Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương: Sài Gòn Rong Chơi Ký


Trên phương diện học thuật, không ai có thể phủ nhận Vũ Hoàng Chương là một trong những cây đại thụ của thi ca Việt Nam cận đại.
Theo nhận định của nhiều nhà phê bình văn học thuộc nhiều thế hệ, so với các nhà thơ đồng thời, thơ Vũ Hoàng Chương có những nét riêng trau chuốt từng câu, từng chữ, giàu nhạc điệu, nhẹ nhàng, sâu lắng, lãng mạn và sang trọng.
Ông sinh ngày 5/5/1916 tại làng Phù Ửng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, Nam Định (nay thuộc về Hưng Yên). Vũ Hoàng Chương đỗ tú tài Pháp năm 1937.
Sau đó, theo học Trường Luật rồi cử nhân toán tại Hà Nội, nhưng tất cả cũng chỉ được một vài năm rồi bỏ, để theo nghề dạy học và làm thơ cho đến cuối đời.
Năm 1954, ông di cư vào Nam, tiếp tục dạy văn ở một số trường trung học, và Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn. Vũ Hoàng Chương mất ngày 6/9/1976, khi vừa tròn tuổi 60.
Tôi là một người may mắn, khi có một thời gian được tiếp xúc và gặp gỡ thi sĩ Vũ Hoàng Chương dường như mỗi ngày.
Đó là vào khoảng cuối năm 1973, đầu năm 1974, khi vợ chồng ông đang tá túc tại nhà nữ sĩ Mộng Tuyết, trong một căn phòng được ông gọi là “gác mây”, nằm cuối đường Nguyễn Minh Chiếu (nay là Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận).
Lúc bấy giờ, tôi đang giữ trang thơ của nhật báo Sóng Thần. Một buổi sáng, vừa bước vào tòa soạn ở số 133 Võ Tánh (nay là Nguyễn Trãi), đã thấy nhà văn Chu Tử (chủ bút) đang ngồi uống trà với Ngọc Thứ Lang (người dịch cuốn Bố Già) và nhà thơ Hoàng Trúc Ly.
Bỗng dưng có ai đó nhắc đến thi sĩ Vũ Hoàng Chương và nói ông đang bệnh nặng.
Không hỏi thêm một câu nào, ông Chu Tử quay sang ra lệnh cho tôi, xuống ban Trị sự, lấy tiền mua vài lạng thuốc phiện đem biếu cho thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
Nghe thế, tôi rất vui khi biết mình sắp được gặp gỡ nhà thơ lớn mà mình ái mộ từ lâu, nhưng chỉ nghe danh chứ chưa được diện kiến lần nào. Dọc đường, tôi cứ phân vân không biết phải xưng hô với thi sĩ Vũ Hoàng Chương như thế nào cho phải phép.
Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gọi ông bằng thầy và xưng em là ổn nhất.Không có gì khó khăn để tôi tìm ra nhà nữ sĩ Mộng Tuyết.
Gọi là “gác mây”, cái tên nghe rất thơ mộng, nhưng thật ra, đó là một căn phòng nhỏ, chỉ hơn 20 thước vuông, không có lấy một thứ đồ đạc nào đáng giá.
Trên một chiếc đi văng bằng gỗ, được trải mấy tấm chiếu hoa, Vũ Hoàng Chương ngồi tựa lưng vào vách, gầy gò và mệt mỏi.
Trên khuôn mặt xanh xao là một cặp kiếng trắng dày cộm. Trước mặt ông là một tờ báo và một chiếc kính lúp, mỗi khi đọc, ông phải soi từng dòng.
Ngồi trên chiếc ghế kê sát cửa ra vào là bà Thục Oanh, vợ của ông, một người đàn bà với vẻ bên ngoài rất bình thường, nhưng lại có đời sống rất phi thường.
