Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013
'Đường Nào Cũng Dẫn Đến La Mã'
"All roads lead to Rome". Đường nào cũng dẫn đến La Mã. Đây là câu nói mà tôi đã nghe từ lúc còn ở Việt Nam. Vì vậy nó nói lên ít nhất hai điều.
Thứ nhất, nghe câu nói này ai cũng hiểu. Từ Đông sang Tây. Đó là làm gì thì làm nhưng cuối cùng nó cũng sẽ là điểm dừng chân, là điểm đến.
Thứ hai, nếu đã chấp nhận điều đó thì ai cũng phải thầm chấp nhận thêm rằng trên thế gian này, ít nhất cũng là trong vài ngàn năm trở lại đây, Rome mới thật sự là thủ đô của nền văn minh nhân loại, là điểm mọi người nên tụ họp về, để chiêm ngưỡng, để suy ngẫm và nhất là để cảm nhận về những gì được cho là đáng bảo tồn nhất.
Sẽ không có một thành phố nào có nhiều cổ vật bằng thành phố này. Cũng sẽ không có một nhà thờ nào vĩ đại hơn Toà Thánh St Peters của Thành Vatican.
Thật sự có đặt chân đến nơi này bạn mới có thể bắt đầu hình dung được sự giàu có và huy hoàng của những đại đế La Mã ngày xưa.
Tôi nhận thấy thường đọc sách hay học lịch sử để biết thêm về một nơi nào đó là một chuyện. Nhưng đến được tận nơi, thấy tận mắt thì chúng ta mới có thể bắt đầu cảm nhận được bề dày (lẫn bề ngang) của nơi mình vừa đặt chân đến.
Thành Roma, tên chính thức người Ý gọi thủ đô của họ, là một trong những thí dụ điển hình nhất.
Thật ra đây không phải là lần đầu tiên tôi đến thành Roma.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi cũng không muốn chia sẻ với các bạn về tất cả những nơi tôi nghĩ nếu bạn là khách du lịch nên ghé thăm.
Đơn giản vì có nhiều quá.
Nếu như ở Úc toà nhà nào trên 100 tuổi sẽ đương nhiên được liệt vào hàng quốc bảo thì tôi nghĩ ở Ý mình cần phải nhân lên 10.
Vì cứ quẹo qua một góc đường là bạn lại thấy một thánh đường to, cổ.
Rải rác khắp cả thành phố là những công viên, cung điện, tường thành không cái nào giống cái nào.
Mà cái nào cũng đã có mặt ít nhất vài trăm năm... trước mình!
Mặc dù tôi biết một số người cho rằng thành Roma có quá nhiều khách du lịch, too touristy, không thơ mộng bằng Tuscany hay bình yên như ở Florence nhưng tôi vẫn nghĩ nếu đã đến Ý thì nhất định bạn phải đến Rome. Cho dù nó có đắt đỏ đến đâu.
Vì Roma là biểu tượng của nước Ý. Của những gì huy hoàng, sang trọng và đáng chiêm ngưỡng nhất về người Ý và lịch sử hào hùng của họ. Không phải đương nhiên mà mãi cho đến bây giờ, thành Roma vẫn được cho là một trong những cổ thành vĩ đại nhất thế giới, nếu không muốn nói là No. 1.
Đối với riêng tôi nó hơn hẳn tất cả những cổ thành khác trên thế giới.
Và đúng là nó cũng có đắt thật. Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên qua Ý lúc còn đi học cả ngày tôi chỉ có đủ tiền mua pizza hoặc hot dog bên lề đường để ăn cho đỡ đói.
Con mắt lúc ấy được chăm sóc tử tế hơn cái bao tử. Bây giờ mặc dù có đỡ hơn, lần này tôi sang đây để đi làm chứ không phải đi chơi nhưng thú thật tôi cũng chẳng dám đêm nào cũng bước vô nhà hàng.
Vì bảo đảm với bạn, chỉ cần bước vô bước ra là bạn sẽ tốn ít nhất 50 euros cho một bữa ăn ba món. Chưa tính tiền tax và tiền nước.
Còn nếu như bạn đã lỡ thích có rượu đễ nhâm nhi thì thôi... miễn bàn.
Tiền khách sạn ở Roma cũng thuộc vào hàng đắt đỏ nhất thế giới, theo tôi nghĩ.
Đêm hôm trước khi qua tôi đã lên mạng để check xem có cái deal “last minute” nào tốt hay không
(vì thường book trên mạng vào những ngày cuối rẻ hơn) nhưng rất tiếc “last minute” hay có book trước vài tuần thì cũng thế. Vì không có cái nào còn chỗ trống.
Bạn có thể tưởng tượng được không khi tôi phải bỏ ra 130 euros và sau 4 giờ trên mạng tôi mới tìm được một khách sạn hạng tồi nằm cách xa trung tâm thành phố hàng chục cây số.
Bởi thế tôi nghĩ nếu như bạn muốn có một lần được viếng thăm thành Roma trong đời và bạn không có nhiều tiền như... tôi thì đây là những điều bạn cần ghi nhớ.
Thứ nhất, bạn chỉ nên đi lúc low season có nghĩa là không phải trong thời cao điểm. Như bây giờ chẳng hạn.
Giá cả mùa hè phải chăng hơn mùa đông vì có ít khách du lịch hơn.
Thứ hai, nếu là học sinh thì bạn nên lo làm thẻ học sinh trước khi đi vì đôi khi giá vào cửa các viện bảo tàng, cung điện có thể giảm hơn 1/3 hay chỉ có nửa giá.
Thứ ba, tránh đừng gọi taxi kể cả lúc vừa mới đến phi trường.
Tôi biết tâm lý chung của mọi người là không biết việc đi lại sẽ ra sao nên thường bắt taxi về khách sạn cho chắc ăn.
Nhưng qua kinh nghiệm cho thấy, từ phi trường về khách sạn, nhất là ở Âu Châu, phần lớn các phương tiện công cộng, đặc biệt là xe lửa, đều tiện lợi, rẻ và mau hơn nhiều.
Hôm tôi buộc phải dùng taxi từ phi trường về khách sạn ở Rome vì có quá nhiều đồ đạc, dụng cụ quay phim linh tinh, tôi đã phải chi 70 euros, tức là gần 100 đô mới về tới khách sạn. Sau gần 2 tiếng đồng hồ bị kẹt xe trên đường về trung tâm thành phố.
Nếu hôm đó tôi chịu khó bắt xe lửa, chắc chắn tôi chỉ mất khoảng 1 giờ và 10 đô là đến hotel.
Thứ tư, mỗi tối trước khi về khách sạn bạn nên ghé vào các tiệm thực phẩm hoặc supermarket mua nước và trái cây để dùng cho ngày hôm sau. Bảo đảm bạn sẽ tiết kiệm được ít nhất là hơn nửa hoặc ¾ giá bán lẻ.
Một chai nước vào supermarket mua sỉ chỉ có 40 cents.
Nhưng ngoài cổng gần những nơi có nhiều khách du lịch giá mỗi chai nước là 4 euros. Nói thật những anh Ý bán hàng rong ở Rome làm giá còn hơn các bác ở chợ Đồng Xuân Hà Nội
Thứ năm, bạn nên mang giày thể thao và đi bộ ở Roma hơn là mang giày da, cao gót và đi xe. Vì chắc chắn một điều bạn sẽ không thể nào cảm nhận được tất cả những gì mà Roma có thể mang lại nếu như bạn chỉ biết cỡi taxi ngắm người. Từ một góc phố cổ kính trong ngõ hẹp, một nhà thờ đứng im trong góc không một bóng người cho đến một ly kem gelatos ngay bên cạnh những bực thang của khu Spanish Steps đông đúc người qua lại, tất cả bạn chỉ có thể tận hưởng và đắm chìm vào văn hoá của người Ý nếu như bạn chịu khó rảo bộ.
Sẽ không có một thành phố nào mang đến cho bạn nhiều cảm xúc, cung bậc từ miếng ăn, cho đến quần áo, lịch sử, đền đài và nhất là tâm linh như ở Roma.
Không cần thiết bạn phải là người Công giáo mới cảm nhận được điều này.
Tôi nghĩ bất kỳ ai, một khi đã bước vào một thánh đường trang nghiêm, to rộng không một bóng người qua lại (điều này rất dễ tìm ở Roma, nhất là vào ban đêm), tai chỉ nghe tiếng chân của chính mình, mắt chỉ thấy tượng, đền, những cây thánh giá, những ngọn nến lung linh khi mờ, khi tỏ, cũng sẽ cảm thấy lòng mình bỗng chùn xuống.
Tâm bỗng như chững lại, tự xét mình xem cần phải làm gì để có thể tốt hơn.
Hay đơn giản chỉ là một khoảnh khắc tự nhìn lại mình, sám hối.
Mười năm trước khi đến Roma lần đầu tiên tôi đã tự nhủ thầm rằng nếu như trong cuộc sống của tôi không còn gì để lo, để toan tính chắc chắn tôi sẽ chọn Roma làm nơi tôi sinh sống. Nó có đủ tất cả những gì mà một thằng con trai như tôi thích tìm đến.
Mười năm sau, tôi nghĩ tôi cũng sẽ chọn thành phố này.
Thế còn bạn thì sao?
Trịnh Hội
Món quà của Thượng Ðế'
Tục ngữ Việt Nam có câu “Trời sinh voi, sinh cỏ,” hay “Trời sinh, Trời dưỡng.”
Nếu quả thật là Trời - hay có người cho đó là Thượng Ðế - xếp đặt vũ trụ, thì khi sinh ra những sinh vật trên trái đất này thì Trời cũng phải cung cấp những gì cần thiết cho sự sống, đó là khí trời, nước và các loại trái cây, rau dại và thú hoang trên rừng.
Ðó là thời kỳ sơ khai của hái lượm và săn bắt, có sự góp sức của lửa để luộc, nướng.
Sau thời kỳ này là giai đoạn gieo trồng và thu hoạch so với hái lượm trong tự nhiên tại Tây Á, Ai Cập và Ấn Ðộ...
Nông nghiệp xuất hiện ở phía Bắc và Nam Trung Quốc, Sahel của châu Phi, New Guinea và một số khu vực của châu Mỹ.
Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột trong khẩu phần thức ăn cho toàn dân số trên thế giới.
Hiện nay, trên thế giới có năm loại cây lương thực được trồng chủ yếu, bao gồm: ngô, lúa nước, lúa mì hay tiểu mạch, sắn và khoai lang. Trong đó, ngô, lúa gạo và lúa mì chiếm khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu và khoảng 43% calori từ tất cả mọi lương thực, thực phẩm.
