ, người ta "kiêng" không quét nhà và đổ rác vì sợ sẽ đổ hay vứt bỏ mất những sự may mắn tốt lành tới nhà mình trong năm mớị Thường thường người ta phải đợi đến ngày "động thổ" mới tiếp tục đổ rác và quét nhà!
Đặc biệt, nếu có tang thì không nên đi xông nhà hay đi mừng tuổi người khác (để tránh cho người khác không bị xui như mình). Cũng vậy, đàn bà có thai thường "kiêng" không đi đâu cả trong những ngày đầu năm mới vì tục ngữ có câu: "sinh dữ, tử lành!"
Ngày xưa, ở chốn thôn quê còn có tục "kiêng" để cối xay gạo trống không vào những ngày đầu năm. Bởi vậy, người ta phải đổ một ít lúa vào cối xay ngụ ý cầu mong năm mới lúc nào cũng có lúa gạo sung túc.
Câu đối Tết
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. 

Những câu đối này được viết bằng chữ nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ. Những chữ nghĩa ở các câu đối này thường là những chúc tụng nhân năm mới, chẳng hạn như:
- Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
- Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)
Hay là:
- Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ (Trời đất ngày gia tăng ngày tháng ví như con người mỗi năm tăng thêm tuổi thọ).
- Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường (mùa xuân về đầy trong Trời Đất ví như hạnh phúc đầy nhà).
Câu đối cũng còn được gọi là liễn nữa. Liễn thường là những dải giấy màu đỏ hay hồng đào, hai đầu dải giấy có làm trục bằng gỗ hay bằng tre để khi treo lên thì dải câu đối được ngay ngắn. 

Cũng có khi liễn không cần có trục và chỉ là những giải giấy để tiện dán vào những nơi cần treo như ở hai bên bàn thờ, các cột nhà cửa, cổng hay ngõ...
Trước đây ở chốn thôn quê, mỗi khi Tết đến, người ta còn cẩn thận dán liễn đỏ ở nơi các cửa chuồng lợn, trâu, bò hoặc ở thân cây dừa, nhãn, ổi, na... để ngụ ý cầu mong cho mọi sự được tốt đẹp như lợn, trâu, bò hay ăn chóng lớn, sinh đẻ đầy đàn... các cây thì sai trái. 

 Những nhà không có đủ khả năng và phương tiện viết câu đối ăn Tết thường phải nhờ những cụ đồ Nho chuyên viết và bán những câu đối Tết, những năm trước chiến tranh 1939-1945 đã được thi sĩ Vũ Đình Liên mô tả trong bài thơ bất hủ "Ông Đồ."
-Các văn nhân nhân dịp Tết cũng thường làm câu đối để bày tỏ ý chí của mình hoặc chỉ trích những thói hư tật xấu của người đờ; Chẳng hạn như:
Thiên hạ xám rồi còn đốt pháo
Nhân tình bạc thế, lại bôi vôi.
(Trần Tế Xương)

 Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người mình ngày xưa. Vào ngày nói trên, Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời). 
Táo quân cũng còn gọi là Táo Công là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp nữa. 
Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về Chầu Trời rất là trọng thể. Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. 
Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Tái bà thì không có cánh chuồn.
 Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. 
 Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Thí dụ:
  Năm hành kim thì dùng màu vàng

 Năm hành mộc thì dùng màu trắng-
 Năm hành thủy thì dùng màu xanh
 Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
 Năm hành thổ thì dùng màu đen.
Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. 

Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo công.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữạ Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc Việt Nam người ta còn cúng một con cá chép hãy còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
-Ở miền Trung Việt Nam thì người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. 

Còn ở Nam Phần Việt nam thì giản dị hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..) để tiễn táo Công.
Sự tích Táo quân bắt nguồn từ Trung Hoa, cho nên truyện đã được "Việt Nam hóa" với nhiều tình tiết khác nhau. 

 Tuy nhiên, các câu truyện vẫn nói lên "tình nghĩa yêu thương" giữa một người vợ và hai người chồng cũ và mớị Chính vì những mối ân tình đó mà ba người đều đã quyên sinh vì nhau.
- Thượng đế thông cảm mối tình sâu nghĩa đậm này đã cho về bếp núc ở gia đình... 
Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.
(trích "Một Trăm Ðiều Nên Biết Về Phong Tục Việt Nam")

Biết để sống


Có một chuyện ngụ ngôn mà tôi rất thích xin kể ra sau đây:
“Ngày kia có một chú khỉ nhỏ quyết định đi chơi lang thang trong rừng. Chú khỉ không biết đi đâu nhưng đã khởi hành từ lúc sáng sớm. Chú nhảy từ cành cây nầy qua cành cây khác cho đến khi thấy mệt. Rồi chú khỉ gặp chàng Bò Tót. 

Chàng Bò Tót hỏi, “Chú trẻ đi đâu đó?” 
Chú khỉ trả lời rằng chú không biết đi đâu nhưng bây giờ đã mệt rồi. 
Chàng Bò Tót nói, “Vậy leo lên lưng tôi để tôi chở chú đi.”
 Chú khỉ con leo lên lưng Bò Tót và chúng đi với nhau cách chậm rãi.
Sau một lúc có một chim Đại Bàng rất lớn bay theo. 

Chim Đại Bàng hỏi, “Chú khỉ trẻ, chú đang đi đâu đó?
” Chú khỉ trả lời, “Cháu không biết nhưng chắc chắn cháu đang đi chậm lắm.”
 Chim Đại Bàng nói, “Vậy hãy để ta ôm chú lên và bay nhanh hơn nhé.
” Chú khỉ trẻ nói, “Vậy thì tốt lắm!” 
Thế là chim Đại Bàng cắp chú khỉ trong đôi chân mạnh mẽ của nó và bay thật nhanh về tổ. 
Chim Đại Bàng mẹ lẫn chim con trong tổ vui vẻ vì thấy chú khỉ. Bầy chim đã xúm lại xé xác chú khỉ làm mồi cho bữa ăn tối.”
Từ câu chuyện trên tôi thấy mình tìm ra được một bài học quan trọng:
“Nếu bạn không biết bạn đang đi đâu thì chắc chắn bạn sẽ đi đến một nơi mà bạn không muốn đến.”
Thử hỏi bạn đang đi đâu và bạn có biết chắc mình sẽ về đâu chưa? Trả lời được câu hỏi nầy là bạn đã hiểu rõ mục đích của bài viết nầy.
Người Việt Nam xưa thường nhắc câu, “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống.”