Bởi lẽ, bà còn là chị ruột của thi sĩ Đinh Hùng. Suốt đời người đàn bà này là chỗ dựa của hai nhà thơ lớn mà ngoài tánh khí thất thường ra, cả hai còn là những con nghiện á phiện rất nặng từ khi còn rất trẻ, nhưng chẳng bao giờ làm ra được nhiều tiền.
Vì thế, mà bà Thục Oanh âm thầm chịu đựng cảnh túng thiếu, cắn răng lo cho hai nhà thơ lớn của Việt Nam mà chẳng hề ta thán.
Thấy tôi xuất hiện, bà Thục Oanh đứng dậy chào khách và hỏi tôi muốn tìm ai?
Tôi nói ngay: “Ông Chu Tử nhờ em đem biếu cho thầy ít quà”.
Tôi trở nên hụt hẫng khi nghe Vũ Hoàng Chương nói, cho dù giọng ông chậm rãi và nhỏ nhẹ: “Chu Tử là ai?
Hình như tôi không quen người này, nhưng tại sao lại biếu quà cho tôi, mà quà gì thế?”. Khi nghe tôi nói tới thuốc phiện, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên.
Tôi ngồi xuống mép đi văng, đặt hai lạng thuốc phiện lên tờ báo cũ mà ông đang đọc dở.
Như bị ma lực của nó thu hút, ông cầm lên, mở ra, vẻ thích thú của một tay sành điệu: “Thuốc Thượng Lào, sản phẩm hảo hạng đây”.
Thế là câu chuyện giữa tôi và thi sĩ Vũ Hoàng Chương trở nên thân mật hơn.
Ông nói, mỗi ngày ông vẫn có thú vui đọc báo, nhưng chỉ đọc được một tờ, bởi không có đủ báo.
Tôi hứa, mỗi ngày sẽ mang đến cho ông đủ các loại nhật báo phát hành trong ngày.
Để cho ông yên lòng, tôi nói, mỗi ngày tôi thường đi ngang qua đây, nên rất thuận đường.
Nói thế là vì tôi mong được kết thân với ông, chứ chẳng có viếc gì phải cần đến khu vực này cả.
Ông nhận lời một cách vui vẻ, và từ đó, chiều nào tôi cũng mang báo đến cho ông, rồi ngồi chuyện trò với nhau đủ mọi thứ chuyện trên đời, rồi thành thân thiết.
Vài tuần sau, một lần Vũ Hoàng Chương bất chợt nhắc đến sức khỏe nhà văn Chu Tử.
Nhân đó, tôi hỏi, dường như ông và Chu Tử cũng quen nhau, nhưng giữa hai người có điều gì đó lấn cấn?
Ông thú thật là có quen biết.
Nhưng do mâu thuẫn gì đó với Chu Tử, nên thôi. Còn như Chu Tử có xúc phạm Vũ Hoàng Chương hay không, cũng chẳng ai biết hư thực ra sao, bởi đó cũng chỉ là thị phi của người đời.
Có những buổi chiều khi tôi đến thì bà Thục Oanh vắng nhà.
Tôi tự pha trà và ngồi đối ẩm với thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
Tôi hỏi ông về chuyện tình yêu và những bài thơ đau tình bất hủ của ông.
Nét mặt ông trở nên buồn vời vợi, nói như nói với chính mình: “Năm tôi 25 tuổi thì Tố Uyển đi lấy chồng, tôi đã như điên, như cuồng. Người ta biết nhiều đến chuyện tình ly cách và những bài thơ tôi làm cho Tố Uyển giai đoạn này, đặc biệt là hai câu mà nhiều người thuộc:
Tình ta, ta tiếc cùng ta khóc -
Tố của Hoàng, nay Tố của ai…
Ông nói tiếp: Thật ra còn có một người phụ nữ nữa, cũng làm cho tim tôi và thơ tôi rỉ máu, nhưng ít được người ta nhắc tới hơn:

Kiều Thu hề! Tố em ơi
Ta đang lữa đốt tơi bời mái tây…
Tôi hỏi: “Thế còn cô Thục Oanh?”.
Ông nói: “Đó là một người bạn đời, người chia ngọt sẻ bùi, tuy không phải là người tình nhưng còn hơn cả người tình”.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương thường nói với tôi là ông không có bạn. Nhưng theo tôi nhìn thấy thì ông sống rất tình nghĩa.
Có lần ông hỏi tôi có thường gặp Ngọc Thứ Lang không?
Tôi nói rất thường gặp. Sáng nào cũng thấy anh ngồi ở quá cà phê trước tòa soạn báo Sóng Thần.
Dạo này trông anh rất yếu và hay đau ốm. Thế là chẳng nói, chẳng rằng, ông lấy trên đầu nằm ra một cục thuốc phiện, cắt làm đôi, gói cẩn thận bằng một mảnh giấy kiếng màu cam, rồi trao cho tôi, dặn dò: “Đưa cho Ngọc Thứ Lang và đừng nói gì cả”.

Một buổi chiều khác, tôi gặp Lê Cung Bắc (nay là đạo diễn - NSƯT Lê Cung Bắc) tại tòa soạn, và rủ anh ghé Vũ Hoàng Chương chơi.
Lê Cung Bắc nhận lời ngay, bởi anh cũng là người yêu thơ và rất ái mộ thơ Vũ Hoàng Chương. Đó là một buổi gặp gỡ hết sức thú vị.
Trước khi theo tây học, Vũ Hoàng Chương từng học chữ Nho nhiều năm, thuộc loại uyên bác.
Còn Lê Cung Bắc lại xuất thân trong một gia đình khoa bảng, mấy đời ông cha liên tục đỗ đầu các đại khoa dưới triều Nguyễn.
Do đó, anh cũng rất tinh thông Tứ Thư, Ngũ Kinh,… từ hồi còn rất trẻ. Đặc biệt, Lê Cung Bắc thuộc làu rất nhiều bài Đường thi, và cả những bài từ, bài phú.
Thế là một già, một trẻ, hết đọc rồi bình thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, đến Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu… say sưa cho đến sẩm tối. 

Vũ Hoàng Chương nói, ông tuy đã già nhưng tâm hồn còn rất trẻ, nên rất thích chuyện trò với những người bạn trẻ có được kiến thức như Bắc.
Ông dặn tôi, thỉnh thoảng nhớ rủ Lê Cung Bắc đến thăm ông, để chuyện trò cho đỡ buồn.
Khi chia tay, ông rời đi văng bước ra cửa tiễn chúng tôi bằng những bước đi không vững, để bày tỏ lòng mến khách.
Ông nói: “Lâu lắm không bước ra đường, chẳng biết phố xá dạo này ra sao?”.
Lê Cung Bắc trả lời: “Phố xá thì vẫn thế. Lập tức thi sĩ Vũ Hoàng Chương ứng khẩu, đọc liền hai câu:

Thế mà cứ chúc muôn năm mãi
Nó sống lâu thì nước chết non.
Ra đầu đường, Lê Cung Bắc nói với tôi, quả thật, nếu cứ nhìn vào cái thân xác gầy còm, yếu ớt đó, không ai ngờ tiềm ẩn trong tim là ngữ khí ngất trời.
Điều làm tôi cảm động nhất, là vào một buổi chiều cuối năm 1974, khi tôi đến với ông như thường lệ đã thấy trước mặt ông là một tập sách mỏng.
Ông cầm lên đưa cho tôi và nói: “Đây là quà của tôi biếu anh, một trong những người rất hiếm hoi mà tôi quý mến”.
Tôi lật ra, cứ tưởng như mơ. Đó là một tập thơ của Vũ Hoàng Chương, do chính ông viết bằng đầu tăm, chấm mực tàu viết lên giấy bổi.
Tập thơ có cái tựa là Song Kiều, ngoài bìa Vũ Hoàng Chương viết tặng đích danh tôi, có chữ ký và triện son hẳn hoi, nhưng chỉ dày hơn 20 trang, mỗi trang có 4 câu lục bát, vì nét chữ rất to.
Dĩ nhiên là tôi vô cùng sung sướng.