Trong khi đó lương thực chính của Việt Nam đã chiếm bốn thứ là lúa, ngô, sắn và khoai lang.Nghề nông, dù có sự tiến bộ của cơ khí, cũng là một nghề vất vả, như lời Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Các ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn...,” nhất là trong giai đoạn chiến tranh, bom đạn, ly tán... nông dân không được ra đồng, con người lâm vào cảnh đói, thì lúc bấy giờ những món lương thực căn bản, thô sơ như sắn khoai là “món quà” cứu tinh mà trời đã ban cho nhân loại.
Dân miền Nam đã nếm mùi tân khổ sau tháng 4-1975 với khoai sắn và hạt bo bo (cao lương) mà trước kia chỉ dành cho gia cầm, gia súc, thậm chí có người chết đói vì không kiếm ra các thức ăn này.
Hiện nay lục địa Châu Phi là nơi thiếu ăn nhất.
Trong trường hợp này Thượng Ðế cũng đành bất lực!Thế mà bây giờ lại có người tìm ra chân lý: “Rượu vang là món quà của Thượng Ðế!”Rượu vang (vin, wine) hay rượu chát, rượu nho cũng là một thứ.
Vào thế kỷ VI, trước thiên Chúa giáng sinh, người Hy Lạp đã biết làm rượu đem qua bán ở Pháp và từ Pháp xuất cảng rượu sang xứ Anh, nhưng sau đó, khắp Âu châu bắt đầu sản xuất rượu vang.
Dân La Mã (Ý cổ) cũng khoái uống rượu vang Pháp hơn là rượu vang La Mã. Ðến thế kỷ thứ III hoàng đế La Mã Probus cho phép dân Gaulois trồng nho làm rượu tự do trong vùng đất do chính họ lựa chọn.
Các nhà thờ Thiên Chúa Giáo cũng bắt đầu sản xuất và có những hầm lưu trữ rượu. Linh mục cũng đóng góp vào trong phần sản xuất và nhà thờ nào cũng có ruộng trồng nho, và có xưởng làm rượu nho riêng.
Thời ấy, các viên chức công quyền và tôn giáo, ai nấy cũng có khu trồng nho và làm rượu, ngay cả vua chúa cũng vậy.
Trong khi các tôn giáo khác cấm dùng chất nước uống lên men, thì nhà thờ có món rượu lễ (Sacramental Wine.)
Uống rượu vang là một nghệ thuật, phải biết uống rượu loại gì tùy theo mỗi thức ăn, và phải biết ăn món nào trước món nào sau cho đúng điệu và đúng khẩu vị.
Từ đó ở Âu Châu có nhiều khóa dạy tổng quát các loại cây nho, vùng trồng nho, cách làm rượu, hương vị riêng biệt của mỗi loài rượu, cách lưu trữ rượu, cách phục vụ rượu (khui rượu, ly dùng rượu, rót rượu...), cách thưởng thức và phân biệt các loài rượu từng vùng cùng số năm tuổi của rượu. v.v..
.Trong khi người nghèo kiếm ăn, “ăn để sống,” thì người giàu dư dật, không phải sống chỉ để ăn, cho có ăn, mà người ta sống, để thưởng thức một bữa ăn ngon, dầu cho đó là một bữa ăn thanh đạm, hòa hợp với rượu vang cho đúng cách, sành điệu.
Mặt khác, người ta còn khuyến khích dùng rượu vang như là một liều thuốc chống bệnh, rượu vang chứa rất nhiều chất thuốc, chống lại bệnh tim, bệnh ung thư phổi và ung thư nhiếp hộ tuyến.
Những người dân ở vùng Tây Nam nước Pháp, uống rượu vang với món gan ngỗng, số tử vong rất ít về các bệnh tim mạch, hơn những nơi khác không dùng rượu chát!
Rượu vang còn chứa đựng những chất polyphénols với những tính chất chống lão hóa (đặc biệt là chất catéchine).
Một bài báo khác, tờ New York Times đã nhấn mạnh trên đề tài này rằng sự hiện diện của chất resveratrol trong vỏ nho ngăn chặn tác dụng của những mầm có khuynh hướng tạo ra bệnh ung thư.
Ðàn bà mỗi ngày dùng tối thiểu hai ly rượu vang, tránh được bệnh ung thư buồng trứng, qua sự nghiên cứu của đại học Queensland ở vùng Brisbane, Úc châu.
Và, các tạp chí y học cổ động rằng rượu chát đỏ góp phần giúp ta bảo vệ hệ thần kinh, nhờ năng tính tốt hiện diện trong vỏ nho!
Nhưng liệu những dân tộc nghèo đói nhất trên quả đất này (cũng là sản phẩm của Thượng Ðế,) trong khi không có hạt gạo, hạt ngô bỏ vào miệng, phải ăn cả vỏ cây, liệu có thể nào chữa bệnh bằng cách mỗi tối dùng hai ly rượu vang không?
Thượng Ðế cho anh quả nho, quả táo, quả dừa, quả lê, quả sim..., có thể nói hàng nghìn loại cây trái, nhưng không hề dạy cách cho anh làm rượu vang, nên không thể nói rượu vang là món quà từ Thượng Ðế.
Nếu có, Thượng Ðế phải đứng về phái đám đông nhân loại, phải cho lúa ngô được mùa, con bò, con dê nhiều sữa.
Nho được mùa chỉ làm cho các nhà sản xuất rượu giàu thêm và người uống rượu có thể trả ít tiền hơn cho một chai rượu.
Theo thống kê của nghề rượu vang, trên quả đất này có 7 tỉ 180 triệu người nhưng chỉ có 100 triệu người hân hạnh được thấm môi “món quà của Thượng Ðế” còn hơn 7 tỉ người chưa hề biết đến hơi hám của mùi rượu này, như vậy không lẽ Thượng Ðế chỉ ưu đãi cho một thiểu số quá ít ỏi trong toàn bộ con cái của Người?Chai rượu đắt nhất của thế giới là chai rượu xưa gần một thế kỷ.
Rượu sản xuất năm 1907, được chở từ Pháp cho một gia đình hoàng gia Nga năm 1916, tàu bị chìm ngoài khơi Phần Lan, mãi đến năm 1997 thợ lặn vớt được 200 chai, giá cho một chai là $275,000. Chai rượu vang rẻ nhất ở Mỹ khoảng $3.00.
Nó quả thật không cần thiết như rau, hạt, quả cho người lớn và sữa cho trẻ thơ.
Một thiểu số người Việt từ lúc “nhờ” Tây đô hộ, được bước vào giai cấp mới, “ăn trắng mặc trơn,” mới biết nhấm nháp chút rượu vang, và biết cám ơn Thượng Ðế, mà quên Thượng Ðế đã cho con người những món quà căn bản, như cỏ cho voi, nhưng bây giờ voi cũng không đủ cỏ mà ăn, phải xuống bản làng quậy phá.
Thượng Ðế cho loài người quặng sắt để làm cuốc, xẻng, dao, rựa, máy cày... nhưng chúng dùng món quà của Thượng Ðế để làm bom, đạn, giáo, mác.
Thượng Ðế cho con người trí khôn để sống no đủ, nhưng chúng dùng trí khôn để tranh giành, lấn áp và giết hại nhau.
Cộng đồng kinh tế cá quốc gia Tây Phi (ECOWAS) vừa thông báo khẩn cấp đến loại người: hơn 6 triệu người ở khu vực Sahel Châu Phi đang có nguy cơ chết đói, trong đó có một triệu trẻ em. Thượng Ðế bị trói tay hay vô cảm?
Xin cầu nguyện Thượng Ðế màu nhiệm cho thế giới qua cơn hạn hán, binh đao, cho mưa thuận gió hòa, lúa ngô được mùa, con người có thực phẩm, “hàng ngày dùng đủ,” và xin đừng rêu rao cho rằng “rượu vang là món quà của Thượng Ðế” cho loài người, một sự áp đặt bất công, thiên vị, làm xấu đi hình ảnh Thượng Ðế.
Huy Phương
Chuyện kể về ông chủ tiệm cơm gà Siu Siu
Quán cơm gà Siu Siu đưa món cơm gà khoái khẩu này vào hàng triệu gia đình Việt Nam, mà trong đó có gia đình tôi, gia đình bạn tôi, anh CiBi sau 35 năm xa xứ đổi đời mà nước bọt vẫn ngẩn ngơ vì cơm gà Siu Siu hay CiBi vẫn nhớ ông chủ quán Siu Siu ngày nào trong ký ức rung động hệ quả Pavlov và rằng món cơm trấn quốc vang lừng của ông đã trang trọng chiếm ngự thế đứng vững chắc trong nhiều quyển hồng thư ẩm thực Việt Nam.
Tôi nghĩ cơm gà Siu Siu đã được vào văn học người Việt mình "pho sua" (for sure) rồi chứ còn gì nữa nhỉ?
Trong một truyện hồi ký của một cây bút văn học mô tả: "Nếu tôi chỉ nói cái số nhà 39 thì chắc chẳng một ai hình dung căn nhà của mẹ tôi nằm ở chỗ nào trong khu chợ An Ðông.
Nhưng nếu nói nó ở ngay sát cạnh quán cơm gà nổi tiếng Siu Siu thì có thể nhiều người hình dung ra ngay.
Siu Siu là một quán cóc nằm sát bên hông nhà mẹ tôi. Ông Siu Siu khi mở quán này đã thương lượng với mẹ tôi câu điện từ trong nhà chúng tôi để thắp đèn trong quán, lại dùng cái vỉa hè ngay trước cửa nhà chúng tôi để đặt bàn ăn.
Bù lại ông Siu Siu mỗi tháng trả cho cho mẹ tôi một khoản tiền.
Trong suốt hai mươi năm trời chúng tôi ăn cơm gà trừ dần vào khoản tiền này, ăn nhiều phát ớn, đến độ tôi phải tự hỏi cơm gà Siu Siu thì ngon quái gì mà đông người đến ăn như thế.
Mỗi buổi chiều từ trên ban công nhìn xuống dưới hè ở trước nhà tôi thường quan sát thực khách ăn ở phía dưới.
