Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Mười ngày

26 TẾT 

Anh bảo : “Chiều nay về quê,mùng năm anh lên”.Tôi làm tính nhẩm :Mười ngày .

Mười ngày vừa Tết,vừa đợi bằng một ngàn ngày thường,có nghĩa là tôi sẽ phải quét mạng nhện một mình ,một mình dỡ những cánh cửa xuống rửa rồi một mình lắp chúng vào chổ cũ …
Tôi hỏi : “ Sao lâu vậy?” Anh cười : “X .có gần đâu để anh đi đi về về như chuột!”

 Tôi lẩm bẩm : “Biết làm gì ở thành phố bây giờ ?”. Anh trả lời bằng cách lập cho tôi một thời khóa biểu với những công việc nhàm chán đến nỗi,thay vì làm chúng,thà tôi uống một thứ thuốc gì đó để ngủ liên tục mười ngày còn hơn .
Rồi anh dặn : 

“Nhớ viết thư !”. Tôi gật đầu ,đây là sở thích của tôi .

27 TẾT
Tôi bước vào bưu điện thành phố để bỏ lá thư đầu tiên cho anh .Khi phong bì chui tọt vào thùng thư “các tỉnh”,tôi bỗng cảm thấy hụt hẫng .Những giờ trước,khi cắm cúi trên tờ giấy cắt góc cẩn thận,những phút trước,khi bước tự tin trên những bậc tam cấp của bưu diện,tôi hoàn toàn nghĩ rằng anh đang đọc thư tôi .
Lúc này,nhìn quanh,tôi thấy sao mà lo lắngcho cái thư nhỏ bé của tôi .

Mọi người tất bật gọi điện,bôi hồ dán tem .
Hàng trăm ngàn người như tôi nhưng xem ra họ đều bình tĩnh hơn tôi,xong việc là lạnh lùng bước ra ngoài trời nắng như rang,ngước mắt nhìn nhà thờ đức Bà bên kia đường như thói quen của tất cả mọi người ,rồi đi .
Còn tôi ,sau vài phút thẫn thờ,tôi ngượng ngiụ nhìn quanh rồi cũng chuồn thẳng . 

28 TẾT
Khách khứa nhà tôi chủ yếu vào những ngày trước Tết .Họ hỏi : “Cháu đâu ?”
 Mẹ tôi tự hào chỉ tay không định hướng : “Nó đi làm kiệu,hành bên nhà bạn !”
Tôi thích mọi thứ không phải nhà mình,ăn cơm nhà khác,ngủ ở nhà khác,trèo lên một cây ổi nhà khác vặt quả …đềuthích hơn làm tại nhà mình,thích hơn,bởi vì nó lạ và tôi chỉ cần lạ.
Tôi ngồi cắt rể kiệu,hai chân tê bại.Châu thọc tay vào cái chậu của tôi ,bĩu môi : “Con này keo,cắt kiệu hà tiện,để đuôi xanh lè !”. 
Tôi nghĩ ,nếu đây cũng là một cách xem tướng ,tôi sẽ phát cho các bạn trai của tôi ,mỗi đứa một cái dao sắc,một nắm kiệu,không ai được nhìn ai và cắt . Hẳn kết quả sẽ là :
A : Không cắt lá kiệu,chỉ cắt rễ .
B : Cắt rễ sạch sẽ,kiệu giống như đang nẩyy mầm .
C : Thất thường ,hỗn độn.
Và anh,tôi nghĩ,nắm kiệu sau khi đã lọt vào tay anh đành phải vứt đi vì cắt phạm cả đến thân kiệu.
Châu hỏi : “Mày cười cái gì ?”. Rồi không đợi tôi trả lời,nó ngoe ngoảy đi xuống bếp .Ngày Tết,không ai có thì giờ để làm diều gì đến nơi đến chốn .

29 TẾT
Tôi gửi cái thư thứ hai,hy vọng bưu điện làm việc đến 30 Tết,đủ kịp cho cái thư đầu tới tay anh .Anh đang quét mạng nhện chẳng hạn,né tránh một cách bản năng và vô vọng những đám bụi chắc chắn sẽ rơi lên đầu …
Ông đưa thư dừng lại trước cửa,hét to : “Thu nha !”…rồi tôi hy vọng ,cứ cái đà làm ăn nhanh chóng này ,mùng Năm anh sẽ đọc cái thư thứ hai,anh sẽ tưởng tượng được cái cảnh tôi chen lấn trong chợ Tết,tôi hoa mắt chóng mặt ra sao trước một núi công việc .
Ờ chợ,dưa hấu nằm chồng chất trên rơm,đủ cỡ .Anh bán hàng xoen xoét về những quả dưa và tôi đâm nghi ngờ .
Một người ăn mày bò lết dưới chân uyển và tôi,lở lói,đầy bùn ‘nhân tạo” .
Uyển thì thầm : “Xin tiền để lấy sức mà sống,sống để đi xin tiền ,vậy sống để làm gì ?” 
 Tôi nghĩ,nhiều khingười ta kéo dài cuộc sống một cách vô ích ,hình như ai cũng có,dù cụ thể hay mơ hồ,một hy vọng ngày mai khá hơn,người bệnh hy vọng khoa học phát hiện ra một thứ thuốc mới,người ăn mày này hy vọng một ngày nhặt được vàng ….Trong chợ,tôi gần như tựa vào Uyển mà bước. “Đông quá,ngộp quá !”.Tôi bảo .
Uyển an ủi : “Một năm chỉ có một lần ,chịu khó !” ,rồi giở tờ mục lục ra,lẩm bẩm : “Còn bóng heo,mộc nhĩ,măng khô …”.Tôi thấy,hình như suốt mấy ngày qua ,tôi chuẩn bị tết không phải để cho gia đình tôi,tôi chuẩn bị cho những người khách chưa rõ mặt,cho một phong tục rắc rối không theo không được…
Ở cửa,mẹ tôi bảo : “Mẹ đã đặt bánh chưng cho con đỡ mệt”.Tôi cười,đỡ mệt thật nhưng cái Tết đã mất đi một nửa .Những cái bánh Lang Liêu đã có người mang đến tận nhà,tôi sẽ không rửa lá,đãi đậu và cùng anh chị thức đêm ngoài vườn canh nồi bánh như xưa nữa,lúc còn cha .

30 TẾT 
 Tôi dồn lá vào một góc vườn và đốt, xong đứng hít thở mùi khói vườn. Trước sân, mai đã nở vàng. Con mèo đủng đỉnh ra chọn một khoảng đất sạch sẽ đầy ánh nắng, lăn lộn vài vòng rồi nằm ngửa ra bất động, đầu ngoẹo qua một bên, trông hơi giống một anh động kinh. Tôi nghĩ, nó hạnh phúc hơn tôi, nó không phải chờ đợi điều gì. Còn tôi, tôi đợi thư anh, sao đến giờ này vẫn chưa có.