 Cái công mỗi ngày tôi vẫn mang báo đến tặng ông rõ ràng không bỏ.
Đầu năm 1975, khi chuyển nhà đi nơi khác, vì không ổn định chỗ ở, tôi đã mang tập thơ quý giá, với chỉ một ấn bản duy nhất đó, cùng một ít tư liệu riêng, gởi gắm cho nhà thơ Huy Tưởng trên đường Huỳnh Tịnh Của.
Về sau tôi hỏi, thì Huy Tưởng nói đã nhiều lần cố lục tìm trong đống sách vở và đồ đạc lỉnh kỉnh trong nhà anh, nhưng chẳng biết thất lạc ở đâu. Thế là mất!
Một thời gian sau, thi sĩ Vũ Hoàng Chương rời khỏi “gác mây”, dọn về Vĩnh Hội.
Từ đó, cho đến lúc ông qua đời vào năm 1976, vì bộn bề công việc, tôi không đến với ông được nữa.
Ngay cả khi ông nhắm mắt, tôi lại ở thật xa thành phố, nên cũng không thể đến thắp cho ông một nén nhang như lòng tôi mong ước.
Tôi nghĩ, cho dù quá nhiều thăng trầm ở đời này, hạnh phúc thì ít, khổ đau thì nhiều, nhưng có lẽ thi sĩ Vũ Hoàng Chương cũng đã mỉm cười ra đi bởi ông đã thấm đẫm tinh thần Phật giáo như lời thơ ông:

Biển khổ mênh mông sóng ngập trời
Khách trần chèo một mái thuyền chơi
Thuyền ai ngược sóng, ai xuôi sóng
Cũng chỉ trong cùng biển khổ thôi.

                                       Đoàn Thạch Hãn


Thơ Mai Thảo


Có lúc

Có lúc nghĩ điều này điều nọ
Cảm thấy hồn như một biển đầy
Có khi đếch nghĩ điều chi hết
Hệt kẻ ngu đần cũng rất hay


Nghe đất

Nằm đây dưới bóng cây xanh
Nhìn qua lá biếc lại xanh sắc trời
Mát thơm đất trải bên người
Nghe trong ẩm lạnh da người cũng thơm
Đất lên hương, thấm qua hồn
Nghe Vui thoáng đến với Buồn thoảng đi
Giữa giờ trưa nắng uy nghi
Bóng vây vây nhẹ hàng mi cúi đầu
Người nằm nghe đất bao lâu


Tai nương ngợ tiếng đời sau thở dài
Lung linh sóng nắng đan cài
Cõi Trong điệp điệp Cõi Ngoài mang mang
Chợt đâu rụng tiếng phai tàn
Rơi ngưng nửa ráng nắng vàng trôi qua
Linh hồn thiếp giữa triều hoa
Bóng hình thôi đã nhạt nhòa quanh thân


Dỗ bệnh

Mỗi lần cơ thể gây thành chuyện
Ta lại cùng cơ thể chuyện trò
Dỗ nó chớ gây thành chuyện lớn
Nó nghĩ sao rồi nó lại cho
Bệnh ở trong người thành bệnh bạn
Bệnh ở lâu dài thành bệnh thân
Gối tay lên bệnh nằm thanh thản
Thành một đôi ta rất đá vànghủy tận

Em đi vừa khuất trên đầu phố
Anh đuổi theo sau bóng đã nhoà
Đứng sững. Mới hay lìa cách đã
Sơn cùng thủy tận giữa đôi ta