Tôi nhận diện không biết bao nhiêu những khuôn mặt nổi tiếng, từ minh tinh tài tử, văn nhân nghệ sĩ cho đến những nhân vật chính trị và quân sự quan trọng của miền Nam, và tôi thường tự hỏi trong số những thực khách ấy có mấy ai biết là mình ngồi ăn ở ngay trước cửa căn nhà của mẹ tôi, bà Nhất Linh.…
Chiều đến khi cơn nắng đã dịu tôi thường bắc ghế ra ngồi ở ban công nơi mẹ tôi có trồng ở góc một cây hoa giấy, cành lá và hoa giấy đỏ leo trên một tấm lưới sắt thưa.
Ðiếu thuốc lá Capstan trên môi tôi thường nhìn qua những bông hoa giấy ngắm cảnh chợ vãn từ trên cao.
Phía bên kia đường Nguyễn Duy Dương là trường trung học Trí Dũng quét màu vôi đỏ, giờ tan trường những cô cậu học sinh Tàu trong bộ đồng phục xanh trắng cà vạt đỏ đi túa ra khỏi cổng. Trên hè lề đường ngay phía dưới ban công những thực khách của quán Siu Siu ngồi ăn uống ngon lành, trên mặt bàn ăn những chai lớn chai nhỏ bia Larue đầu cọp, bia “33”, những đĩa thịt gà trắng nuột nà, những bát cơm gà nóng bốc khói. Thỉnh thoảng tôi thấy mẹ tôi bước ra cửa gọi cơm để đãi khách và bao giờ cũng vậy ông chủ Siu Siu đích thân bưng cơm và thịt gà vào trong nhà cho mẹ tôi.
Biết ý mẹ tôi ông luôn luôn mang vào một khẩu phần đặc biệt: một đĩa đùi gà được chặt rất khéo có thêm vài ba cái phao câu và một đĩa lòng gà gồm gan, mề, lòng, điểm mươi quả trứng bé bé xinh xinh màu vàng ngậy..
"Chuyện cô Thẩm Thúy Hằng đến nhà mẹ tôi làm xôn xao dân chợ một dạo.
Nhưng đó không phải là lần đầu tiên họ được dịp chiêm ngưỡng tận mắt những nghệ sĩ nổi tiếng.
Cặp nghệ sĩ cải lương Kim Cương – Hùng Cường một buổi chiều nọ cũng làm náo động đám trẻ con khi họ đến ăn ở quán cơm gà Siu Siu. Bữa đó tôi đang ngồi học bài trên gác thì có tiếng gọi ơi ới ở dưới đường: “Kim Cương tụi bay ơi!” – “Hùng Cường tụi bay ơi!”.
Tôi bèn ra đứng ở ban công nhìn xuống. Trẻ con mấy chục mạng từ trong chợ chạy túa ra đường đứng thành hình vòng cung lớp trong lớp ngoài chung quanh quán cơm gà.
Có vài người lớn trong đám nhưng họ chỉ đứng nhìn ở xa. Mấy đứa nhỏ đứng hàng đầu tiến sát lại gần cái bàn ăn của hai thực khách nhìn trân trân vào tận mặt cô Kim Cương, thần tượng của chúng mà trước đó chúng chỉ được thấy trên màn ảnh TV. Rồi bất ngờ trong đám con nít đồng loạt có tiếng vỗ tay, vừa vỗ tay vừa reo hò, rất đúng nhịp: “Kim Cương nhai! Kim Cương nuốt!”.
Tức mình, tài tử Hùng Cường đang ăn đứng lên phùng má trợn mắt nhìn đám trẻ. Tưởng nghệ sĩ này làm trò hề, lũ trẻ lại rộ lên cười. Ông Siu Siu đang chặt thịt gà, xách con dao phay chạy ra xua tay nói lớn: “Hê! Ðể cho người ta ăn lớ!
Ðể cho người ta ăn lớ!”. Ðám trẻ rãn ra xa thôi hò hét nhưng không chịu đi, cứ đứng quanh đó mà nhìn cho tới khi cặp nghệ sĩ ăn xong lên xe. Cứ như thế từ trên ban công căn nhà của mẹ tôi tôi ngắm cảnh sinh hoạt phía dưới không bao giờ chán mắt. Nội nhìn ông Siu Siu chặt thịt gà đã thấy mê!
Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát dao phay bổ ngọt trên bụng. Rồi phập phập! Hai cái đùi gà văng ra.
Bằng bốn đầu ngón tay trái ông Siu Siu chặn cái đùi gà, chặn kín chỉ chừa một khoảng hở. Phập! Con dao phay bổ sát móng tay. Rồi cứ thế các ngón tay ông ta lùi dần, lùi đến đâu con dao phập sát tới đó. Phập! Phập! Phập! Thoắt cái, đùi gà đã được chặt thành từng khúc nhỏ đều đặn.
Xúc những miếng gà đã chặt bằng lườn con dao phay ông trải thịt gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng, rắc một ít hành lá lên trên, thế là đĩa gà được mang cho khách, cùng với những bát cơm gà nóng vàng ngậy bốc khói cộng thêm hai thứ nước chấm, một chén xì dầu có những lát ớt đỏ và một chén gừng băm trộn dấm.
Trong bao nhiêu năm quan sát ông Siu Siu chặt thịt gà tôi cứ bị ám ảnh bởi một ý nghĩ và ý nghĩ này không ngớt theo tôi cho tới tận ngày nay, hơn bốn mươi năm sau.
Ðó là có bao giờ ông ta lơ đễnh trong lúc chặt thịt?
Tôi không dám nghĩ tiếp vì cái hậu quả mà tôi hình dung thấy nó kinh khiếp quá!
Ngày nọ qua ngày kia trải qua hai mươi năm cái sinh hoạt ở dưới quán cơm gà Siu Siu đã in vào trí nhớ tôi như là những hình ảnh sống động khó phai mờ. Hình ảnh ấy phản ánh một bức tranh xã hội thu nhỏ của thành phố Sài Gòn qua thời gian.
Khi cuộc chiến bắt đầu nở lớn lan rộng ở vùng quê thì ở những chiếc ghế dưới kia đã có thêm nhiều màu áo trận trong số thực khách..
Tôi đã nhìn thấy những nữ sinh e ấp trong chiếc áo dài trắng gắp miếng thịt gà âu yếm bỏ vào trong bát của người yêu, một người lính rất trẻ ngồi đối diện; tôi đã nhìn thấy dẫy bàn ăn đầy ắp những chai bia của những người lính trận đến đây ăn uống trong một lần về phép.
Chợ An Ðông cũng bắt đầu có bóng dáng những người lính Mỹ. Vào năm 1966 khi quân đội Mỹ đổ nhiều vào Việt Nam thì chủ nhân của chung cư này là tay tài phiệt Huỳnh Siêu đã cho xây cất thêm lầu bốn và dành nguyên lầu này để cho Mỹ thuê.
Ở trên lầu bốn của chung cư là lầu thượng có mở câu lạc bộ là chỗ giải trí cho lính Mỹ. Ðêm đêm tiếng nhạc và tiếng trống thình thình từ trên đầu chúng tôi dọng xuống...
Hai mươi mốt năm trôi qua trên đất Mỹ nhanh như một chớp mắt.
Năm 1996 chúng tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên và có dịp ghé chợ An Ðông thăm căn nhà cũ. Căn nhà nay đã đổi chủ.
Bảng hiệu cau Cẩm Lợi thay thế bằng bảng tiệm vàng Kim Xuyến.
Trong lúc vợ con tôi đi sắm đồ trong chợ An Ðông (nay được tân trang phía trong với một dẫy cầu thang cuốn) tôi đứng trước cửa tiệm vàng nhìn lên cái ban công trên cao nhớ lại những giờ phút xa xưa đứng trên đó nhìn xuống cái quán Siu Siu ở dưới này bây giờ không còn nữa, nhớ lại cả một thời thanh xuân, thời tuổi trẻ của mình mà lòng bồi hồi. Ðã bao nhiêu nước chẩy qua cầu....
Trong cuộc đổi đời khủng khiếp ấy tội nghiệp nhất phải nói là ông chủ quán cơm gà Siu Siu. Vào năm 1975 sau 20 năm làm ăn phát đạt ông Siu Siu trở nên giầu có.
Ông đã tậu 3 căn nhà sát nhau trong một dẫy phố đường Nguyễn Duy Dương, cạnh trường Trí Dũng, và biến 3 căn này thành một nhà hàng bán cơm gà thật lớn, trong khi ông vẫn duy trì cái quán cóc nhỏ ở sát cạnh nhà mẹ tôi.
Vẫn theo lời kể của chị Thạch thì khi những người cộng sản vào trong Chợ Lớn họ niêm phong và tịch thu tất cả những nhà hàng lớn của Hoa kiều, chỉ cho hoạt động những nhà hàng nhỏ bán buôn lẻ tẻ.
Ông Siu Siu bỗng nhiên một lúc bị tước đoạt cả 3 căn nhà.
Còn quán cóc thì ông sang lại cho chú Sáng, một người bà con của ông. Tháng Sáu năm 1978 những thương gia trong Chợ Lớn hùn nhau tổ chức một cuộc vượt biên bằng tàu. Ông Siu Siu và toàn gia đình ông tham dự trong chuyến đi ấy.
Ra khơi không may tàu chìm. Toàn thể gần trăm người trên tàu không một ai sống sót chỉ trừ một mình ông Siu Siu. Ông bám vào một tấm ván theo sóng biển trôi tấp vào bãi biển tỉnh Bến Tre.
Dân chúng địa phương báo cho công an biết và ông được chở vào bệnh viện cứu sống. Sau khi điều tra lý lịch biết ông Siu Siu ở chợ An Ðông họ điện cho công an phường An Ðông để xin giải ông về quận 5.
Ông Siu Siu sau đó trở thành người mất trí. Không còn nhà cửa để ở ông sống lây lất ngay dưới mái hiên căn nhà cũ của mình ở đường Nguyễn Duy Dương.
Rồi giống như "chú Tiều", ông bắt đầu điên khùng nói năng lảm nhảm.
Nhưng tệ hơn "chú Tiều", ông phải ngửa tay xin từ gói xôi, gói bắp của những người qua đường để sống, những người mà chỉ mấy năm trước đã là thực khách thường xuyên của quán cơm gà rất nổi tiếng của ông."
Nguyễn Tường Thiết
Tất Cả Đều Là Vô Thường
1-Thời gian : Vô Thường
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới Qua một ngày vui một ngày.sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày.
2-Hạnh phúc : Vô Thường
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
3-Tiền : Vô Thường
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua ?
Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ !
Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.(Khólắm !?)
4- Đời sống : Vô Thường
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”.
Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
5-Thê´Gian : Vô Thường
-Tiền bạc là của con ( không chắc lám)
- Tài sản có thể bị mất vì các nguyên nhân:
1-Thiên tai,
2- Hỏa hoạn,
3- Pháp lênh của vua hay chính quyền tich thu, quốc hửu hóa
, 4- Trộm cướp,
5- Con cái.
- Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
-Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
-Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút, hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
-Con tiêu tiền cha mẹ, thoải mái ; Cha mẹ tiêu tiền con, chẳng dễ.
-Nhà cha mẹ là nhà con ; Nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
-Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
--Ốm đau trông cậy ai ? Trông cậy con ư ?
Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư ?
Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư ? - Chỉ còn cách ấy.
-Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm.
Chân lý của Đạo, thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui. Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được..
Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên.
Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở.
Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già, tâm không già, thế là già mà không già ; Tuổi không già ma` tâm già, thế là không già mà già.
Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe nguoi`già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…
Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp, chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa.
Về tâm
và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một
tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)?
Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành.
Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống.
Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó ! Đó cũng là một sự giải thoát.
Chẳng việc gì cố mà được, quả (trai') ngắt vội không bao giờ ngọt. Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi.
Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn. ống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !
St
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới Qua một ngày vui một ngày.sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày.
2-Hạnh phúc : Vô Thường
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
3-Tiền : Vô Thường
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua ?
Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ !
Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.(Khólắm !?)
4- Đời sống : Vô Thường
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”.
Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
5-Thê´Gian : Vô Thường
-Tiền bạc là của con ( không chắc lám)
- Tài sản có thể bị mất vì các nguyên nhân:
1-Thiên tai,
2- Hỏa hoạn,
3- Pháp lênh của vua hay chính quyền tich thu, quốc hửu hóa
, 4- Trộm cướp,
5- Con cái.
- Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
-Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
-Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút, hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
-Con tiêu tiền cha mẹ, thoải mái ; Cha mẹ tiêu tiền con, chẳng dễ.
-Nhà cha mẹ là nhà con ; Nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
-Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
--Ốm đau trông cậy ai ? Trông cậy con ư ?
Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư ?
Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư ? - Chỉ còn cách ấy.
-Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm.
Chân lý của Đạo, thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui. Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được..
Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên.
Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở.
Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già, tâm không già, thế là già mà không già ; Tuổi không già ma` tâm già, thế là không già mà già.
Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe nguoi`già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…
Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp, chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)?
Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành.
Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống.
Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó ! Đó cũng là một sự giải thoát.
Chẳng việc gì cố mà được, quả (trai') ngắt vội không bao giờ ngọt. Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi.
Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn. ống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !
St
Vì Sao Khiêm Tốn ( ttheo )
Nói về khuynh hướng nhạc Lam Phương thì âm nhạc anh được sáng tác rất đa dạng về các thể điệu khác nhau, và về các chủ đề khác nhau, như nhạc quê hương, nhạc tình ca, hay nhạc lính chiến.
Ngày xưa trong thời kỳ học tiểu học trường tôi thường tập dợt các bài hát nhịp nhàng khi trình diển các điệu vũ múa vào dịp bãi trường hay tất niên.
Các cô hay thầy dùng các bài có điệu mambo, tôi nhớ là bài của LP được chọn lựa như bài: “Trăng Thanh Bình”, “Nhạc Rừng Khuya” hay “Khúc Ca Ngày Mùa”.
Sau thời gian gia nhập vào quân đội kể từ năm 1958 trở đi, LP chuyển sang sáng tác các bài tình ca mang hình ảnh của ngừời quân nhân và cuộc chiến như bài “Đêm Dài Chiến Tuyến”, "Chiều Hành Quân", "Tình Anh Lính Chiến". Tôi nhớ bài tình ca về người lính chiến và người em gái nhỏ hậu phương “Chiều Hành Quân”:
“Một chiều hành quân qua thôn xưa
lúc nắng xuân chưa nhạt màu,
Chạnh lòng tìm người em gái cũ:
Em tôi đã đi phương nào?
Nghẹn ngào nhìn qua hàng tre xanh
ngắm bóng chim đua trên cành,
Giờ tìm đâu hình bóng cũ:
Em ơi! Em đi về đâu?
Về đâu em ơi lúc tình còn sâu
lúc hương trần đời vẫn chờ nhau giữa đêm thâu
Về đâu khi em vẫn là nguồn sống,
khi ánh xuân nồng vừa nhẹ vương lên má hồng...”
Ngày trước năm 75, tôi nghe chị Hoàng Oanh hát bài “Tình Anh Lính Chiến”, tôi thích lắm, bài hát nói lên tình đẹp nên thơ khi người trai đi chiến đấu bảo vệ sơn hà, nơi hậu tuyến yên vui người em gái xây ước mơ, xây mộng đẹp ngày đoàn viên:
Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi
Thương những người mạch sống đang khơi
Đang tìm một cuộc đời cho lòng vơi nét phong sương
Anh chiến trường tôi nơi hậu tuyến
Đời lính chiến xui gặp nhau đây
Đôi đứa mình còn mỗi đêm nay
Nói gì cạn niềm thương để rồi mai ta lên đường...”
Tôi cũng nghe chị Thanh Tuyền cất tiếng ca vang bài hát “Đêm Đài Chiến Tuyến” khi xưa tại Sài Gòn.
Một nhạc phẩm nói lên giờ phút xa xôi nơi chiến trường người chinh nhân đang đồn trú nơi xa xăm, nhớ về người em gái nhỏ, rồi biên những dòng thơ nhung nhớ gởi về từ chiến tuyến:
“Một đêm dài nhớ em, một đêm dài trắng đêm
Nhìn sao rừng nhớ em, nhìn núi đồi thấy em,
người anh yêu trọn đời
Từ khi mình biết nhau, đời ta đẹp biết bao
Giờ vui đời chiến binh, bạn anh là gió sương,
quê anh là muôn phương
Nếu hôm xưa không đến tìm em với muôn lời nồng say
thì giờ trong bóng đêm tình đâu vấn vương
Và tìm ai nhớ thương
Đêm nay gối súng viết lên dòng thư gởi em
Viết cho em, trao cả về em
Viết trong vạn niềm say vì đời trai gió sương
ngoài kia núi sông, thì tim này dâng cả em
anh xin một điều, là mình đừng dối lừa nhau,
đừng gây niềm kỷ niệm khổ đau, vì thư hồng vẫn trao.”
Anh LP kể tiếp cho chúng tôi nghe là về sau anh gia nhập vào Đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương. Rồi về cộng tác với các đài phát thanh như Đài Phát Thanh Quân Đội, Đài Phát Thanh Sài Gòn và Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương.
Tôi nhớ ngày xưa được nghe các chương trình kịch nghệ của ban Thẩm Thúy Hằng hay ban kịch Sống của Túy Hồng, mà nhiều bài hát của LP được lồng vào các vở kịch như: “Nghẹn Ngào”, "Phút Cuối", ”Chờ Người”, "Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi", “Đèn Khuya”, "Chiều Tàn", "Đèn Khuya", "Mộng Ước”,”Thu Sầu”, “Trăm Nhơ’ Ngàn Thương”,
... Bài tôi vẫn nhớ vì tôi có một người bạn thân có kỷ niệm riêng với nó là bài ca nhạc tình xao xuyến “Phút Cuối”.
Anh ca nhạc phẩm này rất hay và rốt cuộc phút cuối anh tan vỡ với người tình như nội dung của bài hát:
“Chỉ còn gần em một giây phút thôi
Một giây nữa thôi là xa nhau rồi
Nguời theo cánh chim về vui với đời
Để lại thương nhớ cho kiếp đơn côi
Núi đồi lồng lộng chiều mưa nhớ ai
Biển xanh vẫn xanh nguời đi sao đành
Để trong giấc mơ hồn anh thẫn thờ
Em ơi bao giờ mới đuợc gần nhau...”
Âm nhạc có những bản nhạc được quảng đại quần chúng trong dân gian tiếp nhận rộng rãi khi nó thực sự nhập tâm hay đi vào lòng người vì nó nói lên nỗi lòng của họ hay một cảm nhận mà nhân gian gần gủi trong các tiết tấu, nhịp điệu của bài hát đó.
Bài “Duyên Kiếp” là một trong các bài điển hình khi tôi nghe anh bạn hàng xóm nhà tôi trong cơn bị tình phụ, tối tối buồn tình vác đàn ra trước bao lơn nhà hát nghêu ngao kiểu chế lại lời bài hát:
“Em ơi nếu mộng không thành thì sao
Mua chai thuốc chuột uống vô là rồi
Đường đời mịt mời vạn nẻo về đâu
Mong chờ duyên kiếp đưa lối niết bàn...”
Khi anh ra nhạc phẩm “Lầm”, nó tiêu biểu cho hàng ngàn con tim trắc trở khi ân hận đưa em sang đây.
Không phải nó chỉ đúng cho khối người di tản đợt năm 75 không thôi, mà gần đây nhiều anh “Việt Kiều” về bên nhà cưới vợ, rồi mang sang Mỹ, để rồi các anh cảm thấy lời bài “Lầm” thật ai oán, thật phũ phàng như lời tiên tri và nó rất gần gủi với họ hơn bao giờ hết.
Bài hát “Tình Đời” cũng là bài ca nói lên nỗi oan trái của tình trường, tình đến rồi đi theo cơn gió nghiệt ngã, bẽ bàng:
“Em có còn thương nhớ gì không
Trong những đêm lạnh giá canh trường
Một mình lẻ bóng đơn côi
Lời yêu ai đành gian dối
Kỷ niệm buồn che khuất vành môi
Còn nhớ tiếng nói thơm môi, lời yêu một thời
Tình xanh tuyệt vời mà ta đã trao
Và tôi say trong tình vừa nở
Ngờ đâu ngày tan vỡ
Giờ còn trong giấc mơ thôi
Nên mới hiểu nhân thế đổi thay
Khi trắng tay người ngoảnh xa người
Người thì tính toán lợi toan
Người thì trăm bề gian dối
Ngẫm sự đời ta buồn mình ta”
Anh cho biết trong hơn 200 ca khúc anh sáng tác trong đời thì thời gian lưu trú bên Pháp nguồn cảm hứng phơi phới đến với anh tại kinh đô ánh sáng Ba Lê đã cho anh hơn phân nửa tổng số nhạc đó.