Châu tạt qua vài phút dặn: “Tối xong hết việc, tao và mày đi một vòng rồi về đón giao thừa!” Đi một vòng Sài Gòn, vừa đi vừa nghĩ, một năm qua mình được gì mất gì… Tôi cũng thích cái trò này. 
Bẩy giờ tối, tôi thấy mẹ Châu còn ngồi may đồ. Nhà vắng hoe, vì sạch sẽ, gọn gàng nên trông càng vắng. “Đi chơi hết rồi, 
Châu cũng đi gội đầu rồi, chắc sắp về!” Cô bảo, rồi đưa tôi hộp mứt: “Ngồi đợi nó một chút!” 
Tôi mở nắp hộp, tự nhiên thấy ngán ngẩm, như thể mấy ngày nay mình đã phải ăn những thứ này thay cơm… Tôi quay mặt đi, che miệng ngáp, tự nhiên giật mình, giờ này, mẹ tôi cũng đang ở nhà một mình giống như mẹ Châu. Vội vã, tôi chào cô, dặn lại vài thứ rồi ra về, trong những giờ phút cuối cùng này của năm cũ, người ta “người” nhất.

Tôi về, thắp một cây hương lên bàn thờ cha, rồi vào phòng nằm, nước mắt chảy dài trên má.

… Giao thừa, tôi có cảm giác một bàn tay vô hình cuốn lại tấm thảm cũ, trải ra trước mặt tôi một tấm thảm mới tinh, việc đầu tiên tôi làm trên đó là cùng mẹ tôi uống trà, ăn bánh và nghe pháo nổ. Pháo nổ khắp nơi, cả trong TV lẫn ngoài đường. Chó mèo hoảng hốt thật tội nghiệp, tôi ôm tất cả bọn lập cập đó vào lòng, thấy tràn ngập một cảm giác yêu thương cao cả.

Mùng Một:

Tôi mở mắt vì tiếng pháo xa gần khắp nơi, mùi thuốc pháo bay vào tận trong phòng. Mùng Một, trong nắng mới, trẻ con đóng bộ đi lại nhăng nhít trên con đường trước nhà. Mẹ tôi bảo: “trẻ con cả xóm hôm nay trông cứng như hộp”. Anh chị tôi và thằng bé đến xông nhà, anh tôi nhìn sân, hỏi: “Sao không đốt pháo?”.
 Tôi bảo “Không dám!”. Anh treo pháo vào cành xoài, pháo nổ, các nhà bên cạnh cũng đì đẹt nổ theo, giống cái kiểu gà gáy đua bình minh.
Chị tôi bịt tai, mắt rạng rỡ, tôi thấy, người Á Đông nhiều thú vui buồn cười, ngay cả ăn uống cũng vậy, lúc nào cũng thích có cảm giác pha trộn mMùng Một, tôi phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói. Hàng xóm sang chúc Tết, như người xa lạ vì những lời chúc văn hoa. Tôi nghĩ, may mà mùng Một anh không đến, nếu đến chắc anh cũng thành người lạ.

Mùng Hai:
Mặc dù năm giờ chiều qua, chị tôi tuyên bố: “Hết Tết!”, tôi vẫn cảm thấy hôm nay mới thật là Tết. Buổi sáng, khách và họ hàng ngập nhà.
 Trẻ con rủ nhau ra ngoài hè, mở những phong bao ra đếm tiền, so đo, tị nạnh. Trẻ con dưới sự chỉ đạo của bố mẹ, nói thật máy móc: “Chúc dì (cô) có bồ!”. Tôi cười, thật là một lời chúc tốt đẹp cho tất cả những đứa con gái.
Chiều, tối, Châu, Uyển và tôi đã khoác tay nhau trong Tao Đàn xem hoa phong lan và hòn non bộ. Châu bảo: “Sao dáng hoa lan đều giống nhau?”.
Uyển hoang mang: “Tao chịu, không biết đánh giá mấy cây cổ thụ này, thấy cũng giông giống mấy chỗ bán ngoài đường”.
Đường phố đầy xác pháo, chợ búa vắng tanh. Đêm về, ngang qua quán cũ, tôi nhớ anh thắt ruột, Uyển hỏi: “Mày nhận được cái thư nào chưa?”. “Chưa! Chắc bưu điện nghỉ!” “Hôm nay làm việc rồi mà?” Uyển bảo, “Có bồ mệt nhỉ, tao không thích có bồ là vì vậy!”. Châu liếc: “Thật không?” Ai cũng hiểu, trả lời là thừa.

Về nhà, tôi trệu trạo nhai bánh chưng, nghe pháo lẹt đẹt đâu đó, biết rằng Tết đã qua rồi. Tôi ngồi vào bàn, viết một cái thư cho anh, đúng hơn là cho mình vì biết chắc rằng nó không tới kịp.

Mùng Ba:
Cũng như mọi năm, tôi ở nhà để đợi Lương tới. Lương bảo: “Tụi mình làm gì ăn cho đỡ ngán bây giờ? Lương thèm ăn canh cải và củ đậu chiên chấm mắm ớt”.

Tôi cười: “Kiếm ở đâu ra để hầu ông đây?”. Tụi tôi ngồi cuốn bánh tráng ngoài vườn mẹ tôi đi qua hỏi: “Mấy đứa có muốn uống rượu mít không?”.

Lương hỏi: “An còn giữ thư từ chứ?” - “Còn, khoảng 80 cái”. Có lẽ tôi cũng viết cho Lương khoảng chừng ấy thư, có thể hơn nữa. Không hiểu vì lẽ gì và bằng cách nào, tụi tôi đã hạ bậc tình cảm xuống chỉ còn là bè bạn và sự chuyển cấp thoải mái này chứng tỏ cái mà chúng tôi ngỡ là “tình yêu” xưa kia chỉ là ngộ nhận.

Rồi hai đứa đi thăm bạn bè cũ. Nhà nào cũng giống nhau ở bữa ăn thịt kho, dưa hành, khổ quá…
 Chủ, khách nói chuyện không tập trung nổi vì cắn hạt dưa lách tách, mọi người trêu chọc “Chúc Lương và An năm nay…”.
Chúng tôi nhìn nhau cười, cố ý trêu chọc lại bằng cách làm cho mọi người hiểu lầm… 
Để đến tối, lúc chia tay, Lương mở đầu: “Chúc An và…” cũng vậy, tôi lặp lại: “Chúc Lương và…” một cơn mưa nhỏ bất chợt đổ xuống trái mùa, tôi tự hỏi, những lời chúc của mình có chân thành không?

Mùng Bốn: 
 Mãi mùng bốn, đám bạn chung của Uyển và tôi mới đến. Ồn ào như cái chợ dù chỉ có vài đứa, tụi nó trong giây lát tạo được không khí Tết vốn rất mờ nhạt trong nhà tôi. Phong ôm con chó tên Xịt đang ngoe nguẩy ngoài hiên vào lòng, leo lên xe rồi bảo: “Về nhà tôi!”.