Không hiểu

 
Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi

(trích trong tập 

Ta thấy hình ta những miếu đền , Văn khoa, 1989)

Niềm tin


Cuối căn phòng tiếp tân của Viện Vật lý Trị liệu và Phục hồi Chức năng, có một tấm bảng đồng gắn chặt trên tường. 
Suốt mấy tháng trời vào viện để điều trị, tôi đã ra vào căn phòng ấy không biết bao nhiêu lần.
Thế nhưng, tôi chưa bao giờ đi về phía tường bên kia để đọc những gì viết trên tấm bảng đồng ấy. 
Rồi tình cờ một buổi chiều nọ, tôi đã đọc nó. Tôi đọc rồi đọc lại lần nữa. 
Sau khi đọc xong lần hai, tôi gần như bật khóc - không phải vì buồn, mà bởi một cảm giác ấm áp khiến tôi xúc động đến mức phải bấu chặt tay vào chiếc xe lăn của mình.
Tôi muốn chia sẻ với các bạn những dòng chữ ấy:
"Điểm tựa cho những ai đang đau khổ
Tôi xin Thượng đế ban cho tôi sức mạnh để có thể đạt được những điều tôi mong muốn.
Nhưng Người chỉ ban cho tôi sự yếu ớt, để tôi học cách sống khiêm cung.
Tôi cầu xin sức khỏe để có thể làm nên những điều vĩ đại.
 Nhưng Người chỉ ban cho tôi ốm yếu để tôi có thể làm những điều tốt hơn.
Tôi cầu xin sự giàu có để cảm thấy mình luôn hạnh phúc.
 Nhưng Người chỉ ban cho tôi nghèo khổ để tôi có nhiều hiểu biết.
Tôi xin Người quyền lực để được người đời ca tụng.
 Nhưng Người chỉ ban cho tôi yếu đuối để tôi luôn cần có niềm tin.
Người đã cho tôi cuộc sống để tôi tận hưởng tất cả mọi điều.
 Tôi chẳng có được những gì tôi đang khẩn cầu - nhưng lại được mọi thứ mà trước kia tôi từng ao ước.
Ngoại trừ bản thân tôi, mọi nguyện cầu thầm kín của tôi đều được Người đáp trả. Và tôi, giữa mọi người, cảm thấy được ưu ái biết bao nhiêu!".

 Roy Campanella
(Haley dịch)

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Nghe saxo Trần Mạnh Tuấn




Ngày Tết nói lái cho vui



Nhà văn Nhật Tiến bảo học tiếng Nhật là tiện nhất .
Luật sư Ðức Tiến không biết tiếng Ðức nên tức điếng .

- Con cá rô cố ra khỏi rá cô !
Chú chó mực chực mó vào chõ mứt .

- « Vợ nuôi chó , chồng chén cầy ;

 tứ đốm tam khoanh , cây còn hoá ra là nhà Tuất .
« Ngưòi bảo heo , kẻ kêu lợn ; ba bầy bảy mối , lớn lại thành đích thị họ Trư .
- Thầy giáo tháo giầy , vấy đất vất đấỵ
Thầy tu thù Tây , cầu đạo cạo đầu .

- Trai Thủ Đức năm canh thức đủ ,
Gái Đồng Tranh sáu khắc đành trông .

Con sáo sậu chê cô xấu xạo ,
Con chó què chân bị cái quần che .

- Con bé mập ú nhờ bà mụ ấp ,
Thằng bé ốm tong vác cái ống tôm .

- Chiều chiều cụ Mão lên rừng cạo mũ ,
Sáng sớm bà Hạc đi bán bạc hà .

- Cô nàng dâu Hứa đi mua dưa hấu ,
Thằng rể bảnh trai ngồi cạnh bãi tranh .

- Người mặc áo xanh chính là anh xáo

 ( anh Sáu ) ,
Miếng thịt băm nát trong bụng bác Năm .