Vui say với tình yêu mới nơi kinh thành Paris, LP sáng tác nhạc phẩm “Mùa Thu Yêu Đương”, nhịp điệu tươi vui, lời nhạc thật tình tứ. Paris đem những mùa thu của LP thêm ngọt ngào trong hạnh phúc qua lời ca, tiếng hát:
“... Mùa thu ơi
Paris dệt mộng tình si
Khi nghe người đi vào đời,
Thấy lòng như bớt đơn côi
Bờ môi em là nguồn tin yêu đắm đuối
Ngày thuyền tình vào bến mới
Ta sẽ cho nhau tình yêu tuyệt vời
Anh ước mai sau cũng như ngày đầu
Thương lời ngọt ngào
Đưa anh vượt khỏi cơn đau ngày nào
Mùa thu thay lá, mùa nối tơ duyên
Anh nguyện một đời tình ta mãi là
Mùa thu yêu đương. “
Tôi xem anh xuất hiện trên hai VHS 22 và 28 của Thúy Nga Paris By Night, tôi thấy nét phong độ, nét yêu đời của anh.
Do đó chính hoàn cảnh mới tạo điều kiện cho tâm hồn hân hoan, vui vẽ cho anh sáng tác thật sung mãn.
Bài hát “Bài Tango Cho Em” đã nói lên ý niệm của sự suy nghĩ mà tôi vừa nói đến:
“Từ ngày có em về,
nhà mình toàn ánh trăng thề.
Giòng nhạc tình đang tắt lâu,
tuôn trào ngọt ngào như giòng suối.
Anh yêu phút ban đầu,
đẹp nghiêng nghiêng dáng em sầu.
Trong mắt em buồn về mau,
em ơi có khi nào lần gặp đây cho mai sau.
Đường đời vẫn là bãi chiến trường thử thách nhạc sĩ LP.
Rời bỏ Rạch Giá lên Sài Gòn lập nghiệp, anh gặt hái nhiều thành công về kinh tế cũng như danh phận, tạo tên tuổi cho biệt hiệu Lam Phương.
Rồi khi ra hải ngoại đổi đời, hạnh phúc tình yêu thử thách anh, anh vẫn đứng vững tạo thêm nhiều tác phẩm âm nhạc hơn khi còn trong xứ. Đến tháng 3 năm 1999, một thử thách khác lại đến với đời anh là một căn bệnh quái ác tai biến mạch máu não, do chứng tiểu đường gây ra.
Sau biến cố này, bác sĩ Morita được nhạc sĩ Nam Lộc giới thiệu đến trị bệnh cho anh tại nhà, từ đó tôi được dịp thăm anh.
Hậu quả của căn bệnh tai biến này làm cho anh bị tê liệt nửa cơ thể, đây là một khó khăn lớn cho những hoạt động thường nhật của anh, mà trong đó cái đam mê và sự nghiệp âm nhạc bị ảnh hưởng nặng nề.
Tuy vậy với ý chí phấn đấu anh luyện tập đi đứng hằng ngày, sức khoẻ của anh có phần khả quan hơn, khi chúng tôi vào nhà, anh cho chúng tôi đi thăm phòng tập thể lực của anh với các dụng cụ máy móc thể dục.
Gần đây chúng tôi xem DVD Thúy Nga #74, nhạc phẩm mới nhất “Hạnh Phúc Mang Theo” của anh trong giai đoạn hậu tai biến (post stroke) được trình làng.
Có lẽ không ai chối cải Lam Phương là một nhạc sĩ tài danh vì những nhạc phẩm của anh đã đi vào lòng dân gian, những lời ca từ các bài hát của LP đã đi vào quảng đại quần chúng.
LP trải qua ba thử thách trong cuộc đời là: Sự nghèo khó lúc thiếu thời,
Sự bấp bênh của hạnh phúc cá nhân khi ra hải ngoại, và Sự nguy hiểm của vấn đề sức khỏe đe dọa đời anh.
Đến nay anh đang hướng về cái tuổi “Cổ Lai Hy” 70, một khúc quanh quan trọng trong cuộc sống đối với người Việt Nam.
Chúng tôi vui khi gặp anh và xin cầu chúc sức khoẻ anh thêm dồi dào.
Khi ra về trên freeway hướng về Los Angeles, anh Morita hỏi tôi sẽ viết gì và có kỷ niệm gì với nhạc sĩ Lam Phương.
Tôi đáp lời anh Morita là bài viết tôi sẽ kể nhiều về những nhạc phẩm của anh Lam Phương mà tôi thích.
Lam Phương cho tôi niềm lạc quan, sức phấn đấu bền bỉ và nụ cười hiền hòa như những mùa trăng thanh bình trong bài hát của anh.
Và điều trên cao hơn hết mà chúng tôi quí anh vì:
"Lam Phương là một vì sao khiêm tốn."
Việt Hải
Vì Sao Khiêm Tốn
Người mà tôi muốn đề cập đến là nhạc sĩ Lam Phương.
Tôi cho anh Morita biết tôi muốn viết bài về anh Lam Phương (LP), anh Morita đồng ý vì cả hai chúng tôi đều thích nhạc của LP.
Ngược dòng thời gian khi tôi còn nhỏ tôi thường nghe những nhạc phẩm ca ngợi nét đẹp đồng quê như bài “Trăng Thanh Bình”, “Nắng Đẹp Miền Nam” hay “Khúc Ca Ngày Mùa”, những bài hát mang người nghe về cái nắng ấm của miền nam tự do cho người Việt sống dưới vĩ tuyến 17
Sau năm 1954, trăng thanh bình thật sự chiếu sáng các vùng đồng quê Việt Nam, khi mà người dân quê chưa bị ảnh hưởng nhiều vì những nghiệt ngã tan thương của cuộc chiến khốc liệt, để biến họ thành những nạn nhân của những tranh chấp ý thức hệ.
Nhạc LP chan chứa cái ước mơ của cuộc sống họ thật bình dị với cái hạnh phúc của trăng thanh bình, của mơ mùa lúa mới, của gạo trắng trăng thanh như:
“Giờ đây ánh trăng lên rơi xuống khắp đồng quê
bao la la bao la ạ..ạ..
Có một đàn cò trắng bay về về đồi xa
xa xa xa vời.
Mừng vui lúa tung tăng hò reo lúa mừng trăng reo
vang vang tình tang lúa reo.
Lúa mừng cuộc đời sống thanh bình đã về đây
với dân yên lành.”
Người nông dân vất vã đổ mồ hôi, nhoc nhằn cho thửa ruộng mà họ bám víu để sinh sống. Ngày mùa gặt hái thu hoạch dưới ánh trăng vàng là niềm hạnh phúc của đời sống thôn quê. LP diển tả niềm vui sướng của người nông gia qua bài “Khúc Trăng Ngày Mùa” với tiếng chày khua giã gạo, xen lẫn tiếng hát hoan ca ngày mùa:
“Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát
Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác
chiếu hồn quê bao khúc ca yêu đời
.Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát
Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát
Lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời
Lờ lững trôi qua trôi mãi trong chiều tà
tiếng tiêu buồn êm quá
Hồn ngất ngây trong tiếng hát đưa nhịp nhàng
tiếng cười thơ ngây
Mịt mùng đêm thâu cung hằng chênh chếch bóng
khuất sau rặng tre
Tiếng ai hò chập chùng xa đưa
LP diển tả nét đẹp của miền nam, nơi bao người dân hiền hòa, yêu chuộng tự do được may mắn sống dưới ánh sáng của thiên nhiên, của tình người, qua bài “Nắng Đẹp Miền Nam”:
Đây trời bao la ánh nắng mai
hé đầu ghềnh lan dần tới đồng xanh.
Ta cùng chen vai đem tay góp sức
tăng gia cho người người vui hòa .
Đường cày hôm nay lên tràn
bông lúa mới ôi duyên dáng đồng ơi!
Đến mai sẽ là ngày muôn hạt chín lả lơi
mình ngắm nhau cười.
Kìa đàn chim quê chim tung bay về đâu
mang tin rằng giờ đây ta sống với bình minh.
Tiếng ca trong lành tiếng hát lừng trời xanh
đẹp biết bao tâm tình...
Tình là tình nồng thắm
buộc lòng mình vào núi sông
tình mến quê hương.
Ngàn bóng đêm phai rồi
vầng dương lên soi đời làng ta nay rạng ngời!... “
Năm 1954 khi miền nam hân hoan tiếp nhận hai triệu người di cư từ miền bắc vượt vĩ tuyến 17 để tìm tự do nơi phương nam, Lam Phương sáng tác nhạc phẩm “Chuyến Đò Vĩ Tuyến”, nói lên mối tình chia cách bởi định mệnh khắt khe của quê hương phân ly:
Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến
Phương Nam ta sống trong thanh bình
Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng
Ơ... aị.. hò ...
Giòng sông mơ màng và đẹp lắm ...”
Tôi và anh Trang Morita vui vẽ trao đổi những mẫu chuyện với anh LP để hiểu rỏ hơn thời niên thiếu của anh.
Anh cho biết về chi tiết của người nhạc sĩ mà cả hai chúng tôi đang đối diện, anh từ tốn kể chuyện vui vẽ. Tôi nhận thấy nét khiêm cung và nụ cười hiền hòa, với cung cách ăn nói khoan thai, nhỏ nhẹ như sau:
Thuở nhỏ của anh rất hàn vi vì vào thời kỳ thế chiến thứ hai bùng nổ người dân quê sống giữa hai lằn đại của quân đội Nhật và Đồng Minh, gia đình anh chia chung số phận kém may mắn của vận mạng quê hương, gia đình anh nghèo, thiếu thốn nhưng anh lại may mắn có người hiền mẫu hết lòng yêu thương con cái.
Trong lúc tâm sự chúng tôi thấy nét xúc động dâng tràn mỗi khi anh nhắc về bà mẹ của mình. Tôi vừa hỏi vừa ghi chép tiếp về tiểu sử của anh.
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/3/1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá. Anh là người anh cả trong gia đình gồm 6 anh em.
Các em của anh không ai lại chọn con đường âm nhạc hay nghệ thuật như anh.
Khi anh kể tiếp thêm về thân phụ mình thì trong thời Thế Chiến thứ 2 loạn lạc, thôn quê miền Nam VN thường bị phi cơ của quân đội Đồng Minh oanh kích, tấn công quân Nhật đang chiếm đóng Đông Dương.
Nhiều gia đình đã phải lánh nạn, thông thường người đàn ông trưởng gia đình lên thành phố lớn kiếm sống và để thăm dò đường tái định cư nơi yên ổn cho toàn gia đình còn lại.
Thân phụ anh ra đi lên Saigon nhưng ông đã không trở về đón vợ con.