Phong dựng cái chòi xinh xắn để học bài trong khu vườn của ba mẹ nó. Trước cửa chòi, đầy xác pháo và vỏ hạt dưa. Tụi nhỏ kéo một cái ghế cho Xịt nằm xong lấy bài ra đánh. Uyển và tôi, hai “người già” ngồi bổ dưa, dọn bánh thuẫn và pha trà, thỉnh thoảng hé mắt nhìn, không hiểu gì lắm.
Xác pháo hồng một khoảng sân lẫn những cành mai rụng. Mai vàng rực rỡ cùng lá mới, chị tôi đếm và hoan hỉ kêu lên: “Toàn sáu cánh!”.


Từ xa, thấy anh đưa thư đạp xe tới, tôi chạy ra chặn đường hỏi thư, anh cười: “Không!” Uyển bảo: “Tao nghĩ, nó không viết gì cho mày đâu, chắc mải đi với em nào dưới đó!” Tôi thấy người ta thường mong người khác bất hạnh để được tỏ lòng thương hại, ai cũng vậy, có điều người khôn thì giấu đi, kẻ dại thì để lộ.

Buổi chiều, cả bọn lên chùa, tụi con trai ngồi ngoài ghế đá đợi Uyển và tôi vào thắp nhang. Trên vòm điện chính, chim sẻ ríu rít bay chuyền qua các chùm đèn lồng, tôi đứng trước Phật và khấn:: “Xin cho mẹ con mạnh khỏe và con được bình an”. Rồi tự hỏi, sao lần nào thắp nhang, tôi cũng chỉ xin “bình an
Rồi chụp hình, ông phó nhòm nói như ra lệnh cho đám loay hoay này: “Nhìn tôi đi, nhìn tôi”. Phong lẩm bẩm: “Ông có đẹp gì mà nhìn”, rồi nó đưa hai ngón tay lên đầu tôi như hai cái sừng con, tôi cười, hơi thương hại, cái trò đùa này hàng trăm, ngàn kẻ đã làm, nó lặp lại làm gì cho nhàm chán?

Mùng Năm: 
 
  Anh lên thành phố với một dáng vẻ lạ lùng. Tôi hỏi: “Anh có nhận được thư?” Anh gật đầu, “Sao anh không viết?” “Anh cũng không biết”. 
Tôi bảo: “Về đi, mệt lắm rồi” Rồi tôi ngồi đằng sau, nhắm chặt mắt cho đến khi xe dừng trước cửa nhà. Anh chúc: “Năm mới…” Tôi ngăn lại: “Thôi đủ rồi!”. Vào nhà, tôi xé tờ lịch mùng năm, bỏ vào trong tủ.

Đêm đó, trời Thanh Đa đầy sao, Châu Uyển và tôi trong một cái quán cùng những vỏ bia.
Tôi bảo: “Mượn cho tao ghế bố”, bên bờ sông, tôi nằm, nhìn lục bình trôi cùng gió lạnh, bờ bên kia là dừa nước, là những rặng cây hoang dại. 
Trong trạng thái lơ mơ, tôi nhớ lại mười ngày chờ đợi đã qua. Châu, Uyển nắm lấy vai và lau mắt cho tôi: “Thôi, An!”. Cảm động, tôi mỉm cười, nghe trên sông, róc rách một chiếc thuyền chèo đêm.

Phan VangAnh
 

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Vì chúng ta đã hứa


Khi chúng ta cảm thấy niềm tin 
không còn tồn tại
Sẽ có lúc người này muốn rời xa 
người kia mãi mãi
Có lúc đôi tay muốn buông,
Và đôi chân của con tim muốn dừng lại
Để tìm một lối đi riêng!
Và khi chúng ta cảm thấy tất cả những gì thiêng liêng giờ không còn ý nghĩa
Nghĩa là người này không còn thấy
 nhói lòng khi người kia bật khóc

Không còn ước ao được hôn lên làn môi,
 được vuốt ve mái tóc
Người này không còn mỉm cười
 khi nấu những bưa cơm,
Và người kia không còn háo hức 
trở về căn nhà sau một ngày đi làm mệt nhọc
Là khi chúng ta muốn chia ly!

Nhưng...
Ai? Ai trong chúng ta sẽ dũng cảm nói rằng chắc chắn sẽ quên đi
Những năm tháng yêu nhau, những tháng năm chồng - vợ
Những khi nụ cười người này ánh trong mắt người kia rạng rỡ
Và ít nhất một thời người này cũng từng là tất cả của người kia
Thế nên...
Chúng ta hãy cứ hành hạ nhau nếu cảm thấy cần phải thế
Để nỗi cô đơn trong lòng được vơi bớt
Hãy cứ xoáy vào tim người kia nỗi đau,

Khi cho rằng tim mình cũng đang
 bị tổn thương bởi những quan tâm hời hợt
Hãy cứ làm những gì bản thân muốn
Vì có thể ngay lúc đó cả con tim 
lẫn khối óc cũng không hề hiểu được
Thực lòng mỗi người không hề muốn xa nhau.
Bởi vì người này đã hứa sẽ cùng người kia 
đi đến hết con đường.
Và người kia đã gật đầu đồng ý

 Hải Yến

Tất Cả Đều Là Vô Thường


1-Thời gian : Vô Thường
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già.

 Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới hay : Qua một ngày vui một ngày.sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày.
2-Hạnh phúc : Vô Thường
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy.

 Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
3-Tiền : Vô Thường
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì.

 Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi.
 Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn.
 Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua ? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
4- Đời sống : Vô Thường
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
5-Thê´Gian : Vô Thường
-Tiền bạc là của con ( không chắc lám)

 - Tài sản có thể bị mất vì các nguyên nhân:
 1-Thiên tai,
 2- Hỏa hoạn,
 3- Pháp lênh của vua hay chính quyền tich thu, quốc hửu hóa
, 4- Trộm cướp,
 5- Con cái.
- Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
-Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
-Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con dòm một chút, hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
-Con tiêu tiền cha mẹ, thoải mái ; Cha mẹ tiêu tiền con, chẳng dễ.
-Nhà cha mẹ là nhà con ; Nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
-Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
--Ốm đau trông cậy ai ? Trông cậy con ư ?

 Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử).
 Trông vào bạn đời ư ? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư ?

 - Chỉ còn cách ấy.
-Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Chân lý của Đạo, thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao.

 Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc). Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được..
 Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. 

Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già, tâm không già, thế là già mà không già ; Tuổi không già ma` tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe nguoi`già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám  bệnh).
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.. Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh… Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp, chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

- Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào. 

 Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)?
 Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. 
Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó ! Đó cũng là một sự giải thoát. 

Chẳng việc gì cố mà được, quả (trai') ngắt vội không bao giờ ngọt.
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi.

 Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn. Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !

St 

Nghe Dalena



Trả nợ cuộc đời


Mỗi sáng thức dậy, tôi đều xác định rằng: “Mình có thêm một ngày mới để tiếp tục đi trả nợ cuộc đời”.
 Tôi nợ đời nhiều lắm: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy…”, nợ người thân, nợ tình cảm từ tất cả xung quanh (tình thương là tình cảm, mà tình ghét cũng là tình cảm).
 Tôi sợ mắc nợ nhưng khổ một nỗi là: đã sinh ra ở cõi đời này thì bất cứ con người nào cũng đều phải bị mắc nợ cả rồi.
 Ông trời công bằng lắm. Dù là bất cứ ai thì mỗi chúng ta cũng đều được sinh ra một lần và chết đi cũng chỉ một lần. Sinh ra để thưởng thức cuộc đời này một lần duy nhất và chết đi để không ai phải chịu đau đớn mãi mãi.
Càng sống, càng hiểu đời, ta sẽ càng thấy xót thương cho thân phận con người nhiều hơn. Đời còn dài nên đừng vội phán xét người khác. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều sẽ phạm phải sai lầm, bởi thế đừng bao giờ phủ định sạch trơn một con người nào đó.
 Nếu coi thường người khác mà sau này ta vấp ngã thì họ sẽ chế giễu lại ta mà thôi.
Khi mọi chuyện đã trở nên bế tắc nếu ta thấy được điểm tựa tinh thần thì ta sẽ bám chặt và bấu víu dữ dội lắm. Cảm giác bên trong con người mới quan trọng. 
Bình an, hạnh phúc, đau khổ…, tất cả đều là ở bên trong. Đỉnh điểm của sự sung sướng là khoái cảm, mà khoái cảm là cảm giác bên trong chứ không phải cười ầm ĩ ra bên ngoài. Không có mùa xuân nào đẹp bằng mùa xuân trong tâm hồn của mỗi người.
 Khi bị tổn thương thì bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều đau khổ. Đừng cố tình làm tổn thương người khác.
 Vì khi làm tổn thương người khác rồi ta sẽ hối hận, điều đó đồng nghĩa với việc ta đang làm tổn thương chính ta.
Có những cú sốc ám ảnh khiến tôi không tin vào bất cứ ai trong cuộc đời này nữa, nhưng tôi biết rằng nguy hiểm nhất là khi tôi không tin vào chính mình.

              Nguyễn Hữu Hiếu.

                   

Một Thời Tôn Nữ

Có phải sáng nay cơn mưa rất lạ
Nên dòng sông chảy phía vô thường
Nhiều khi tưởng trái tim mình hóa đá
Lại rung lên những làn điệu yêu thương!

Lại run lên khi anh cầm tay em
Muốn nói nhiều nhưng làm sao nói được
Muộn rồi chăng ? con chim ca phía trước
Hót với ai một điệu lý tang tình

Tưởng gần em như bóng gần hình
Mà lại xa như mây vờn đỉnh núi
Mây thì bay núi muôn đời đứng đợi
Gió về đâu . Về đâu . Về đâu ?

Gặp lại mình ngõ trước vườn sau
Thời trai trẻ hai bên bờ Bến Ngự
Những hoàng hôn tím một thời Tôn Nữ
Bước chân tôi phiêu lãng đến bây giờ

Đến bây giờ đời đã đọng bóng mưa
Sao con tim còn hát lời nông nổi
Thôi em ơi, đừng bắt tôi sám hối
Khi em về chính giữa cổng hồn đau

Mây thì baỵ Núi muôn đời đứng đợi
Gió về đâu - Về đâu - Về đâu ?


Triệu Phong

Đà Lạt , Trái Tim Mùa Trở Gió


Đà Lạt, mùa trở gió . Tôi kéo chăn trùm kín người, trời lạnh quá . Có lẽ lâu lắm rồi tôi mới lại được sống trong cái lạnh ngọt ngào của vùng đồi núi cao nguyên .
Bên ngoài, tiếng gió rít tạo nên những âm thanh nghe sao hoang dã đến lạ kỳ .
Có lúc tiếng gió kêu u ... u ...u như tín hiệu tập hợp dị kỳ của các thế lực siêu nhiên .
Có lúc tiếng gió lại trầm trầm như một tiếng thở dài não nuột . Một cơn gió lướt qua mái tôn rào rạt, buồn như tiếng chân vội vã của một nhóm lữ khách .
Ngoài cửa, nhành dâu vươn cánh tay gầy guộc gõ lách cách vào cửa kính, có lẽ nó cũng không chịu được cái lạnh chăng ?
Ánh trăng nhờn nhợt chiếu lên các đồ vật mang lại cho chúng một linh hồn sống động .

 Thoảng đâu đó, khẽ lắm, dường như có tiếng lật giấy sột soạt .
Bất giác tôi rùng mình, cố vùi sâu hơn nữa vào mớ chăn nệm . Bao lời đồn đại về một truyền thuyết bỗng hiện về .
Ngày ấy sống ở ngôi nhà này là một cô gái dịu dàng, nết na .

 Và cũng như bao cô gái khác, cô ước mơ một cuộc sống hạnh phúc . Song trời vốn không chìu lòng người nên chẳng ban cho cô nhan sắc . 
Hằng ngày khi ngủ dậy phải soi gương đối với cô là cả một cực hình . Cô ghét nhìn cái kẻ xấu xí trong gương
. Cô ghét đôi mắt bé, ghét cái mũi hếch và ghét cái miệng rộng quá khổ mà người đời hay chỉ trích . Cô ghét tất . Cô ghét rồi cô trách, trách ông trời bất công, trách mình không
may mắn và trách cả những tia nắng vô tư cứ nhảy nhót trên nỗi đau khổ của cô .
Cô sống trong nỗi cô đơn triền miên . Công viện nhàm tẻ hàng ngày và các thói hư xấu đời thường không mang lại hạnh phúc cho cô . Và trong những giây phút hiếm hoi cô xuất hiện trước đám đông, lòng cô lại rướm máu bởi những cái nhìn giễu cợt, thương hại hay những lời răn con trẻ . Cô đau, nỗi đau không thể trở thành nước mắt .
Đêm cô tròn 25 tuổi, trăng sáng vằng vặc . Ánh trăng mênh mông như gọi mời, như thúc giục để rồi cô bước theo trăng, mộng mị .
Có lẽ trời đã khuya lắm rồi, không gian yên tĩnh lạ lùng và bước chân cô vang lên trong đêm, đơn côi .
Cô dừng lại bên hồ nước lớn, hồ nước lãng đãng sương như xanh hơn, rộng hơn và huyền hoặc hơn
Giờ đây chỉ có cô gái, mênh mông trăng và cái lạnh, nỗi cô đơn vỡ òa . Cô không thể nói lời chúc mừng sinh nhật cho riêng cô bởi nó có gì đáng để chúc mừng đâu
. Lòng cô lạnh giá như lòng hồ đêm . Bỗng nhiên cô khao khát được xoa dịu nỗi đau, được xóa đi nỗi cô đơn không dứt . Cô muốn tìm một chốn bình yên mà ở đó không ai nhận ra nhan sắc thảm hại của cô, cô muốn được ngủ yên .
Cô bước chân xuống lòng hồ . Gió xôn xao, trăng vụn vỡ, chỉ có nước vui mừng reo lên róc rách, róc rách .
Đêm đầu tiên ở cao nguyên mùa trở gió khiến chàng trai xứ lạ không sao ngủ được . Cái lạnh, gió và trăng mênh mông làm anh thấy nôn nao . Chàng trai
trở dậy, khoác thêm cái áo lạnh và lặng lẽ bước ra ngoài
  Anh muốn thưởng thức trọn vẹn cái cảm giác lạ lùng của một đêm cao nguyên
. Men dọc theo con đường không tên, anh đi, đi mãi, lòng lâng lâng như say . Phía trước anh là hồ nước lớn, cái dáng vẻ bí ẩn của nó làm anh có cảmg íac mình là một Columbus đang đi tìm vùng đất mới
. Bước chân hăm hở của chàng trai chợt dừng phắt lại khi anh chợt thấy bóng một người con gái .
Chàng trai lặng người, anh thường nghe kể về những bóng ma bất hạnh vật vờ trong đêm, lẽ nào chuyện ấy là có thật ?
Đã bao lần anh nghe người ta kể về cái đẹp lạ lùng và hoang vu của vùng đất này nhưng chưa bao giờ anh nghĩ đến những điều đang diễn ra trước mắt anh .
Cô gái làm gì ở đây, trong đêm hôm khuya khoắt này, một mình ? 