 Kinh nghiệm nầy cho thấy sống hay chết liên quan đến sự biết hay không biết. Hồi trẻ tôi có nghe một cụ già nói đến câu nầy một cách thích thú. 
Nghe nói người đầu tiên nói câu nầy là cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Câu nói nầy nay đã trở thành một thành ngữ được nhiều người biết đến và hay trưng dẫn ra trong những câu chuyện người già nhắc lại cho người trẻ. Trong sách lịch sử cũng thấy nói đến chuyện Khôn, Dại, Sống, Chết nầy.
Ngày xưa, vua Ai Công, nước Lỗ, hỏi Đức Khổng Tử:
- Người khôn có sống lâu không?
Khổng Tử đáp:
- Khôn thì sống lâu, chứ dại thì sống lâu sao được! Người ta có thứ chết, tự mình làm cho mình chết, chứ không phải số mệnh đáng chết mà chết: Ăn uống không chừng mực, thức ngủ không điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng, chơi bời quá, người như thế phải chết về bệnh tật.

 Phận là người dưới mà can phạm người trên; Lòng tham muốn không chừng; Tính yêu cầu không chán… Những người như thế thì chết về hình pháp. 
 Mình ngu mà kình địch với người khôn, mình yếu mà khinh bỉ người mạnh; không biết lượng sức mình mà cứ giận dữ làm liều, người như thế thì chết về binh đao.
 Ba thứ chết ấy, thực không phải là số mệnh, chỉ tự mình giết mình mà thôi.”

(trích Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển của Trịnh Vân Thanh, 

NXB: Xuân Thu, 1966).
Cụ Phan Bội Châu, một danh nhân Việt Nam yêu nước cũng có viết:
“Khôn thì người ghét, tìm cách mưu hại cho chết; dại thì dễ bị dìm, bị hại, cũng chết; chỉ có người biết tùy thời mà hành động, gặp lúc địch mạnh thì ẩn nhẫn tránh xa để rèn luyện sức mạnh; đợi lúc địch yếu hoặc bận tay với kẻ khác thì xông đánh bất thình lình, có vậy mới sống được.”
(Theo Việt Nam Tự Điển –Tác giả Lê Văn Đức). 

Biết để sống trên đời là cần thiết.
“Biết thì sống.” Câu nói nầy thật là hay. Vấn đề biết hay không biết thật là quan trọng. Thật ra, chữ “biết” lúc nào và ở đâu cũng rất quan trọng. 

Nhờ biết thích nghi với hoàn cảnh mà dân tộc Việt Nam tồn tại cho đến ngày nay và cũng nhờ ham hiểu biết mà đầu óc dân Việt không thua gì các dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta có thể tự hào về dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện.
Ở tại Hoa Kỳ, hầu như ngành nào quan trọng cũng có người Việt Nam chen chân sánh bước. Học sinh Việt Nam nhiều em nổi tiếng học giỏi.

 Nhiều công nhân Việt Nam được chủ nhân công ty kính nể vì khả năng thông thạo công việc và tính cần cù, tháo vát. Truyền thống ham học, trọng tri thức vẫn sống mạnh giữa cộng đồng người Việt.
 Tinh thần “thờ cha kính mẹ” hay “kính lão đắc thọ” của người Việt không kém thua chút nào khi so với các dân tộc khác. Biết để sống là giá trị trường tồn của dân tộc Việt xưa nay.
Muốn biết chúng ta cần dừng lại lắng nghe, học hỏi và nghiên cứu thêm, nhưng nhiều người Việt cũng hay nói cách chủ quan, “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi.”

 Câu nói nầy có thể dẫn đến thái độ bịt tai lại đối với nhiều điều mới mẻ đáng biết, đáng nghe.
 Tôi mong bạn sẽ không dùng câu nói đó ở đây. Điều tôi muốn trình bày với bạn có thể là điều quan trọng nhất bạn đang cần biết. Đây là sự hiểu biết tâm linh mà nhiều người không để ý và có lẽ chính bạn cũng không để ý đến giữa những bận rộn của cuộc đời nầy. 
Nhưng đây là một nhu cầu cần thiết. Thân thể bạn cần ăn uống hít thở để sống. Linh hồn bạn cũng cần sống như vậy không kém. Biết thì sống. Không biết thì chết.
Hồng Ân

Người Câu Ở Sông Nào



Tôi máng nỗi buồn nhẹ  
Trên một sợi dây cung
Chữ nhẹ có dấu nặng  
Nên sợi dây cung chùng


Tôi gánh nỗi buồn nặng
Trèo lên một đỉnh đồi  
Lưng chừng nỗi buồn ngã
 Lăn xuống đáy hồn tôi


Tôi quấn nỗi buồn cong  
 Vào vòng tròn cuộc sống  
Chữ cong không có dấu
 Nỗi buồn như nỗi không
Buồn tôi như dấu sắc
  Ngắt câu rất mơ hồ
Đặt vào không đúng chỗ
 Nên nỗi buồn làm thơ


Buồn tôi như chữ tình
 Ai viết trên lưng gió
Dấu huyền sẽ bay đi  
Căn lều tôi cửa ngỏ


Có người níu áo hỏi  
Dấu nỗi buồn ở đâu?  
Dấu hỏi như dấu móc
Buộc đầu sợi dây câu
Tôi là con cá nhỏ  
Người câu ở sông nào?
Trần Mộng Tú