Ông quyết định ở lại với những bóng hình của người phụ nữ khác.
Để rồi sau này Lam Phương có nhiều em khác dòng, cùng cha khác mẹ.
Lam Phương rất thương mẹ.
Mẹ anh là một bậc hiền mẫu, một lòng nuôi nấng con cái cho ăn học, bà như bao bà mẹ quê dù chất phác, mộc mạc, nhưng bà sống trọn tình mẫu tử.
Hoàn cảnh hàn vi đó đã ảnh hưởng đến sự phấn đấu liên tục để vươn lên, nó đã tô luyện cho anh một ý chí tự lập thân và còn lo cho gia đình, một đặc điểm cao quí của nội tâm Lam phương .
Và cũng bởi lòng yêu thương người mẹ hiền mà LP đã quyết tâm vượt mọi trở ngại để thành công trên bước đường sự nghiệp âm nhạc của mình.Để rồi sau này tại Saigon Lam Phương đã thành đạt ý nguyện tạo một cuộc sống khả quan đền đáp mẹ hiền.
Tôi nhận xét anh Lam Phương là một con người rất tình cảm. Tình thương mẹ lúc nào cũng ấp ủ con tim anh.
Hình ảnh người mẹ hiền lúc nào cũng phảng phất trong nét bình dị của những ca khúc về mẹ của LamPhương.
Tôi nghe bài “Tạ Ơn Mẹ” mà mường tượng trong tâm trí sự diệu hiền của người mẹ quê với tình thương bao la nuôi con khôn lớn.
Rồi ngày hôm nay, người con gởi lại mẹ những lời tri ân nồng nàn nhất về mẹ, vì mẹ và cho mẹ như bài hát sau:
“Đêm nay nằm nghe sóng vỗ, êm đềm như tiếng mẹ ru
Lời ru của thuở ban đầu, nụ cười tiếng khóc đầu môi,
đã làm đời mẹ buồn vuị..
Đến khi khôn lớn ra đời, lời mẹ hiền nhớ khôn nguôi
...
Ạ`... ơị.. lời đó cho con ngọt bùị..
Ạ`... ơị.. tiếng ru man mác xa vờị..
Những lúc đông sang, những ngày băng giá tuyết rơi,
lời mẹ hiền như... giọt nắng... muôn đờị..
là ngọn đuốc soi đường trong đêm dài triền miên đen tối
Dù dòng đời trăm ngàn thay đổi.
Lời yêu thương chở che của mẹ vẫn ngàn đời ấm mãi tim con..."
Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013
Tinh Ca Hambuger - Nước Mắm
An mở tủ lạnh, nhìn xem trong tủ còn cái gì. Mấy hộp
rau xà lách trộn với broccoli, cauliflower, cà rốt An cắt cho Jim đã
biến mất. Vậy là Jim đã đem mấy hộp rau đến sở làm như mọi khi rồi.
Mở
ngăn freezer, An nhìn thấy một cái pizza, một vĩ thịt bò, mấy hộp frozen
dinner, một túi bagel.
Vậy là tối nay An hoặc là sẽ nướng cái pizza hoặc là sẽ nấu spaghetti cho Jim và An.
Vậy là coi như kế hoạch tối nay ăn gì đã xong. An đóng cửa tủ lạnh, chuẩn bị đi ra chợ, bắt đầu tính toán trong đầu xem hôm nay mình sẽ mua món gì và sẽ ăn món gì.
Vậy là tối nay An hoặc là sẽ nướng cái pizza hoặc là sẽ nấu spaghetti cho Jim và An.
Vậy là coi như kế hoạch tối nay ăn gì đã xong. An đóng cửa tủ lạnh, chuẩn bị đi ra chợ, bắt đầu tính toán trong đầu xem hôm nay mình sẽ mua món gì và sẽ ăn món gì.
Qua
Mỹ mười mấy năm, An vẫn chuộng ăn cơm Việt Nam.
Những năm đi học ở đại học, ở ký túc xá, An mong ngóng đến những ngày cuối tuần để về thăm nhà để gặp bố mẹ An và mấy anh chị em trong nhà đã đành, mà còn để ăn cơm Việt Nam mẹ nấu.
Những năm đi học ở đại học, ở ký túc xá, An mong ngóng đến những ngày cuối tuần để về thăm nhà để gặp bố mẹ An và mấy anh chị em trong nhà đã đành, mà còn để ăn cơm Việt Nam mẹ nấu.
Thịt kho trứng vịt nước dừa, cá kho tộ, cá chiên dầm
nước mắm ớt, rau muống xào thịt bò, canh cải bẹ xanh, những món ăn mẹ An
nấu cuối tuần, sao mà Anh nhớ chúng quá đỗi.
Cuối tuần quay trở lại trên ký túc xá An bao giờ cũng khăn gói hộp lớn hộp nhỏ những món mẹ nấu để đem lên trường ăn dần trong tuần, hăm microwave lại mà ăn vẫn ngon gấp bội so với những món tụi bạn trong ký túc xá hay ăn như pizza, macaroni, ravioli…..
Cuối tuần quay trở lại trên ký túc xá An bao giờ cũng khăn gói hộp lớn hộp nhỏ những món mẹ nấu để đem lên trường ăn dần trong tuần, hăm microwave lại mà ăn vẫn ngon gấp bội so với những món tụi bạn trong ký túc xá hay ăn như pizza, macaroni, ravioli…..
Rồi An ra trường có việc làm,
dọn đi xa. Không còn những ngày thứ sáu mong ngóng hết giờ học lái xe
về để ăn cơm mẹ nấu như ngày nào. Muốn ăn cơm Việt Nam ư, An phải chạy
ra chạy chợ Tàu, chợ Việt Nam mua đồ về nấu, hoặc nếu lười thì chạy ra
mấy tiệm ăn Việt Nam gần đó để mua.
Không có cơm chỉ như ở Cali, Texas,
nhưng những tiệm ăn Việt Nam An có thể lái xe đến cũng tạm đủ để cho An
không phải khắc khoải bồn chồn suy nghĩ mãi hoài về những món ăn.
Rồi An
mua thức ăn, mua gia vị về bắt chước mẹ nấu ăn.
Tài nấu nướng của An không phải hàng cao thủ, nấu cho một người ăn hóa ra không dễ như An nghĩ.
Tài nấu nướng của An không phải hàng cao thủ, nấu cho một người ăn hóa ra không dễ như An nghĩ.
Lúc đầu, lượng thức ăn An mua bao giờ cũng nhiều, An nấu xong món
nào thì ăn cả hai, ba ngày mới hết, rồi từ từ khả năng nấu ăn của An có
đôi chút tiến bộ sau những cú điện thoại cho mẹ, những dịp nói chuyện
với mấy cô bạn Việt Nam khác, những dịp đọc sách nấu ăn và những lần nấu
nướng không thành.
An không nấu những món ăn Việt Nam ngon như mẹ nấu,
nhưng rồi cũng đến lúc An có thể xem như cuộc sống độc thân của mình có
phần thú vị hơn lên qua những bữa cơm Việt An nấu ở bếp nhà mình. Rồi An
quen Jim.
Quen Jim một thời gian, An mời Jim đi
ăn ở một nhà hàng Việt Nam.Khi An hỏi anh chàng waiter người Việt vậy chứ người Mỹ vào nhà hàng này hay kêu món gì, anh chàng sốt sắng gợi ý ngay: chả giò, tôm rang, bánh mì bò kho, cơm hấp với thịt gà trong trái dừa.
An gọi mấy món đó và cảm thấy thú vị vô cùng khi thấy Jim tập cầm đôi đũa gắp cuốn chả giò chấm nước mắm, anh chàng ăn chả giò và khen ngon rối rít. Mấy món kia cũng được Jim chiếu cố nồng nhiệt.
Vậy là Jim ăn được một số đồ ăn Việt Nam, An thầm nghĩ trong đầu. An không biết rằng đó là lần đầu tiên trong đời Jim đi ăn ở một nhà hàng Việt Nam.
An không biết rằng sau đó mời Jim đi ăn thức ăn Việt Nam là cả một chuyện khó khăn không thể tả đối với An.
Về sau khi hai đứa lấy nhau rồi Jim mới thú thật với An là hôm hai đứa mới quen nhau Jim đồng ý đi ăn và khen đồ ăn ngon như vậy vì sợ An phật ý, An có thích ăn đồ ăn Việt Nam thì cứ đi ăn hay mua về nhà tùy ý, nhưng đừng mời Jim ăn.
Anh xin lỗi em, nhưng anh không quen ăn thức ăn Việt Nam, Jim nói với An như vậy.
Hôm
khác Jim mời An đi ăn ở Red Lobster, em kêu món gì cũng được, nhưng
không được chấm mấy chú Lobster đang bơi vòng vòng vô tư lự trong bồn
kiếng nghe chưa, Jim dặn An như vậy. Tại sao vậy, An thắc mắc.
Jim nói
với An hồi anh còn nhỏ cỡ năm sáu tuổi ba anh đem về nhà hai chú lobster
còn sống, rồi ông lấy cái nồi thật to, bỏ nước vào, đun sôi lên, bỏ hai
chú lobster vào, anh chứng kiến hai con lobster bị luộc chết đau đớn
trong nồi nước sôi, từ đó anh không bao giờ muốn ăn lobster nữa, Jim nói
vậy. Vậy chứ Jim gọi món ăn có shrimp mười mấy con tôm chiên nằm ngoan
trên đĩa được dọn ra kèm nước sốt để chấm.
An thầm nghĩ trong đầu, nếu
gọi là sát sanh thì giết mười mấy con tôm cho bữa ăn của Jim với lại
giết một con lobster bên nào tội nặng hơn kìa, nghĩ vậy mà không dám nói
ra.
Nhưng bữa đi đến Red Lobster cho An thấy một chi tiết: Jim ăn tôm
ăn tép được, Jim không phải là người ăn rau thuần túy, không phải là
người ăn chay, không phải là người chuộng ăn mấy con thú trên cạn, mà
Jim có thể ăn cả những con bơi bơi dưới nước những bộ hạ của thủy thần,
An nhận xét được như vậy. Vậy là tốt, An nghĩ bởi An chuộng ăn cá, mực,
tôm, cua, sò, ốc vô cùng.
Suy nghĩ này của An đi trật đường rày mấy chục
dặm! Jim, An về sau phát hiện ra chỉ biết ăn shrimp mà thôi.