Chàng trai hơi yên tâm khi thấy cô gái có vẻ hững hờ và không hề hay biết về sự có mặt của anh .
Nét mặt buồn rười rượi và thân hình mảnh mai như sương khói của cô gái càng làm đêm tăng thêm nét liêu trai . Chàng trai nghe tim mình đập rạo rực, anh nhẹ bước tiến về cô gái .
Không có tiếng côn trùng nỉ non, không có tiếng thổn thức, chỉ có gió xôn xao và chàng trai kinh nhgạc nhìn cô gái khẽ khàng bước xuống lòng hồ đầy sương .
Cô gái thức dậy và ngạc nhiên nhìn căn gác lạ . Đêm chưa tàn, ánh nến chập chờn soi bóng một chàng trai đang lui cui nơi góc phòng . Cô gái rướn người cố nhớ xem tại sao cô lại ở đây, cái nơi lạ lẫm này ?
Nghe tiếng động người con trai quay lại và mừng rỡ khi thấy cô gái đã tỉnh . Anh lễ mễ bưng cạnh cô một ly sữa nóng . Rồi để tránh cái nhìn dò hỏi của cô anh để tầm mắt rơi ngoài cửa sổ . 

Vầng trăng nhàn nhạt lúc trời gần sáng cũng đủ làm cho ký ức hiện về . Cô gái hốt hoảng nhìn chàng trai, hốt hoảng với những gì đã qua .Cô sợ một ánh mắt thương hại hay một cái nhìn giễu cợt .
 Nhưng không, trong mắt anh là ánh nến ấm áp, chân thành nhưng mong manh . Và chỉ trong một khoảng khắc cô gái nhìn vào phía sau quầng sáng, những giọt nước mắt đông cứng đã bao ngày chợt tan ra, ngập tràn .
 Nỗi đau cũng tuôn theo .
Phố núi, buổi giao mùa . Cô gái ngồi trước tấm gương soi và ngắm nghía kẻ trong gương . Cặp mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng và cái mũi hếch lên chờ đợi . Cô gái chợt mỉm cười, cái miệng rộng giờ đây không còn làm cô băn khoăn nữa .
Cô vừa nhận được thư của chàng trai, bức thư đầu tiên kể từ khi anh từ giã cô . Nắng xuyên qua khe cửa lấp lánh như niềm vui của cô .
Anh mang đến cho cô ánh nến ấm áp giữa đêm đen và cô ấp ủ vầng sáng ấy, cô lấy giấy viết ra viết thư trả lời cho anh .
Những cánh thư cứ đến, rồi đi mang theo niềm vui và hạnh phúc của cô gái . Thế rồi những cánh thư bỗng nhiên thưa dần, thưa dần rồi biến mất . Bao nhiêu thư cô gái gởi đi không có hồi âm, cô chờ đợi, chờ đợi, khắc khoải .
Cô vẫn tin ở một nơi nào đó, anh đang mong những cánh thư cô . Mỗi ngày qua đi đối với cô gái dài như thế kỷ, cô héo dần đi trong nỗi chờ đợi mỏi mòn .
Một năm qua đi, cao nguyên lại đến mùa trở gió, cô gái giờ đây chỉ còn là một chiếc bóng nhẹ tênh, song trong cô ánh nến ngày nào chàng trai mang đến vẫn còn le lói .
Cô vẫn xem mãi những cánh thư anh và gởi đi những lời thư vô vọng . Ngày cuối cùng trăng hôm ấy, cô gái kiệt sức .
Cô gục xuống bên trang thư viết dở để mãi đi vào cõi hư vô . Tuy vậy vào những đêm mênh mông trăng và gió, cô gái lại nuối tiếc cuộc tình dang dở và trở về tìm đọc những trang thư
Bây giờ tiếng lật giấy đã tắt, có lẽ lại một lần nữa cô gáit rở về torng tuyệt vọng .

 Ngoài kia gió vẫn tiếp tục vũ điệu dị kỳ nhưng tôi không còn cảm thấy sợ nữa .
Tôi nghĩ đến Phong . Ở thành phố giờ này anh đang làm gì ?

 Liệu anh có nghĩ đến tôi hay anh đang vô tư trong giấc ngủ ?
Cuộc đời thật ngắn ngủi và đã có bao người con gái gục ngã trong đợi chờ, anh có biết điều đó không Phong ?
Đâu đó trong góc nhà tiếng con tắc kè vang lên buồn bã với nhịp thứ mười ba nghẹn ngào, uất ức, khóc cho những cuộc tình vô vọng, dở dang


Giao Anh

Hoa Ve Chai


Những người mới quen biết thường nghĩ Tạo bông đùa, khi trả lời về nghề nghiệp mình làm. Nhưng Tạo nói hết sức chân tình, rằng mình là người sống bằng nghề buôn bán Ve Chai trên đất Mỹ. Nhắc đến hai chữ Ve Chai, người Việt thường liên tưởng đến hình ảnh những “chú ba” quảy đôi quang gánh đi khắp hang cùng ngõ hẻm, rao tìm mua hầm bà lằng, nào nồi niêu xoong chảo hư lủng móp méo, đến cả ve chai lông vịt...
Nhiều người còn đi xa hơn, liên tưởng đến chú Hỏa ngày xưa, từ bên nước “Đàn anh Trung Quốc mang dòng máu bành trướng” xuôi nam khởi nghiệp tại Việt Nam bằng gánh ve chai, dần dần “Tiến Nhanh Tiến Mạnh Tiến Vững Chắc” lên thành một trong những người giàu có nhất nhì nước Nam, với biết bao cơ ngơi để lại cho đến ngày hôm nay.
Như một định mệnh, Tạo bước vào nghề Ve Chai hết sức tình cờ. Hơn một năm sau ngày định cư tại San Diego, một thành phố cực nam bang California Hoa Kỳ, Tạo bắt được cái “job” tương đối thơm tho trong hãng sản xuất cơ phận cho ngành hàng không và không gian. Công việc ấy đem đến cho gia đình Tạo một cuộc sống thật an nhàn thảnh thơi.