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Nhìn về phía trước


Thông thường, gần vào dịp cuối năm ta hay lật giở những mảng ký ức và viết vài dòng ngăn ngắn để kết lại một năm đã qua.
 Có thể bởi thời gian, cũng có thể người ta đã lớn nên đôi khi phải quyết định thay đổi một số thói quen.
Thật ra, thói quen bị thay đổi không bởi vì thói quen ấy không tốt, chỉ đơn giản là nó cần phải được thay đổi, cần phải được làm mới, dù ít, dù nhiều. Nhớ rằng mình đã đọc ở đâu đó là: “Thói quen cũng giống như dây thừng. Hàng ngày chúng ta bện từng sợi nhỏ và bện càng nhiều thì sợi dây thừng càng khó đứt”.
 Bởi vậy, quá trình thay đổi thói quen ắt hẳn chẳng dễ chịu tí nào.
Những ngày này thời tiết quá khác biệt. Có người bảo rằng thích Sài Gòn ở tiết trời thế này, lạnh lạnh và lãng đãng nên cảm giác thật nhẹ nhàng. 
Cũng có người bảo rằng tiết trời này thật chán, cứ u u suốt ngày, khiến người ta uể oải và lười vận động hơn. 
Thời tiết chỉ có một nhưng yêu và ghét thì chẳng giống nhau bởi cái muốn của mỗi người là rất khác.
Giao mùa và đất trời cũng đỏng đảnh!Có người muốn thời gian qua thật nhanh, có người lại muốn nấn ná níu kéo vì nhiều dự định và kế hoạch vẫn chưa hoàn thành. Dẫu vậy, năm mới vẫn đang đến, rất gần!
 Thời gian chẳng đợi ai, thế nên ta dặn mình rằng: "Not look back, just look ahead!" (Không nhìn lại, mà hãy bước tiếp).
Ước mong cho ta, cho người thân và bạn bè, đồng nghiệp sẽ khép lại được hết thảy những muộn phiền của năm cũ. Đất trời thay áo và mong sao những người ta quen, ta yêu thương đều có được sức khỏe bền bỉ và tâm thế phơi phới với những hy vọng cho năm mới an lành.
 Happy New Year!

                                        Kim Loan 

Cây Mai ngày Tết

 
Qua khỏi cầu Bình Lợi, trên quốc lộ số 1 hướng về Thủ Đức là những khu vườn sầm uất với các loại cây ăn trái như mãn cầu, bòn bon, lê kei ma, ổi... và đôi khi có nhà vườn trồng đôi ba gốc chôm chôm và dâu da.
 Nơi đây là những khu vườn tư nhân không phải là nơi thương mại như các vườn cây Lái Thiêu.
Các khu vườn nầy đôi khi có những con lạch nhỏ chảy qua và những gốc dừa xiêm cao không quá bức tường thành ngăn cách đường xe lửa xuyên Việt chạy qua khu vực.
Những khu vườn nằm trên quốc lộ số một bên kia sông Sài Gòn không xa đô thành là mấy, như mang một vẽ khác hẳn với chốn thị thành.
Những làng quê, nửa chợ nửa quê, là nơi vui thú điền viên của các chủ nhân một thời chen chân trong chốn bụi hồng.
Tuy nhiên, phần lớn các gia chủ là những nông dân, tiểu thương gia, hoặc một đôi căn là nhà từ đường của giòng họ.
Nằm dọc theo sông Sài Gòn về hướng Bình Triệu, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một còn có những khu vườn nho nhỏ xinh xinh trồng hoa kiểng bán Tết. Trong những khu vườn đó có những khu vườn trồng rặt một loại: Hoa Mai.
-Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiêt đới rất thích hợp môi trường cho Hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến.
 Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh lẽo hơn, thích hợp cho Hoa Ịào khoe sắc.
-Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thắm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang.
Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt.
Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.
Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:
Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu
(Có lẻ ở bên Tàu)
Hà Hoa mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụy.
Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.
Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.
Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.
Không biết từ lịch sử nào trong dân gian có những phân chia như vậy về Mai.

 Tuy nhiên, theo sự thông tục bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến 2 loại. Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ hương thơm.
Khi chọn mua một cành mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây:
Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc "lão mai" gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng...
Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp.

Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lựa một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú.
 Ngoài ra các người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi.
 Thí dụ như Nhụy Aâm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông...v.v.
Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).
Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Ịông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp.
Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.
 Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai nầy cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết; các chủ nhân các gốc lão mai thường bỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai nầy giá đáng bạc vạn.
Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy.

 Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa.
 Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.
 Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại Lục Tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chánh thực là cây gì?  là cây Mù U. "Nhánh mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng" Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn.
Thân mù u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng. Cây mù u có tên Nam Mai trong sự tích Gia Long tẩu quốc.
Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nếu còn yêu quê hương, còn trông về nguồn gốc, đều cảm thấy một nỗi sầu man mát dâng tràn.
 Dù cho đang sống tại quê nhà hay đang lưu lạc khắp năm châu bốn biển.
Nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bành dày bánh chưn, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành.
Tại Hoa Kỳ không tìm được giống Mai Vàng nên tạm dùng cành đào hồng (plum) bông nhỏ mỏng manh thay thế cây Mai Vàng ngày đó để chưng nơi bàn thờ và treo đôi bà cánh thiệp xuân để nhớ những ngày Xuân yêu thương trên đất mẹ.