Cuối
tuần đến nhà Jim chơi, An được Jim mời ăn Pizza, ăn macaroni với chese,
ăn spaghetti. Hai đứa ăn hambuger ở Mc Donald ăn đồ ăn Mễ ở Taco Bell,
ăn buffet gà rán ở Kentucky Fried Chicken.
Sau những dịp ăn "đồ ăn Mỹ" từ An thường dùng để gọi mấy món ăn củ Jim, An lại trở về nhà của mình, nấu cơm trắng ăn với đồ ăn Việt. Miếng ăn là miếng tồi tàn, ông bà ta nói vậy, An không bao giờ nghĩ đến một ngày nào đó An lại phải suy nghĩ hoài về chuyện đồ ăn, cho đến khi An nhận lời Jim cầu hôn, làm đám cưới và dọn về ở tại nhà Jim.
Sau những dịp ăn "đồ ăn Mỹ" từ An thường dùng để gọi mấy món ăn củ Jim, An lại trở về nhà của mình, nấu cơm trắng ăn với đồ ăn Việt. Miếng ăn là miếng tồi tàn, ông bà ta nói vậy, An không bao giờ nghĩ đến một ngày nào đó An lại phải suy nghĩ hoài về chuyện đồ ăn, cho đến khi An nhận lời Jim cầu hôn, làm đám cưới và dọn về ở tại nhà Jim.
Đến lúc này thì chuyện ăn
uống mới trở thành nan giải đối với An.
Hóa ra là Jim chỉ ăn có mấy
món, vòng qua vòng lại: chicken soup, pizza, macaroni với cheese,
spaghetti. Pizza thì phải là loại pepperoni-cheese mua ở chợ safeway,
mua mấy loại pizza khác ở mấy tiệm khác thì Jim chê là không ngon.
Spaghetti sauce thì phải mua loại nào loại nào, thịt bò đem rán lên rồi
chắt hết mỡ đẻ trộn với spaghetti sauce thì không được dùng quá 1
pound, dùng nhiều thịt bò quá hay mua loại sauce không đúng thì Jim cũng
không thích.
An shrimp, Jim hoặc là thích ăn shrimp luộc để trong tủ lạnh cho lạnh rồi chấm với ketchup bỏ thêm một nhúm horseradish cay cay hoặc là bỏ mấy chú shrimp vào chảo rồi xào nóng lên với scampi sauce béo ngậy.
An shrimp, Jim hoặc là thích ăn shrimp luộc để trong tủ lạnh cho lạnh rồi chấm với ketchup bỏ thêm một nhúm horseradish cay cay hoặc là bỏ mấy chú shrimp vào chảo rồi xào nóng lên với scampi sauce béo ngậy.
An theo mấy món của Jim mấy tuần, An bắt đầu cảm thấy vòng số 2
của mình có chiều tăng trưởng không theo ý mình muốn.
Jim ăn rau nhiều, ngày nào đi làm cũng mang theo một
hai hộp rau xà lách trộn với cà rốt, broccoli, cauliflower, celery…để ăn
trưa, thành ra trong tủ lạnh bao giờ cũng có đủ thứ rau.
An bắt đầu ăn
rau nhiều hơn với hy vọng để giảm cân, nhưng rồi sau đó lại thấy người
mau đói hơn và lại thấy mình ăn pizza, spaghetti nhiều hơn lên thế mới
khổ.
Hai vợ chồng ban ngày đi làm, buổi tối về
không ăn cơm chung thì coi như mất đoàn kết quá xá, An nghĩ vậy. Nhưng
ăn theo mấy món ăn bất di bất dịch của Jim, An bắt đầu thấy ngán ở cổ.
Nhiều hôm đi ngủ An nằm mơ thấy mình ra khu shopping Việt Nam ăn mì bò
viên, bánh canh, chè đậu nước dừa, bún bò giò heo, để rồi tỉnh giấc
trong đêm tối nghe bao tử cồn cào, thấy nhớ đồ ăn Việt Nam dễ sợ là nhớ.
An
có một cô bạn quen lấy chồng Mỹ, chắc cô này ăn hiền ở lành hay sao mà
chồng bỗng nhiên trở thành người chuộng ăn cơm Việt Nam.
Nhỏ X thuật cho
An nghe nó nấu một nồi thịt kho nước dừa với trứng vịt cuối tuần định
bụng sẽ ăn dần hai ba ngày trong tuần, quay qua quay lại ông chồng Mỹ
của nó đã xơi hết gần nữa nồi thịt với cơm trắng, khen ngon rối rít. Chả
lụa kho nước mắm, thịt gà luộc chấm muối tiêu ăn với lá chanh, thậm chí
mắm chưng anh chàng cũng xơi tấp nập, ngay cả nhỏ X cũng ngạc nhiên.
Ông chồng nó bây giờ ngày nào cũng bới một hộp cơm trắng kèm đồ ăn Việt
Nam mang đi làm, bảo là ăn cơm chắc bụng.
Trời ơi, An mong Jim được một góc như chồng nhỏ X mà không được.
Trời ơi, An mong Jim được một góc như chồng nhỏ X mà không được.
Đầu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Ca
dao Việt nam là như vậy, nhưng nếu An mà có mua trái bầu về nấu canh
với tôm đi nữa, chỉ có mình An là ăn thôi.
Ăn đầu tôm ư, Jim không thể
tưởng tượng được là người ta có thể ăn mấy cái đầu tôm nhọn hoắc có mất
con mắt tôm đen thui và râu tôm dài loằng ngoằng.
Hai đứa đi ăn chines
buffet có món tôm rang muối, Jim ngồi tỉ mỉ vặt đầu tôm, lột từng con
tôm cho sạch vỏ rồi mới ăn phần thịt bên trong, còn An thì thích ăn cả
phần vỏ có muối và gia vị mằn mặn, dòn dòn ăn cả phần đầu tôm dòn tan có
lớp gạch tôm béo ngậy bên trong.
An nhớ hoài ánh mắt Jim nhìn cái đĩa
của An sạch trơn không có đầu tôm, vỏ tôm như đĩa Jim: "Bộ em ăn luôn cả
mấy cái đầu tôm rồi hả"" hai con mắt Jim tròn xoe ngạc nhiên không thể
tả.
Những lần đi ăn buffet với Jim cứ hễ đem món tôm rang muối về là An lại thấy Jim nhìn mình cười cười, nhiều lúc An cũng phải vất mấy cái đầu tôm dòn tan mình thích để lại không ăn.
Đi ra khu
shopping Việt Nam, vào mấy tiệm ăn An thấy có những người Mỹ vào ăn, có
người cầm đũa thông thạo như người Việt vậy.Những lần đi ăn buffet với Jim cứ hễ đem món tôm rang muối về là An lại thấy Jim nhìn mình cười cười, nhiều lúc An cũng phải vất mấy cái đầu tôm dòn tan mình thích để lại không ăn.
An lâu lâu nhớ đồ ăn Việt Nam được nghỉ giữa tuần hay đi làm về sớm thì lái xe tạt qua mấy tiệm ăn Việt Nam để ăn cho đỡ nhớ.
Nhìn những cặp vợ chồng, những đôi tình nhân ngồi ăn trong tiệm, bao lần An thầm mơ có ngày Jim và An đi ăn như vậy biết là chừng nào. Mơ thôi, bởi ngay cả chuyện cầm đũa gắp đồ ăn hai đứa lấy nhau lâu rồi mà Jim cầm đũa vẫn không thạo.
Thì có ăn món gì mà cần đến đũa đâu kia chứ. An mua phở về nhà mời Jim ăn, anh chàng ăn được có một hai lần không tha thiết với món phở, thành ra An có muốn đi ăn phở thì đi solo mà thôi.
Chuyện cuối tuần đi ăn dim sum lại càng là chuyện không mơ thấy nổi, bởi Jim không thể tưởng tượng được là có những món ăn như chân gà, lưỡi vịt tồn tại ở trên đời. Gọi món chân gà, cầm cái chân gà lên gặm trước mặt Jim, chuyện đó An không bao giờ dám.
Đừng nói tới chân gà, chỉ chuyện hột vịt lộn thôi là đã xém gây khói lửa chiến tranh giữa hai đứa rồi.
An
thèm hột vịt lộn, mua mấy cái trứng vịt lộn về để ở nhà.
Quên mua mấy
loại rau sống để ăn kèm với hột vịt lộn, thành ra An để mấy cái trứng đó
trên cái kệ trong bếp.
Jim buổi tối vào bếp bất chợt nhìn thấy cái túi giấy trên kệ, tò mò nhìn vào, thấy mấy cái trứng, sao không để vào tủ lạnh, Jim hỏi An như vậy.
Jim buổi tối vào bếp bất chợt nhìn thấy cái túi giấy trên kệ, tò mò nhìn vào, thấy mấy cái trứng, sao không để vào tủ lạnh, Jim hỏi An như vậy.
Chưa thấy ai để hột vịt
lộn chưa luộc trong tủ lạnh hết, An nghĩ trong đầu như vậy. An nói với
Jim, để ở ngoài được rồi, mai mốt thế nào An cũng ăn mấy cái trứng đó.
Nếu dừng lại ở đó thì không đến nỗi. An vui miệng nói với Jim, mấy cái
trứng đó là special đó nhe.
Special là special làm sao, Jim hỏi. Special
là tại vì bên trong trứng có con vịt con trong đó, con baby duck nhỏ
xíu, An nói.
Trời ơi, ăn vậy là giết con vịt con rồi còn gì, Jim bắt đầu phản đối dữ dội, em không được ăn món này nữa, nghe chưa.
Trời ơi, ăn vậy là giết con vịt con rồi còn gì, Jim bắt đầu phản đối dữ dội, em không được ăn món này nữa, nghe chưa.
Có ăn thì ăn
trong khi anh không có nhà, đừng bao giờ đem chuyện mấy cái trứng này ra
nói với anh nữa, nghe chưa, ăn vậy là tàn nhẫn lắm, em biết không.
Jim
nói với An, chưa bao giờ An thấy Jim phẫn nộ đến như vậy.
Hôm sau An len lén luộc mấy cái trứng lên ăn lúc Jim chưa đi làm về, hồi trước ăn hột vịt lộn thấy ngon ngọt biết chừng nào, hôm đó An ăn vào thấy miệng mình đắng ngắt. Coi như là farewell hột vịt lộn vậy, không hẹn ngày gặp lại.
Hôm sau An len lén luộc mấy cái trứng lên ăn lúc Jim chưa đi làm về, hồi trước ăn hột vịt lộn thấy ngon ngọt biết chừng nào, hôm đó An ăn vào thấy miệng mình đắng ngắt. Coi như là farewell hột vịt lộn vậy, không hẹn ngày gặp lại.