- Chàng trai sứt môi ngồi ăn xôi mứt ,
Cô gái mồm to lặn lội mò tôm .

- Con cóc cái ngồi trên cái cốc ,
Con cầy tơ đứng dưới cờ Tây .

Ghe chài chìm giữa Biển Đông ,
Ván phên trôi hết cái cong nó còn’

 là cái gì ? ( là con còng )
Con sáo sậu chê cô xấu xạo ,
Con chó què chân bị cái quần che .

- Con bé mập ú nhờ bà mụ ấp ,
Thằng bé ốm tong vác cái ống tôm .

Chiều chiều cụ Mão lên rừng cạo mũ ,
Sáng sớm bà Hạc đi bán bạc hà .

- Cô nàng dâu Hứa đi mua dưa hấu ,
Thằng rể bảnh trai ngồi cạnh bãi tranh .

- Người mặc áo xanh chính là anh xáo

 ( anh Sáu ) ,
Miếng thịt băm nát trong bụng bác Năm .

- Chàng trai sứt môi ngồi ăn xôi mứt ,
Cô gái mồm to lặn lội mò tôm .

- Con cóc cái ngồi trên cái cốc ,
Con cầy tơ đứng dưới cờ Tây .


St -

Bức tranh Bách mã


Qua muôn dặm tới miền xa lạ
Mây khói còn vương dấu vó câụ
Một khởi phóng hỡi linh Bách Mã,
Từ ngàn xưa vượt tới ngàn saụ
HNL

Lên hết 144 bậc thềm, Quân mới nhìn rõ toàn cảnh tòa lâu đài, kiến trúc theo lối cổ với năm vòm tháp.
Khá đông du khách hiếu kỳ đến thành phố Hoa Hồng này đã mua vé vào cửa Lâu Đài X. để tận mắt chứng kiến khung cảnh sống của một gia đình từng nổi danh tại địa phương hồi trên nửa thế kỷ về trước.
Từng tốp khoảng vài chục người được hướng dẫn viên đưa đi coi từ dưới lên lầu chót của tòa lâu đài rồi theo mũi tên chỉ lối xuống và ra chỗ đậu xẹ
Quân đã chứng kiến những căn phòng bầy biện theo cung cách ngày xưa, cũng không có gì đặc biệt lắm so với những tòa nhà cổ kính bên châu Âu mà Quân đã biết.
Duy khi thoạt bước vào căn phòng chót, Quân rất ngạc nhiên khi thấy trên tường có treo Bức Tranh Bách Mã quen thuộc, tuy rằng bức tranh ở đây không có thêm vài hàng đề tặng...
Chỉ ít phút đừng chân trong phòng tranh, Quân đã hồi tưởng đầy đủ câu chuyện ngày xưạ..
Quân mua bức tranh này trong một kiosque bán đồ sơn mài trên đường Nguyễn Huệ Sài Gòn. Bức tranh được cuộn tròn trong chiếc ống sơn màu nâu nhạt.
Khi về nhà trải bức tranh để lồng kính, Quân mới nhìn kỹ bức tranh thì thấy có hai dòng chữ ghi bằng bút bi phía dưới, bên góc trái:
Kính mừng sinh nhựt
anh Hà Đản.26-XII
và chữ ký tên rất dễ đọc:

 Bạch Lan

Thì ra đây là bức tranh đã được mua đi bán lạị Trước khi treo bức tranh lên tường, Quân đã tò mò đếm đủ 100 đầu ngựa, trải treo chiều ngang 60 X 100 cm đúng như tên của bức tranh bằng chữ Hán: "Bách Mã Tề Phi" cùng với triện son và ký hiệu của một họa sĩ Đài Bắc (Trung Hoa Dân Quốc).
Thực ra, Quân chỉ muốn mua 1 bức tranh ngựa, dù là vẽ 1 con. Không phải Quân tin điều mà người Trung Hoa thường viết trên những thiệp hồng: "Mã Đáo Thành Công" để chúc nhau, mà chỉ vì Quân tuổi Ngọ.
Sau khi bức tranh được treo lên, anh đứng ngắm coi và khi toan quay bước, thốt nhiên anh thoáng thấy có điều gì khác thường. Anh lui trở lại vị trí cũ, mắt vẫn không rời bức tranh.
Rõ ràng, anh nhận ra là những mông ngựa đều xoay theo tầm nhìn của mình.