Lê Việt Ðiểu

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Muôn Người Hạnh Phúc Chan Hòa


Hàng năm, cùng với sửa soạn đón Tết, mừng Xuân thì những lời chúc tụng, những cánh thiệp nhiều màu xinh xinh được gửi cho nhau. Để chúc nhau khang an thịnh vượng và hạnh phúc.
Vâng, ai cũng mong cho nhau được “ chan hòa hạnh phúc ”.
Vậy Hạnh Phúc là gì mà mọi trân quý như vậy?!
Theo Tự Điển Tiếng Việt Nguyễn Như Ý Hạnh phúc, là “Cuộc sống trong trạng thái sung sướng do đáp ứng được mọi ý nguyện”- .
Còn Việt Nam Tự Ðiển của Lê Văn Ðức định nghĩa Hoặc Hạnh phúc là

 “ Phước lành, điều may mắn cho đời mình”.
Chúng tôi xin cùng quý vị tìm hiểu thêm về ý nghĩa cùa Hạnh Phúc qua các nhận xét của người xưa nay.
Thực ra Hạnh phúc đã được con người chiêm nghiệm, tìm kiếm từ thuở lọt lòng, khi bé thơ lim dim hưởng hơi ấm hạnh phúc nơi ngực mẹ hiền, nuốt những giọt sữa non tinh khiết.
Rồi lớn lên, “Hạnh phúc là cái hướng đeo đuổi của con người”

- J.B.H.Lacordaire.
Epicurus cũng nói: “Hạnh phúc là mục đích tối hậu trong đời sống của loài người. Sự yên bình và hợp lẽ phải là nền tảng của hạnh phúc”.
Aristote thêm: “Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, là mục tiêu cũng như sự tận cùng của hiện hữu con người”.
Có ý kiến cho rằng hạnh phúc do tiền tài, danh vọng, địa vị và học vấn tạo ra.
De Sivry khuyên nhủ “Nhầm lẫn giầu sang với hạnh phúc là lấy phương tiện làm chuẩn đích. Chẳng khác chi tưởng con dao và cái nĩa làm cho mình biết ngon miệng”.
Nói rằng tiền tài không mua được hạnh phúc, nhưng Spike Miligan lại cho là nó mang cho ta một chút thoải mái khi chẳng may lâm vào cảnh khốn cùng. 

Nhưng có điều chắc rằng “Hạnh phúc nào mà chẳng phải mua với ít nhiều đau khổ
”- Margaret Oliphant. 
Cho nên De Tocqueville lại quan niệm rằng “Chấp nhận sự bất hạnh có lẽ còn ít đau khổ hơn là sự mưu cầu hạnh phúc”
Emile De Girardin lại cho là “Có hai thứ hạnh phúc: hạnh phúc trong địa vị và hạnh phúc tình cảm. Một thứ có thể nói là thuộc xã hội, thứ kia thì có có tính chất nội tâm”.
John Stuart Mill đi xa hơn: “Tôi học được cách tìm thấy hạnh phúc của mình bằng sự giới hạn những dục vọng hơn là thỏa mãn chúng”.
Và nhớ rằng “Tạo hóa đã an bài hạnh phúc vừa đúng mức cho mọi người. Chỉ cần biết lựa chọn nó mà thôi”

Lucrece.
Vì Chân hạnh phúc nằm ở trong ta. Chẳng nên phí thời gian, công sức đi tìm bình an, mãn nguyện, vui thú ở ngoài đời. Cũng nên nhớ rằng không thể có hạnh phúc chỉ bằng tiếp nhận mà ta có hạnh phúc nhiều hơn khi phân phát. Cho nên hãy vươn ra và chia sẻ.
“Hoa hạnh phúc mọc ngay bên cạnh chúng ta, chứ đâu cần phải đi hái ở vườn người”- Douglas Jerrold.
Ngay cả với người bạn đường thân ái thì Jean Pierre Florian có ý kiến:“Hạnh phúc không ở Thiên Đường; Ở ngay bên cạnh tình nương dịu hiền”
Kinh nghiệm của Socrates là “Hãy lấy vợ. Nếu bạn được người vợ hiền thì bạn có hạnh phúc. Chẳng may gặp người xấu thì bạn sẽ thành một triết gia

- Và Socrates là một triết gia. Nên nhớ “Hạnh phúc rất hay lây lan. Khi ta hưởng ánh sáng hạnh phúc thì người chung quanh cũng tiếp nhận và họ trở nên vui hơn”-Jennifer Leese.
Vì “Hạnh phúc là nước hoa. Ta không thể xức cho người khác mà lại không hưởng được vài giọt cho chính mình”-Ralph Waldo Emerson.
Đức Phật Thích Ca cũng giảng “Cả trăm ngọn nến có thể đốt lên từ một ngọn nhỏ nhoi, mà ngọn này không sớm tắt. Hạnh phúc chẳng bao giờ giảm bớt khi ta chia sẻ”.
Deni Diderot cho là “Người sung sướng nhất là kẻ đã tạo được hạnh phúc cho nhiều người khác”.

 Vì có một số người, “chỉ đạt đến mức sung sướng bằng cách trang trọng góp nhặt từng mảnh vụn của hạnh phúc vương vãi đó đây”, như Gustave Droz nhận xét.
Đôi khi một cánh cửa hạnh phúc khép, cánh kia mở. Nhưng ta chỉ chăm chú vào cánh cửa khép mà thôi, cho nên ta thấy bất hạnh.Ta không thể đuổi bắt hạnh phúc vì Hạnh phúc đến không ngờ khi ta giúp đỡ tha nhân.
Cách ngôn cổ Ấn độ có câu: “Hãy giúp thuyền người qua sông thì thuyền của ta cũng cập bến”
Nhưng “Hạnh phúc giống như thủy tinh. Càng rực rỡ bao nhiêu càng mỏng manh bấy nhiêu”-P. Surys.
Và Jeremy Taylor thì cho rằng “Chẳng có sung sướng trên trần gian này mà không mang theo những tai họa thừa trừ của nó; chẳng có hạnh phúc nào lên đến tột đỉnh mà không bổ nhào bởi tai ương”.
Cổ thi Sử Ký Trung Hoa có ghi: “Họa thì phúc nương theo đó, phúc thì họa nằm trong đó. Buồn và vui cùng ở một cửa, may với rủi cùng ở một nơi”.
Thì ra “Phúc không bao giờ đến đôi, họa thì xảy ra từng cặp”-Khuất Nghi Cửu.
Nghiên cứu khoa học cho hay những căng thẳng, sầu não làm giảm khả năng miễn dịch, con người dễ suy nhược, bệnh hoạn.
Cho nên nhà y học kiêm triết gia Albert Schweitzer viết “Hạnh phúc không là gì ngoài sức khỏe tốt và trí nhớ xấu”. Phải chăng là để quên mọi khổ đau trần thế?.
George William Curtis quả quyết hơn khi nói: “Trước tất cả mọi sự, hạnh phúc nằm ở trong sức khỏe vậy”.
Bác sĩ chuyên trị đau nhức Paul Kelly tâm sự “Tôi may mắn là có vấn đề đau nhức nên hiểu rõ những cơn đau của bệnh nhân mà tôi chăm sóc”
Mahatma Gandhi có ý kiến rằng “Hạnh phúc là khi ta nghĩ, ta nói, ta làm ăn nhịp với nhau”.
Harriet Meyerson nói “Hạnh phúc đến từ lúc ta hưởng cái mà ta hiện có. Ta cũng cảm thấy hạnh phúc khi nhận thức được sự khó khăn vì khó khăn giúp ta bồi bổ nghị lực”.
Một anh nọ bực mình vì con gà nhà bên cạnh gáy suốt ngày đêm khiến anh ta không ngủ, không làm việc được. Anh bèn sai gia nhân sang mua con gà về làm thịt. 