An
có mua mấy cái DVD chiếu toàn là cảnh ăn nhậu ở Saigon và ở Việt Nam,
sau vụ hột vịt lộn An đem cất mấy cái DVD đó vào góc kẹt trong tủ.
Không
thể để Jim thấy An coi những đoạn phim chiếu những xe thịt chó dài dài ở
ngã ba Ông Tạ với những chú chó quay vàng rộm treo đầy xe, những đoạn
phim chiếu bà con đi ăn lẫu cá, thiên hạ gắp những con cá kèo còn sống
dãy đành đạch bỏ vào những cái lẫu nước sôi sùng sục, những đoạn phim
chiếu những con tôm hùm còn sống được đặt lên vĩ than đỏ hồng để nướng,
những đoạn phim chiếu cảnh chặt đầu rắn, lấy trái tim rắn còn đập bình
bịch và mật rắn bỏ vào rượu uống, những đoạn phim chiếu cảnh người bếp
căng cánh của chú dơi ra cho khách xem rồi chặt đầu dơi cái bụp trên
thớt, rót máu dơi vào ly pha với rượu….
Jim không ăn đồ ăn Việt Nam, thành ra mỗi lần đi với
An đến nhà mấy đứa bạn Việt Nam của An nhân đám giỗ, đám tiệc gì đó
thoạt đầu là cả một vấn đề với Jim.
Lúc đầu trước khi đi với An đến nhà
bạn, Jim ăn một cái bagel trước để dằn bụng, rồi sau đó đến nhà bạn An
anh chàng sẽ ăn nhỏ nhẹ như mèo, nếu gia chủ có mời Jim ăn thử món này
món kia thì Jim cũng sẽ lấy cho vào đĩa của mình nếm một chút xíu rồi
sao đó rình xem nếu không có ai nhìn thì sớt hết qua đĩa An.
Phải mất vô
số lần đến nhà bạn bè An ăn đồ ăn Việt Nam, Jim mới ăn được cơm chiên,
chả giò gỏi ngó sen tôm thịt, súp măng cua, sườn heo nướng ăn với bún.
Ăn được ở nhà bạn An, nhưng về sau ở nhà khi An ngỏ ý muốn nấu mấy món
tương tự như vậy để hai đứa ăn thì Jim lắc đầu quầy quay. Không là
không.
Vậy là An phải quay trở lại những món ăn Jim quen, những món ăn An bắt đầu ngán.
Vậy là An phải quay trở lại những món ăn Jim quen, những món ăn An bắt đầu ngán.
An lái xe ra khu thương mại Việt
Nam. Vô số lần An phải nhìn nhận là mình may mắn vì khu thương mại này
chỉ cách nhà An chưa tới 20 phút lái xe, có mấy chục tiệm và bán đủ thứ
món ăn An thích.
Job của An cứ hai tuần thì lại nghỉ 1 ngày trong tuần.
Ngày nghỉ đó là ngày An thu xếp để ra chợ Việt Nam ăn hàng và mua những
món An thích.
An đi vòng vòng, tiệm A đăng bảng
hôm nay có ốc gạo, hừm ốc gạo ăn ngon nhưng ngồi lể mất công quá, An bỏ
qua mục ốc gạo vậy.
Ngang qua tiệm B, bà con xếp hàng dài dài để mua tàu
hủ, xôi, sữa đậu nành mùi lá dứa nóng hổi mới nấu.
An nhìn vào bên
trong xem hôm nay tiệm B có bán xôi sầu riêng hay không, và thấy một
ngăn xôi màu xanh vuông vức xới cao trong tủ kiếng. An bước vào tiệm hòa
vào dòng người xếp hàng đông đúc trong tiệm.
Tiếng Việt nổ rôm rả,
người mua bánh cuốn mới tráng với cây giò, người mua hộp xôi mặn với chả
lụa và lạp xưởng, người mua mấy ly chè chuối, chè bắp, chè thưng….
Từ ý
định chỉ mua gói xôi sầu riêng có trãi một lớp đậu xanh màu vàng mịn
màng rắc thêm đậu phọng.
An bây giờ sau một lúc xếp hàng thấy mình cần
thêm mấy cái bánh giò và xách thêm chai sữa đậu nành, những thứ bỏ vào
tủ lạnh ăn dần mấy ngày sau vẫn thấy ngon.
An tạt
qua tiệm bánh cuốn, gọi một đĩa bánh cuốn đặc biệt, bánh cóng chiên dòn
rụm có rắc mấy hạt đậu xanh và có chú tôm khoanh tròn trên mặt nằm cạnh
những lát bánh cuốn mỏng yêu kiều phô bày lớp nhân thịt beo béo có nấm
mèo đen bên trong, kèm với những lát chả lụa màu mỡ xếp cạnh những cọng
giá trắng trẻo, đầy đặn.
An múc nước mắm ớt rưới lên đĩa bánh cuốn 1 muỗng, 2 muỗng, 3 muỗng rắc thêm một muỗng ớt đỏ tươi xắt nhỏ.
An múc nước mắm ớt rưới lên đĩa bánh cuốn 1 muỗng, 2 muỗng, 3 muỗng rắc thêm một muỗng ớt đỏ tươi xắt nhỏ.
Nước mắm
không phải ngày nào ở với Jim cũng ăn, vị nước mắm sau mấy tuần An không
nếm bỗng trở nên hấp dẫn vô cùng.
Gần hai tuần rồi An mới có dịp ghé qua chợ Việt nam,
An đi từ tiệm này qua tiệm kia, nhìn những món ăn, những thứ trái cây
bày bán. Tất cả gợi cho An nhớ về một đất nước Việt Nam mà An đã lìa xa
từ bao năm rồi, và An vẫn nhớ trong lòng.
An nhìn những trái ổi gọt rồi
màu trắng xanh kèm gói muối ớt trông hấp dẫn làm sao, những miếng mít
phô bày những múi thật to vàng óng, những trái thanh long cắt bổ đôi có
ruột màu trắng trong điểm những hạt màu đen nhỏ xíu như hạt mè, những
chùm nhãn, chùm trái vải tròn căng mọng nước mời mọc.
An nhìn những vĩ
gỏi cuốn, bò bía, bánh bèo nhân tôm thịt, những hộp gỏi đu đủ khô bò,
những cái bánh tiêu, bánh cam ở trên quầy.
Những món ăn Việt Nam, trái
cây mà khi An mua về nhà chỉ có An là người tiêu thụ, còn ông chồng yêu
quý của An thì không…..
An chầm chùm trái vải lên
ngắm nghía. Những trái vải to tròn phía ngoài là lớp da sần màu nâu, lớp
vỏ bên mặt kia lại đỏ hồng bóng loáng ôm lấy phần trái vải trắng dày
cơm, mọng nước ngọt ngào, Jim đã thấy ở nhà bạn An những lần đám giỗ,
Jim đã thấy An ăn và An có mời Jim mà anh chàng lắc đầu từ chối….
Mặc
cho An thuyết phục Jim, kể cho Jim nghe chuyện huyền sử Dương Quý Phi
bên Tàu ngày xưa muốn ăn trái vải thì có lính của Đường Minh Hoàng cỡi
ngựa mấy ngày đêm không ngủ để đem trái vải từ nơi xa xôi về cho người
đẹp dùng, Jim cũng ngoan cố không ăn. Jim không ăn trái vải, nhưng An
thích, An lấy 1 chùm ra quầy trả tiền.
Những cái túi An xách chứa những
món đồ ăn, trái cây Việt Nam An mua bắt đầu làm cho tay An thấy mỏi. Vậy
là đủ, An quyết định lái xe về nhà.
Những
món ăn và trái cây An mua, đến khi Jim đi làm về thì một phần đã nằm
trong tủ lạnh, phần còn lại nằm trong bao tử của An. An hỏi Jim thích
tối nay ăn món gì, pizza hay spaghetti, An sẽ nấu.
Pizza Jim chọn. Trong
lúc chờ nướng cái pepperoni-cheese pizza, Jim và An ngồi coi tivi.
Jim
hỏi An hôm nay ngày nghỉ An làm gì, và An trả lời là mình ra chợ Việt
Nam mua đồ. Nghe đến chuyện chợ Việt Nam.
Jim nói với An "Ồ, hôm nay
trong chỗ làm giờ lunch anh tình cờ đọc được một bài báo trong một cuốn
tạp chí kia, nói về trái lichi, cái trái mà mình thấy ở nhà mấy người
bạn em tuần trước đó, chừng nào ra chợ Việt Nam thì mua một ít trái đó,
anh muốn ăn thử".
Jim muốn ăn thử trái vải ư, An
nghe mà không tin được. An hỏi Jim cái bài báo nói về trái lichi đó nằm
trong tạp chí nào vậy, An cũng tò mò muốn xem cho biết.
Được thôi, cuốn
tạp chí của người bạn cùng sở, Jim hứa sẽ hỏi mượn. Sau bữa ăn tối với
mấy lát pizza, An lấy chùm trái vải ra khoe với Jim, tình cờ An mua hôm
nay đó nha, An nói với Jim như vạu.
Kỳ này thì anh chồng yêu quý của An
ăn trái vải mà ăn thật tình, hết cả 7-8 trái.
Trái này có mùi thơm như
là cánh hoa hồng vậy "scent of rose petals" Jim nhận xét với An.ụt chùa nhà không thiêng, An nghĩ trong đầu.
Mình thuyết phục Jim ăn đồ ăn Việt Nam, trái cây Việt Nam nói là ngon thì Jim không tin.
Mình thuyết phục Jim ăn đồ ăn Việt Nam, trái cây Việt Nam nói là ngon thì Jim không tin.
Nhưng mấy bài báo do người Mỹ viết ca ngợi đồ ăn Việt Nam
trái cây Việt Nam, An nghĩ có vẻ có tác dụng mạnh hơn là An nói.
Ngày
mai, An nghĩ hay cuối tuần An phải đi ra nhà sách xem có sách nào nói về
thức ăn Việt Nam, khen đồ ăn Việt Nam ngon, mua về để trong tầm mắt của
Jim để một ngày nào đó Jim sẽ đọc. Biết đâu chừng, ừ biết đâu chừng sẽ
có lúc An và Jim đi ăn ở nhà hàng Việt Nam trở lại như cái ngày xửa ngày
xưa hai đứa mới quen nhau, biết đâu…..
Karen N Nguyen
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)