 Anh thử đưa bước chân qua trái, rồi qua phải, vẫn chiếc mông ngựa di chuyển qua lạị Anh rất thích thú điều này, nên mỗi lần trước khi đi làm hay vừa về nhà, anh đều đứng trước bức tranh rồi di chuyển qua hai bên để nhìn những mông ngựa xoay theo tàm mắt.Bé Mai, con gái Út 5 tuổi của anh, hỏi:
- Ba nhìn bức tranh hoài, không chán saỏ
Anh tươi cười:
- Nè, con lại đây ba biểu!
Con bé đến gần anh.
- Con thấy con ngựa lớn nhứt không?
- Thấy, thưa Ba!
- Bây giờ mắt con nhìn mông nó, còn chân con bước qua tráị Con có thấy mông ngựa xoay theo bước chân của con không?
- Thấỵ sao ngộ quá, Ba!
Quân vui vẻ:
- Cho nên Ba cứ nhìn bức tranh hoài!
Thế rồi nhiều lần Quân thấy con nhỏ cũng đứng nhìn bức tranh, xê qua xê lại y hệt ... ông già nó!
Cho đến một buổi chiều, anh còn làm việc, thì bé Mai kêu điện thoại đến Sở:
- Thưa Ba, có một cô vừa ghé nhà mình. Cổ ngỏ ý muốn chờ gặp Ba để có chuyện muốn thưa với Bạ Má biểu con mời khách dùng trà rồi báo tin cho Ba haỵ
- Con nói lại với cô, là rất tiếc chiều nay Ba đã có hẹn nên sẽ về muộn. Vậy mời cô ấy tới vào trưa chủ nhật nàỵ..
Nhưng cô khách không y hẹn, mà Quân cũng sẽ quên chuyện đó, nếu khá lâu sau đó anh không nhận được bức thư có đóng nhật ấn bưu điện Nha Trang:
Ngàỵ..
Kính ông,

Tôi là Hà Mỹ Lệ, người mà mấy tháng trước đây đã đến thăm ông, nhưng rất tiếc chưa được hân hạnh gặp ông, sau đó lại lỗi hẹn vì ngày chủ nhật kế tiếp, tôi có việc gia đình phải về Nha Trang. Bữa nay xin gửi thư này với lời kính thăm của tôi, mong ông không cho là đường đột. Vậy xin kể hầu ông, nguyên do nào thúc đẩy tôi tìm ông. Bữa tôi đến và được bà nhà và cô em niềm nở tiếp đón, đã là lần thứ haị
Lần đầu, nhân có việc đi qua ngõ trường học, tôi thoáng thấy bên trong một căn nhà có treo bức tranh quen thuộc.. Đây cũng là tôi có duyên với con đường nhỏ lát đá chạy qua nhà ông. 

 Căn nhà của gia đình ông có bức tường thấp mà chân tương cũng là lề đường đị Khách đi qua có thể dễ dàng nhìn thấy bức tranh treo cạnh chiếc đồng hồ quả lắc có những chữ số La Mã.
Cách đây mấy năm, trên tường trong phòng khách nhà tôi cũng đã treo một bức tranh y hệt bức tranh mà tôi đã trông thấy tại nhà ông. Y hệt, vì khi dừng chân lại để nhìn vào, tôi còn nhận ra, tuy không rõ lắm, mấy dòng chữ đề tặng nữa. 