 Nhưng đời mấy ai học được chữ ngờ, cuộc sống đang phẳng lặng đột nhiên nổi sóng. Khi nước Mỹ bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế. Dù với gần 15 năm gắn bó với hãng, Tạo vẫn bị cho nghỉ việc (laid off). Hay tin dữ, một anh bạn chia sẻ niềm đau hơn bị bò đá bằng câu phán:
- Thời buổi kinh tế lụn bại, còn đi làm mới là chuyện lạ đời, bị cho nghỉ là việc bình thường. Phải sống sao cho giống mọi người chứ!
Lời nói chơi tuy hơi nghịch nhĩ, nhưng ngẫm nghĩ lại nó diễn tả hết sức trung thực nếp sống người dân Mỹ. Để làm rõ nghĩa hơn lời bạn, Tạo thêm mắm thêm muối vào rồi đưa ra thêm một lý sự cùn, góp phần làm phong phú thêm cho nền “Văn Hóa Việt Mỹ” của tân thiên niên kỷ thứ ba:
- Những ai không ăn hamburger, không biết thưởng thức football, không từng lãnh giấy laid off. Được xem chưa từng sống ở Mỹ.
Nghĩ được vậy, nên nỗi buồn mất việc của Tạo cũng vơi bớt đôi phần. Thế rồi Tạo rút hầu bao, lấy tiền ki cóp từ bấy lâu, đem hùn hạp mở một garage sửa xe hơi. Hai người chung vốn cùng Tạo đều có tay nghề giỏi, garage lại nằm nơi thị tứ đông dân cư, nên khách hàng lúc nào cũng tấp nập. Nhìn thoáng qua bề ngoài, mọi đều tưởng chủ nhân đang gặp thời và sắp giàu to. Nhưng thấy vậy chứ không phải vậy.
Vì yếu kém trong việc quản trị, nên tháng nào cũng lo tiền trả lương thợ, tiền mua hàng thiếu chịu... muốn ná thở, không phải bù lỗ là may lắm rồi. Nhưng nhờ garage sửa xe này mà Tạo học được nhiều kinh nghiệm quý giá để dấn bước vào thương trường.
Toàn, một ông bạn dáng người phốp pháp gốc gác “chú ba”, nên Tạo đặTạo có người bạn rất thân tên Minh, xông pha thương trường ngay từ những ngày đầu đến Mỹ, nhờ vậy nội công hết sức thâm hậu. Minh là nơi Tạo thường đến trút gánh ưu phiền khó khăn của tiệm sửa xe, để được nghe lời mách nước miễn phí. 

Trong thời kỳ nhà cửa đất đai lên giá vù vù, Minh tậu được một khu đất khá rộng, dự tính mở một cơ sở kinh doanh nho nhỏ. Nhưng miếng đất cứ nằm phơi sương phơi nắng mãi, vì không một dự án xây cất nào trình lên được thành phố chấp thuận.
 Cuối cùng có một người Mỹ gốc Ả Rập đến hỏi thuê đất mở Recycling với một giá rẻ mạt. Minh cắn răng ký giấy cho thuê để nhẹ bớt tiền trả lãi hàng tháng cho ngân hàng. Cơ sở Recycling tưng bừng khai trương, nhưng buôn bán ế ẩm, nên vài tháng sau đành âm thầm dẹp tiệm, trả lại đất cho Minh.
Nghĩ đến bạn, không mấy thích hợp trong nghề sửa xe, Minh muốn giúp Tạo mở lại Recycling trên mảnh đất ấy. Tạo đâu biết chi về nghề nghiệp này, nhưng nếu đưa chú Thoòng vào thì không còn nhân tuyển nào thích hợp hơn. Trong thời kỳ huy hoàng chú từng làm chủ cây xăng, nên có nhiều “kinh nghiệm chiến trường”. Khi Tạo ngỏ lời mời chú Thoòng hợp tác làm ăn chung, chú mừng hết lớn. Thế là Tạo có ngay người cộng tác.
Nghĩ ngợi mãi không biết Việt hóa chữ Recycling thế nào, nên một hôm gặp ông bạn chủ báo đến sửa xe. Tạo lợi dụng ngay.
- Ông chủ báo ơi! ông chữ nghĩa đầy mình, xin làm phước “chuyển âm” giùm chữ Recycling, vì tôi sắp nhảy vào nghề này.
Ngẫm nghĩ một lúc ông bảo:
- Tái biến chế.
- Tiếng gì mà sao nghe giống họ hàng của Tái Côn Lôn trong Nhục Bồ Đoàn vậy cha nội! Lại toàn chữ Hán Việt, xin làm phúc tìm giùm chữ nào dễ dễ hơn một tý đi ông.
Tạo và ông vò đầu vỗ trán, nhưng vẫn không thấy chữ nào thích hợp.

 Đột nhiên một chữ chợt xuất hiện chạy vụt qua đầu. Tạo chớp ngay rồi đề nghị cùng ông nhà báo.
- Hay là đặt “Ve Chai Lông Vịt” đi, ông nghĩ sao?
Ông nhà báo ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo Tạo:
- Nhưng bên này có ai bán lông vịt đâu mà mua, nên dùng chữ Ve Chai thôi, ông nghĩ có được không?
Tạo và ông nhà báo “nhất trí” chọn hai chữ Ve Chai. Thế là Tạo và chú Thoòng trở thành đồng chủ vựa Ve Chai từ đó.
Ở Mỹ, mọi tên riêng, như tên tiệm, tên người, đọc xong bao giờ cũng phải đánh vần thì người nghe mới viết đúng. Nên chú Thoòng và Tạo phải nghĩ tới nghĩ lui để chọn một cái tên cho vựa. Cuối cùng vựa mang tên ABC, với tên này không còn ai bắt đánh vần tên vựa nữa vì đã đánh vần nó trước khi được hỏi.
Thời gian qua thật mau, mới ngày nào mà nay vựa Ve Chai đã hơn bảy tuổi. Hôm nay Tạo ghi ra đây một vài niềm vui nỗi buồn sinh ra từ đống ve chai, đồng thau sắt vụn ấy.
Một hôm nhìn đoàn xe đẩy của chợ (shopping cart) hùng dũng tiến vào vựa Ve Chai. Tạo nổi hứng phong cho chú Thoòng làm bang chủ Cái Bang đời thứ 101. Nếu đem Hồng Thất Công, một bang chủ giỏi nhất trong lịch sử võ hiệp Cái Bang mà so với chú Thoòng đương kim bang chủ, thì chú Thoòng giỏi hơn rất nhiều. 