Anh mời bạn hiền tới cùng ăn. Trong khi chờ đợi món gà hấp dẫn, anh ta khoe là cảm thấy bình an hơn vì con gà không còn nữa.
Một lúc sau người nhà mang món ăn lên và cho biết hàng xóm không chịu bán gà nên phải mua ở chợ.
Thì ra con gà vẫn còn sống, vẫn còn gáy mà anh ta cho là gà đã được mua và đã bị làm im tiếng gáy.
Thành ra sự bực bội là do từ nội tâm chứ đâu vì ngoại cảnh. Như Abraham Lincoln đã nói “Chúng ta hạnh phúc vì tâm can ta cảm thấy vậy”
Hạnh phúc đến từ những sự việc rất nhỏ: một nụ cười của bé thơ, một cánh thư từ người bạn thiết, tiếng chim hót líu lo trên cành cây, một tia sáng lọt qua khe cửa sổ, một chén cơm, manh áo cho sóng thần nạn nhân...
Tín đồ Thiên Chúa Giáo chắc là đều lthuộc àm lòng nội dung “Bài Thuyết Giảng trên Đỉnh Đồi”.
Từ chương V tới chương VII, lời giảng đã nêu ra những phương thức thực tế để ta tìm ra sự hạnh phúc, bình an cho cả thể chất lẫn tâm hồn.
Rằng:
“Với mọi điều mà ta muốn người làm cho ta, thì ta hãy làm cho người”.Rằng:
“Hãy đừng xét đoán khi không muốn bị phán xét. Vì khi xét đoán người thì người cũng xét đoán ta. Dùng thước nào để đo người thì người cũng dùng thước đó đo ta”.
Với quy tắc này mà Abhraham Lincoln đã có sức mạnh và niềm tin để kiến tạo Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng như giải tỏa được những cảm nghĩ đắng cay.
Không những ta nên tránh lên án mà còn phải tha thứ. Với nhiều người, đây là một lời khuyên khó thực hiện. Nhưng nhiều thầy thuốc, nhiều tâm lý gia đã xác nhận tha thứ là điều cần làm để có một sức khỏe tốt.
“Các ngươi thường nghe nói: hãy yêu láng giềng và ghét kẻ thù. Nhưng ta khuyên các ngươi: Hãy thương yêu kẻ thù, tha thứ kẻ thóa mạ ngươi, làm điều tốt cho kẻ ghét ngươi và hãy cầu nguyện sự lành đến với người đã lợi dụng ngươi”.
Nhiều người có thể nghĩ rằng Lời Giảng khó áp dụng và đòi hỏi quá đáng nơi con người. Nhưng thực ra mỗi người mẹ, người cha đã từng giơ một bên má nhận đắng cay, rồi tha thứ cho con cái để sửa đổi chúng, tha thứ để yêu thương và giúp đỡ chúng.

 Cũng trong tinh thần thương yêu và hỗ trợ, lời giảng khích lệ ta hãy cố gắng tìm hiểu, cố gắng tha thứ, cố gắng thương yêu mọi người.
Để giúp ta tự chiến thắng, lời giảng cho ta một một khuyên răn rằng Thượng Đế chỉ tha thứ điều sai trái của ta nếu ta tha thứ điều sai trái người khác làm cho ta.
Bà Minh mới dọn đến ở khu gia cư dành cho người tuổi cao. Chỉ vài ngày bà đã thấy người hàng xóm tên Lan có những nhận xét không đúng về mình. Bà Minh cố dằn lòng để khỏi gõ cửa bà Lan đôi điều phải trái.
Mấy ngày sau, bà gặp một người bạn của bà Lan và tự giới thiệu. Đôi bên chuyện trò và bà Minh nhẹ nhàng: “Bà Lan cạnh nhà tôi thực là người tốt bụng. Tôi thực may mắn có người hàng xóm như bà Lan”.
Rồi một sáng đẹp trời, bà Lan tới gặp bà Minh. Mà nói: “Tôi thực tâm muốn là người hàng xóm tốt. Có thể tôi đã không tốt như bà nghĩ”.
Từ đó không còn rỉ tai nói xấu và hai bà trở thành đôi bạn thân thiết. Họ đã tìm được hạnh phúc trong nhau.
Sự tha thứ, giải tỏa khỏi bực tức, hận thù như lời giảng cũng quan trọng cho sức khỏe.

 Trong những thập niên vừa qua, y giới đã khám phá ra rằng sư lo âu, sợ hãi, giận giữ, oán ghét là những chất độc có thể tiêu hủy thân xác và tâm hồn.
Thực ra những lo lắng của người bình thường đều tập trung vào vấn đề của việc làm, với người cùng sở, với con cái; rồi nhu cầu được thương yêu, được coi như quan trọng, được là một phần của mọi công việc.
Vậy mà taị sao nhiều người trong chúng ta lại kéo dài cuộc đời trong sự tuyệt vọng thầm lặng! 