Đệ tử dưới trướng Hồng Thất Công trước đây chỉ rặt một nòi Hán tộc. Đến đời Thoòng Bang Chủ đã thâu thêm nào Mễ tộc, Phi tộc, Hàn tộc, Bạch mao tộc, Hồng mao tộc, Hắc mao tộc...nói chung mọi chủng tộc từ khắp năm châu bốn biển đều về quy phục dưới trướng.t cho biệt danh “chú Thoòng”. 
Chú Thoòng nhìn thấy sự “phồn vinh giả tạo” của tiệm sửa xe, đâm ra khâm phục tài Tạo. Hàng ngày chú Thoòng mon men tới tiệm, dọ ý xem Tạo có việc gì cho chú hùn hạp làm ăn chung. Chú rảnh rỗi vì thuộc thành phần lãnh lương theo diện “bảy nghề”, xe cộ nhà cửa đang được nhà băng chiếu cố. Nghe chú thở vắn than dài, Tạo chẳng biết nói gì hơn là cho chú liều thuốc “cố gắng” để uống, hầu đủ sức nín thở qua sông mà sống cho hết thời buổi kinh tế khó khăn này.Đời Hồng Thất Công, cao trọng nhất sau bang chủ là hạng đệ tử tám túi. Đệ tử tám túi ngày xưa thì làm sao so với hạng đệ tử mang hàng chục bao rác thật lớn được treo lủng lẳng chung quanh các xe chợ, mà hàng ngày bang chúng đẩy đến cung phụng cho Thoòng bang chủ.
Nói bá láp một chút cho vui, chớ làm nghề buôn bán Ve Chai này, hàng ngày tiếp xúc với khoảng 5% khách hàng thuộc thành phần vô gia cư (homeless). 

Nhìn cách họ sống khiến Tạo không khỏi bùi ngùi xúc động. Năm ba đồng, một hai chục bạc bán được từ những lon nhôm, lon nhựa, chai lọ... mà họ nhặt được trên đường hay moi ra từ những thùng rác, chỉ đủ lo miếng ăn.
 Đêm xuống, họ chọn mái hiên nhà thờ, hay dưới tàng cây làm nơi ngủ. Vì vậy nơi rửa tay cho khách của vựa Ve Chai biến thành chỗ tắm giặt cho những kẻ khốn cùng này. Người Việt mình, Tạo chưa thấy một ai nằm trong thành phần vô gia cư.
Trong ngày đông khách bận rộn, con cái trong nhà thường ra vựa phụ giúp Tạo. Trong bữa ăn từ biệt cha mẹ để qua New York học, Việt đứa con trai út, chia sẻ với bố mẹ về nguyên nhân khiến Việt ghi tên học ngành Nha Khoa.
- Những ngày phụ giúp bố mẹ ở vựa Ve Chai, nhìn người vô gia cư cười, răng cỏ họ đều “vàng úa trống vắng”. Con hy vọng mai kia trở thành Nha sĩ biết đâu con giữ lại cho họ vài cái răng để nhai Pizza hay Hot dog, và nhất là nụ cười tươi tắn trên môi.
Tạo chúc mộng ước của con sớm thành hiện thực, để Việt thay gia đình đền trả phần nào cái ơn quá to lớn của đất nước và dân tộc này ban cho gia đình Tạo. Ngoài những nụ cười vàng úa trống vắng, Việt còn thấy được những đôi tay đầy cáu bẩn sung sướng đếm đi đếm lại từng đồng Penny, từng đồng Dime, từng đồng quarter.
..Đôi tay họ cáu bẩn, nhưng đồng tiền họ cầm thật sạch, đồng tiền được tạo ra bằng chính sự khổ cực của mình.
Có dịp nói chuyện với khách, Tạo biết được không phải chỉ quê hương Việt Nam mình mới gánh chịu nhiều khổ đau. Mà dường như bất cứ một sắc dân nào, đến lập lại cuộc đời nơi miền đất hứa Hiệp Chủng Quốc này, đều mang chung một nỗi ưu tư là “Kẻ Ra Đi Lo Cho Người Ở Lại”. Tạo không tránh khỏi chạnh lòng khi nghe được tâm tư sâu kín của mỗi người khách mang hàng đến bán cho vựa.
Một ông khách đã ngoài 70 người Ethiopia, sống đơn độc trong căn chung cư nghèo cách vựa không xa. Tiền già chính phủ trợ cấp chỉ đủ nuôi thân, nên hàng ngày đi lượm ve chai kiếm tiền gởi về quê lo cho gia đình vợ con làng nước.

 Ông là khách thường nhật của vựa, thu nhập mỗi ngày khoảng 25 đồng. Bẵng đi một thời gian không thấy ông lui tới. Hỏi thăm mới hay, trong lúc đẩy xe chợ đi lượm ve chai, xe bị trượt bánh trên đường dốc. Sức xe quá nặng, sức già yếu đuối, kéo ông ngã lăn theo xe, đầu va vào lề đường làm ông bị nứt sọ. Ông phải nằm nhà thương cả tháng trời. Ngày ông quay lại vựa, Tạo không nhận ra vì ông quá tiều tụy ốm yếu.
Chiếc xe chợ của ông từ nay và những ngày sắp tới sẽ chẳng bao giờ còn được đầy tràn như xưa. Không biết nơi quê nhà vợ con có hay biết mà thương tâm cho hoàn cảnh ông không? 

Nhưng Tạo biết chắc một điều, món tiền ông gởi về gia đình hàng tháng sẽ còm cõi đi, biết đâu ông lại nhận được đôi lời trách là quên cội quên nguồn. Để mừng ông sống lại, vợ chồng Tạo mời ông dùng cơm tối, rồi xin được kết bạn cùng ông. 
Lẽ sống của ông là tạo niềm vui cho người khác, đời của ông đã cho gia đình Tạo một bài học quý giá về ban phát tình thương và sống cho tha nhân.Tạo có anh công nhân trẻ, người gốc Mễ Tây Cơ, không nói được một câu tiếng Anh, nhưng làm việc hết sức siêng năng cần mẫn. Lương ve chai nào được là bao, lo cho mình chưa đủ huống chi còn cả một dòng họ nơi quê nhà. Có công ăn việc làm, nhưng anh cũng trở thành kẻ vô gia cư, vì làm được đồng nào anh gởi hết về quê.
Nơi anh ngủ là lòng chiếc xe van mà một người quen thương tình cho sử dụng tạm. Ăn thì bữa cái Taco, bữa cái Borritto, ngon lắm được bữa Pizza trong những ngày đông khách chủ cho thêm tí tiền “bồi dưỡng”. 

Còn nước uống và tắm rửa thì ra cái vòi phía sau vựa Ve Chai. Một ngày có tin cảnh sát tìm anh. Thì ra, vì nhu cầu nơi quê nhà quá lớn, lương anh dù đã gởi về gần hết, gia đình vẫn than túng thiếu. Muốn có tiền nhiều và nhanh, anh lạc vào đường bán ma túy. Hay tin cảnh sát truy lùng, sợ hãi, anh trốn về Mễ. Tạo mất đi một người thợ tốt, nhưng không biết giờ này cuộc sống anh công nhân trẻ ra sao?
Còn với khách Việt, Tạo cùng chú Thoòng có được nhiều tình thân qua chuyện buôn bán, càng dễ chia sẻ hơn bởi tình đồng hương và cùng chung ngôn ngữ. Nhờ vậy Tạo thấu hiểu được nhiều nỗi thương cảm, xót xa, cao thượng... chung quanh vựa ve chai này.
Có mấy ai nơi quê nhà biết được người thân mình sống ở Mỹ, phải đi moi thùng rác, để tìm từng xu từng cắc. Ăn uống dè sẻn, ở nhờ ở đậu trong garare...để có bạc trăm bạc nghìn gởi về lo cho bà con hay cứu trợ đồng bào thiên tai, nghèo khổ bên nhà.