Phải chăng là ta đã rời bỏ một số ý niệm căn bản mà Lời Giảng đã nêu ra trong hành xử giữa người với người.
Và có hay không: “Hạnh phúc ở đời phải là thứ phần thưởng chế tạo ra để riêng tặng cho những người đơn giản; hầu đền bù cho người ta những chỗ thiệt thòi khác”

- Nguyễn Tuân.
Vì:
“Trời không lường trưa sớm nắng mưa,
Người đâu có biết hôm mai họa phúc”

- Nguyễn Đình Chiểu.
 Thôi thì, hãy cầu mong rằng:

“Mừng Tân Xuân trăm nhà Hạnh Phúc,
Cả nhơn sanh đồng nhìn nhận chung Cha,
Cả trần sinh là một ngôi nhà,
Vòng tay rộng, vạn dân tô điểm tốt.

Tân Xuân này, tình thương lên cao tột,
Tận Cung Diêu, Bạch Ngọc, Niết Bàn
Tình Thương len vào cõi Thiên Đàng
Đấng Christ hân hoan giáng thế ”

 - Cao Quỳnh Tuệ Lâm.

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Nếu yêu, đừng bỏ lỡ bất cứ giây phút nào.

I don’t want to miss a thing - bản rock ballad kinh điển của Aerosmith, không chỉ đưa tôi đến với thế giới muôn màu của âm nhạc, mà còn luôn nhắc nhở tôi một điều: Nếu yêu, đừng bỏ lỡ bất cứ giây phút đáng quý nào.


Thời đi học phổ thông chắc hẳn ai cũng từng mê mẩn một vài ca khúc, ngày đêm nghe chúng, chép ra cuốn sổ và rồi sau này thỉnh thoảng vẫn nhớ đến. Ở cái tuổi dậy thì chưa lâu, biết suy nghĩ, biết rung động ấy, cái gì đã được ghi nhớ thì sẽ được ghi nhớ mãi.
 Tôi gọi chúng là “những ca khúc đưa tôi vào đời”. Bởi với tôi mà nói, âm nhạc gắn liền với những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời tôi, những khi tôi vui tôi buồn, tôi yêu tôi hận hay tôi dại khờ, đều có âm nhạc bên cạnh.
 Âm nhạc, hay đúng hơn là những ca khúc đáng nhớ, góp phần hình thành nên cá tính tôi, và theo một cách  nào đó đưa đẩy tôi đến với tôi ngày hôm nay.
Cái thời “trẻ trâu” còn hừng hực năng lượng ai chả thích cảm giác mạnh và thích thể hiện mình. Thế là tuổi teen của tôi, cũng như những teen thích phá cách khác, là những tháng ngày tràn ngập âm nhạc rock’n’roll.
Cách đây chừng chục năm là thời mà nhạc rock ở Việt Nam vẫn còn rơi rớt lại một chút hào quang của giai đoạn hoàng kim trước đó. Khi đó, báo HHT và M Tím còn đầy các bài về thể loại âm nhạc được đánh giá là ồn ào, nổi loạn ấy. Phong trào nghe nhạc rock cũng đã từ HN và Sài Gòn tràn về các tỉnh thành.
 Và thế là tôi có cơ hội “vào đời” lần đầu tiên ở tuổi 15, khi vừa hào hứng và ngại ngùng, dò dẫm bước chân vào cánh cổng trường phổ thông. 
Đó là khoảnh khắc tôi như ngây như dại dán mắt vào màn hình TV, chương trình Bảng xếp hạng của MTV đang phát ca khúc I Don’t Want To Miss A Thing của nhóm Aerosmith.
 Tôi đã như bị thôi miên bởi hình ảnh quay cận người ca sỹ tóc dài rũ rượi, da mặt nhăn nheo, miệng rộng ngoác như phù thủy, chẳng biết là đang muốn nuốt chửng cái micro hay nuốt chửng lấy tôi. Quá đáng sợ, nhưng quá mê hoặc.
Bao nhiêu năm sau đó tôi mới nghiệm ra rằng, ngày ấy, I Don’t Want To Miss A Thing đã mở cánh cửa để tôi bước đến một thế giới rộng lớn với muôn hình vạn trạng, đầy cây cối và ánh sáng mặt trời, cũng như mưa như bão tố, như đếm tối mịt mùng; nơi đó người ta thấu hiểu và đến gần nhau hơn không bằng lời nói mà là bằng cảm nhận. 
Đó là bước chân vào đời qua lớp cửa đầu tiên, vào thế giới của âm nhạc. 
Nhờ biết được I Don’t Want To Miss A Thing, tôi không bị rơi vào cái đầm lầy của những sự xao xuyến trước các bản hit của các ca sỹ trẻ Việt thời ấy.
 Tôi mê mẩn những bản rock ballad thay vì gầm rú lên mỗi khi loa trường phát “Thà rằng rằng như thế” của ca sỹ XY nào đó. Thế giới âm nhac trong tôi rộng mở, tôi tìm hiểu sâu kỹ hơn về nhiều nhánh nhạc rock cũng như các thể loại nhạc khác.
 Thái độ với âm nhạc cũng trở nên đúng đắn hơn. Tâm hồn rộng mở, tôi có nhiều cảm xúc hơn và tiếp nhận âm nhạc nồng nhiệt hơn.
Vào giai đoạn mà tâm hồn rộng mở và cảm xúc phong phú hơn ấy, tôi tiến sát đến lớp cánh cửa thứ hai.
 Đến với thế giới của tình yêu.
I Don’t Want To Miss A Thing là một bản ballad về tình yêu với tất cả những sự dịu dàng sâu lắng, dữ dội quyết liệt, lãng mạn và cũng đớn đau. Những rung động đầu đời ở tuổi mới lớn không đủ để giúp tôi cảm nhận được hết vẻ đẹp của ca khúc như nó vốn có. Mãi sau này, tôi mới có thể diễn tả một cách mạch lạc về ý nghĩa của ca khúc ấy. Có lẽ phải trải nghiệm rất nhiều, được và mất, nếm đủ vị ngọt n
Khi yêu, người ta có thể làm nhiều điều vì nhau. Từ những việc nhỏ, cho đến những điều lớn lao.
 Tôi trước đây cũng từng hình dung ra nhiều điều ghê gớm lắm người ta sẽ làm cho nhau khi yêu nhau. Cũng dữ dội như cái thời mới nghe rock vậy. Rồi đến một lúc tôi nhận ra rằng, hạnh phúc và sự toàn vẹn chỉ là những điều giản đơn.
 Cũng là lúc tôi cảm nhận được đầy đủ sự ngọt ngào của ca khúc mà tôi cho là quằn quại trong lần đầu tiên nghe ấy. Phải yêu thương nhiều lắm ta mới ngắm nhìn không rời mắt một người đang ngủ say.
 Chỉ một cái trở mình nhẹ chắc cũng làm ta chao đảo. Cả thế giới đáng quý của mình đang ngủ yên, thanh thản…
Tôi nghiệm ra rằng, khi lớn lên, thường xuyên nhìn lại mình, tôi thấy tình yêu trong tôi cứ lớn dần, đầy đủ hơn và vẹn tròn hơn. Tôi ngày càng muốn dành nhiều thời gian cho những gì mà tôi yêu quý, tận hưởng và lưu giữ những niềm hạnh phúc mà mình đang có.
 Thế nhưng tôi biết, tôi, và chắc các bạn cũng vậy, đã lãng phí quá nhiều thời gian vào những giận dỗi, chỉ trích, tự ti và lười nhác. Thế nên mà mỗi khi nghe lại I Don’t Want To Miss A Thing, tôi lại có một chút xấu hổ, bởi tôi vẫn chưa yêu say đắm đến quên mình như trong ca khúc ấy.
 Trong suốt hơn mười năm qua, cứ sau một quãng thời gian, nghe lại I Don’t Want To Miss A Thing, tôi lại học thêm được một điều gì đó. Hoặc chỉ là một lời nhắc nhở: Hãy biết trân trọng những điều đáng quý mà mình đang có. 
Nếu yêu, dù là tình yêu nam nữ, với gia đình, bạn bè, hay với thiên nhiên và đồng loại, đừng bỏ lỡ bất cứ giây phút có ý nghĩa nào. 
gào cũng như chua cay mặn đắng, tôi mới hiểu được tâm trạng của nhân vật Tôi trong ca khúc. Đó là tâm trạng ngây ngất nhìn ngắm người mình yêu đang ngủ say; và trên hết, là ước muốn nâng niu gìn giữ từng giây phút còn ở bên nhau.
                 Unknow author 

Điều ước cho bình yên


Giữa một trưa Sài Gòn mát lòng thế này, tự nhiên hắn lại thèm ước mơ. Ước mơ rất đỗi ngày thường. Hắn ước được ngồi một mình, thật yên, nhâm nhi một tách trà chứ không phải một ly cafe đen.
 Một ngày nào đó, cách hiện tại không quá lâu nhưng cũng quá đủ để quên, cô học trò nhỏ dúi vào tay hắn những cái lọ bé nhỏ nhiều màu. Chính xác là 5 lọ, 5 màu: xanh, đỏ, hồng, vàng và cam. Và nó ngây ngô hỏi hắn: "Có bao giờ cô ước chưa?".
Ngay giây phút ấy, hắn giật mình: mình có mong điều ước không nhỉ?
 Ngây người ra, hắn trả lời dối trá: "Có chứ, con người ai cũng muốn ước mơ. Con thì sao?". Con bé vô tư trả lời: "Con thích lái chiếc xe hơi sang trọng này, xe nhà con không đẹp bằng. Ba con nói con học giỏi, ba con sẽ mua".
 Hắn cười: "Ừ, con học giỏi đi". Rồi hắn nghĩ: "Hồi bé, hắn ước gì nhỉ?".
Con bé học trò viết nắn nót điều ước của mình cho vào chiếc lọ rồi cất cẩn thận. Hắn thấy nó có cả một bộ sưu tập điều ước với nhiều màu sắc. Lúc đó, hắn không nghĩ đến chuyện nó ước gì mà chỉ nghĩ, nuôi điều ước cũng tốn lắm tiền. Mỗi cái lọ ấy cũng không rẻ, so với những đứa học trò. Cầm món quà trên tay, hắn chợt nghĩ ra điều gì đó hay ho với những chiếc lọ.
Hắn không nuôi điều ước. Hắn thổi vào những chiếc lọ xinh xắn ấy những hạt cát, viên đá nhỏ... mà hắn xách về sau những chuyến đi. Rồi hắn cũng không nuôi những chiếc lọ ấy cho riêng mình.
 Trên mỗi đoạn đường, hắn để lại cho một ai đó mà hắn hội ngộ. Bây giờ, không biết những hạt cát ấy có nhớ những chuyến đi của hắn không? Ô, thế nhưng, trưa nay... hắn lại thèm nuôi một điều ước vào một chiếc lọ. Hắn tìm một chiếc thủy tinh bé nhỏ giữa Sài Gòn rộn rã nhưng hắn đã không tìm ra.
Một vài trang sách được lật ra, một vài từ là lạ được ghi nhớ, một vài cái nhìn lạ lẫm... một giai điệu quen thuộc được ngân. Tiếng người ta rủ rỉ nhau về chuyện đời sống, chuỵên yêu, chuyện giận hờn. 
Mùi cafe từ góc bàn bên cạnh cứ líu víu tâm hồn. Hắn cười, thế là tan một điều ước. Hắn nhớ cái lần xa lắc xa lơ, vào tháng tư, trời không nắng thế này mà mưa đến mệt lòng người. Họ đã ngồi với nhau, không nói gì, chỉ im lặng và nhìn trăng lao mình xuống lòng sông.
 Ngày hôm ấy, có một người rất đau. Mùa đi qua rồi lại len lỏi trở về. Người với người chả chờ nhau như đã nghĩ. Thương yêu thì có lạ lẫm gì chuyện buồn vui?
 Ấy thế nhưng... xa rồi.
Hắn đọc đi đọc lại truyện ngày xưa rồi đau đáu chuyện mình. Trời đất, hình như truyện giống truyện. Cuộc đời mà, sao chép là chuyện miễn bàn. Hắn chỉ không cười đựợc như người ta trong truyện.
 Ngày nối ngày chìm trôi... Hắn có một người bạn hát bài Chỉ chừng đó thôi rất "nồng". Lần nào nghe, hắn cũng im ỉm.
 Những lần như thế, hắn toàn nghĩ chuyện buồn nhưng lòng thì vui lắm vì tưởng đâu sợi dây yêu thương bị đứt hồi nảo hồi nao rồi. Nhưng khi thấy lòng nặng thì mới biết, thương yêu còn đó, đầy ắp.
Hắn đã ước hết một điều ước.
 Điều ước cho bình yên...