 Trong đống ve chai, trong đám đồng thau phế thải...đã nở lên trăm ngàn đóa hoa muôn sắc về tình ruột thịt nghĩa đồng bào, làm át đi mùi tanh tưởi của phế liệu. Tạo bắt chước nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đặt cho loài hoa ấy cái tên Hoa Ve Chai.
Loài Hoa Ve Chai này không may mắn như Hoa Trinh Nữ được quân vương sủng ái, không lên ngôi hoàng hậu, nhưng thắm đượm tình người, tình yêu thương đồng bào dân tộc.

 Với khả năng hạn hẹp, Tạo không đủ sức diễn tả hết những thắm tươi, cao đẹp của loài hoa mà Tạo ngắm nghía suốt bảy năm nay. Tạo ngắt một cành Hoa Ve Chai trong hàng trăm đóa hoa nở rộ, gởi đến người bạn, một linh mục khả kính trong ngày đầu xuân.Kính gởi Linh mục Trần Thanh Tùng Kính thưa Cha.
Rất cảm động khi nhận được điện thoại chúc Tết của cha từ bên kia bờ Đại Tây Dương. Một lần nữa, con cầu xin Thiên Chúa ban nhiều hồng ân xuống cho cha trong năm mới này.

 Từ nay có thêm được phương tiện liên lạc e-mail hiện đại, sẽ giúp chúng ta kết chặt tình thân, rồi từ đó chia sẻ vui buồn việc Chúa cũng như việc đời trong thời gian sống xa quê hương. Riêng con hằng mong chúng ta làm được đôi điều để vinh danh Chúa, để trợ giúp người dân Việt nghèo khổ có cơ hội vươn lên.
Qua lá thư này, con xin kể hầu cha một câu chuyện, cũng tương tự như chuyện con kể lúc hai ta dạo dọc bãi biển bên khách sạn Coronado Del, một khách sạn to lớn và sang trọng nhất của thành phố San Diego này.
Thưa cha! Vài tuần sau ngày cha rời San Diego, vợ chồng con có dịp trở lại dự Thánh lễ tại nhà thờ Thánh Tâm nằm trên đường số 42 thuộc khu Đông San Diego. 

Từ chỗ con ngồi, nhìn lên trên vài hàng ghế, con thấy một người đàn bà đứng tuổi phúc hậu gọn ghẽ trong chiếc áo dài màu xanh nhạt, nhìn gương mặt hơi quen quen, nghĩ một lúc con mới nhớ ra đó chính là bà Phong, bà chủ nhà đãi cơm trưa chúng mình trong lần đầu tiên cha đặt chân đến San Diego.
Cạnh bên bà, một người đàn ông tóc hoa râm, có lẽ là chồng bà Phong. Ông quạt luôn tay cho vợ, như cố xua đi cái nóng buổi trưa hè. Thánh lễ xong, mặt đối mặt con mới nhận ra ông ta cũng là chỗ quen biết. Sở dĩ con không nhận ra ngay, vì hôm ấy ông mặc quần áo tươm tất gọn ghẽ, khác xa những lần con thường gặp. Thưa cha, ông Phong chính là người khách thường nhật của vựa Ve chai do con làm chủ.
Hàng ngày cầm trao ông đôi ba chục bạc, tiền công cả một ngày lao động, con cảm nhận được sự cần cù, nhẫn nại, chịu dựng cực nhọc trên con người ấy. Lúc vắng khách, anh em con cũng nói đôi ba câu chuyện về quê hương về giáo hội khi biết ông cùng là người Công giáo. Con thường ân cần tiếp đón ông, đôi lúc giúp ông phân loại những phế liệu nhặt được, để tránh cho ông những mặc cảm.
Khi nhận ra ông là ai, thì hình ảnh ba trăm đồng bạc mà bà Phong gom góp trong gia đình, cầm trao cha để nhờ chuyển về quê nhà đóng góp xây dựng việc Chúa, con thấy nó cao cả và quý hóa quá. Làm thế nào để những người thụ hưởng món tiền ấy thấu hiểu hết được ý nghĩa của nó? Làm thế nào để cân đo được sự nặng nhẹ của đồng tiền?
Trong khi phần đông chỉ chú tâm vào những con số không hồn!
Nhìn những người về thăm quê hương, đem tiền bạc giúp đỡ họ hàng thân tộc, bạn bè hay những việc xã hội, tôn giáo. Ai cũng nghĩ rằng tiền bạc bên trời Tây rất dễ kiếm.
Nhưng mấy ai hiểu được rằng, để có đồng tiền ấy, cả vợ chồng lẫn con cái phải ngồi thật nhiều giờ bên bàn máy may gia công, phải giũa hàng vạn bàn tay, phải lau chùi hàng ngàn bàn chân cho khách... Hoặc như ông Phong kia, mỗi sáng phải thức giấc từ lúc tinh mơ, moi móc từng thùng rác để nhặt ra từng cái lon cái chai mang bán kiếm sống qua ngày và gởi về giúp bà con thân thương từ ngàn dặm xa xôi.
Thưa cha, đó là câu chuyện nối tiếp chuyến thăm viếng San Diego của cha, mà con xin được kính gởi đến cha.
Cách đây mấy năm, nhân dịp về thăm quê, một ông bạn già nhờ Tạo vào Văn Miếu Hà Nội tìm giúp tên tổ tiên ông đỗ đạt được ghi danh vào bia đá. Nghĩ lại phận mình, tổ tiên không một ai đỗ đạt cao để lưu danh muôn thủa. Đến đời mình tuy được làm Việt Kiều Mỹ, trông có vẻ thơm to, nhưng gắn thêm tý nghề nghiệp vào thành Việt Kiều Ve Chai chắc không khỏi báng mùi. Mùi vị tủi thân ấy đã bay đi hết từ ngày
Tạo thấy được loài Hoa Ve Chai nở đẹp.
Làm bất cứ ngành nghề nào, chắc cũng không khác chi với nghề vun phân tưới nước. Cây cối nẩy sinh hoa trái ngoài vườn, thì trong lòng người gieo trồng cũng ngập tràn hoa trái.

 Hiểu ra điều này, Tạo cùng chú Thoòng càng yêu thương và hãnh diện với nghề nghiệp mình đang làm. Cả hai chăm lo vun phân tưới nước cho vườn hoa chung trong vựa ve chai và vườn hoa riêng trong gia đình mỗi người.
Sapy _NVH