                                                                 Miên Hạ

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Triết lý cà chua


Tôi thích cái "triết lý cà chua" của nhân vật nữ chính trong phim "Tình cờ" -Korea movie: "Tomato viết ngược lại vẫn là Tomato.
Có đảo ngược thế nào thì cà chua cũng vẫn là cà chua".
Cà chua xanh thì bên trong cũng xanh, ngoài đỏ thì bên trong cũng đỏ. Không giống như quả dưa hấu, ngoài xanh mà trong lại đỏ...
Con người ta không phải lúc nào cũng sống được như quả cà chua, sống thật đúng với cái "tôi" bên trong của mình.
Có khi muốn sống như thế nhưng lại không thể được. Và cái câu "đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" lại được áp dụng triệt để như một lời biện minh hữu ích.
Người ta bảo đấy là sự kết hợp cà chua với dưa hấu để cho ra thế hệ F1 hoàn hảo, biết biến hoá linh hoạt trong từng hoàn cảnh...
Nhưng, như một người bạn đã nói: "Nếu như trong cuộc đời, cái gì cũng là chính nó, người tốt kẻ xấu đều có thể phân định ngay từ lần gặp đầu tiên, cuộc sống còn thú vị nữa hay không? 

Cũng như trong cuộc sống, những "người xấu" thật ra cũng không đáng ghét lắm.
Sự có mặt của họ tạo nên sự phong phú cho cuộc đời và ở một chừng mực nào đó, họ tạo nên thế đối lập khiến những người tốt được nhận diện và ngợi khen.
Có một "người bạn cà chua" cũng tốt, nhưng đối diện với một cây dưa hấu vẫn thú vị hơn nhiều. Không phải giả dối, mà là biết giấu mình một chút, người đối diện sẽ cảm thấy được khám phá và phát hiện ra sự thú vị ẩn chứa bên trong cái vẻ ngoài lạnh lùng ấy.
Có người nói rằng sống trong đời là tìm cách chiếm lĩnh một lập trường sống, một lập trường nhân cách giữa cuộc đời.

 Ngoại trừ số ít người có can đảm không quan tâm đến xung quanh, thì đa số những người còn lại đều có đôi lúc hoang mang về cách sống của mình.
Tôi không phải là một người "can đảm không quan tâm đến xung quanh". Tôi đôi khi cũng vẫn hoài nghi về lối sống của mình.
Nhưng tôi thích phân biệt rõ ràng tốt - xấu, kể cả ngay từ lần gặp đầu tiên.
Tôi vẫn thích trắng đen rõ ràng hơn là mờ mờ ảo ảo.

 Và hơn hết, tôi vẫn thích có một "người bạn cà chua" hơn là một "người bạn dưa hấu". Không phải ai cũng biết giới hạn của việc "giấu mình đi một chút" cho người khác khám phá.
Người ta hay tham lam, hay đi quá đà mà chẳng nhận ra được đâu là điểm dừng.
Thích thì bảo là thích. Không thích thì bảo là không thích.
   Yêu thì bảo là yêu mà không yêu thì nói không yêu.
Đừng có miệng nói yêu mà trong bụng thì ghét, sau lưng lại nói xấu hết lời. "Dù ai cách núi ngăn sông ta cũng không nói ghét là yêu.

 Dù ai ngăn sông cấm chợ ta cũng không nói yêu là ghét".Xấu thì hãy sống đúng như xấu, đừng cố tỏ ra mình tốt đẹp. Mà tốt đẹp rồi thì hãy giữ và làm cho mình tốt đẹp hơn.
Nghèo thì không thể sống cuộc sống của giàu, mà giàu cũng chẳng thể cố vờ như mình nghèo khó.
Sống đúng với bản thân mình, đấy mới là ý nghĩa sâu xa của "triết lý cà chua"!
Tôi từng được giáo huấn thế này: "Em không thể giữ mãi một lối sống, một nếp suy nghĩ được. Em làm ở công ty ABC, tất cả mọi người đều cùng đi ăn cơm trưa với nhau.
Nhưng khi em chuyển sang công ty XYZ , mọi người chỉ thích gọi cơm hộp về văn phòng ăn thì em cũng không thể bắt tất cả bỏ thói quen ấy để đi ra ngoài ăn cùng nhau.
Hoặc em cũng sẽ phải làm như họ hoặc em sẽ phải ra ngoài ăn một mình. Vậy thì khi đó, em có còn là em với thói quen cũ không?

 Em có còn là... cà chua nữa không?"
Tôi đã cười rất nhiều mỗi khi nhớ lại câu nói đó. Người nói rất thật lòng, đưa ra ví dụ rất cụ thể nhưng lại nhầm lẫn giữa việc thay đổi thói quen cho phù hợp với hoàn cảnh sống và việc sống đúng với con người mình.
Tôi có thể chuyển sang ăn cơm hộp nhưng đó chỉ đơn thuần là chuyển thói quen chứ không có nghĩa là tôi sẽ biến thành một người xấu, cũng không có nghĩa là tính cách, phẩm chất của tôi thay đổi theo.
Tôi vẫn cứ là tôi, đơn giản vậy thôi...

author unknow