Đó là nguyên do mà tôi đã có mặt trong nhà ông để nhìn rõ mấy dòng chữ ấy.
Thưa Ông, xin ông rộng lượng thứ lỗi vì cần phải trình bầy chi tiết để ông cảm thông cho.
Theo ý nghĩ chủ quan của tôi thì ...

 Bức Tranh Bách Mã được treo trong nhà ông cũng chính là bức tranh của Ba tôi đã thất lạc từ nhiều năm nay sau một vụ trộm mà nhiều người ở Khánh Hòa đều nghe nói.
Câu chuyện là vào một đêm mà gia đình chúng tôi vắng mặt, kẻ trộm đã khuân đi tát cả những đồ vật đắt tiền, kể cả bức tranh treo trên tường vốn không đáng giá bao nhiêu. Nhưng đó lại là kỷ vật mà sinh thời Ba tôi rất trân trọng.
Chúng tôi đã nhận được một vài món đồ sau đó được đem bầy bán tại Chợ Trời gần ga xe lửa. Nhưng không thấy bức tranh để mua lại. Cho nên khi nhận ra bức tranh đang được treo tại nhà ông, tôi nghĩ ngay là kẻ gian đã mang vô bán tại Sài Gòn và ông đã mua được.
Tôi biết là bức tranh hiện đang thuộc quyền sở hữu của ông. Việc tôi ngỏ ý có thể thành công mà cũng có thể thất bại.
Thành công, nếu được ông hào phóng và cảm thông, ban ơn cho tôi được nhận bức tranh này, để tôi giữ được di vật của Cha mình.
Thất bại, nếu bức tranh đối với ông cũng quan trọng vì một lý do nào đó, ông sẽ từ chối đề nghị của tôi.
Dù thành công hay thất bại, tôi cũng tư an ủi là đẵ làm hết sức mình.
Tôi nóng lòng chờ mong hồi âm của ông.
Xin tạ ơn ông.
Trân trọng kính chúc ông và bửu quyến vạn an.
Kính thư,
Hà Mỹ Lệ
Hộp thu lưu trữ Ty Bưu Điện NhaTrang.

Thưa cô Mỹ Lệ,
Nếu bức tranh quả thực quan trọng đối với cô như đã viết trong thư, tôi rất sẵn sàng tặng lại cô.
Khi có dịp trở lại Sài Gòn, xin mời cô ghé tệ xá để nhận bức tranh. Tôi sẽ nhớ dặn trước người nhà điều này. Mong cô đừng câu nệ.
Kính chúc vạn an.

Phạm Quân.

Ngày....
Kính Ông,
Đầu tiên, tôi vô cùng cảm tạ ông, đã cho tôi nhận Bức Tranh Bách Mã do tấm lồng hào hiệp của ông. Bức Tranh sẽ được treo cạnh bàn thờ Ba tôi.
Sau, để đáp lại thạnh tình của ông, tôi có ít dòng tâm sự muốn kể hầu ông.
Bức Tranh Bách Mã là một kỷ niệm mà Ba tôi đã nhận tư tay Dì Bạch Lan.
Theo thương tình, đứa con gái mất Mẹ ít khi trân trọng tình yêu của người Cha với một phụ nữ khác.
Nhưng có lẽ tôi là kẻ hơi khác đời! Mẹ tôi mất khi tôi đủ trí khôn để nhận ra niềm đau tột cùng của Ba tôi.
Ông héo hon đi sau tang lễ. Nhiều khi đang ngồi nói chuyện với tôi, bỗng ông nức lên, nghẹn ngào:
- Sao mình lại bỏ anh và con?
Tôi không biết làm gì để an ủi ông, mà chính ông lại an ủi tôi:
- Mỹ Lệ à! Ba xin lỗi vì đã không giữ được Mẹ cho con! Bây giờ Ba có thương con gấp bội cũng không thể nào thay được tình mãu tử.
Tôi ôm chặt Ba và tự nhủ sẽ làm tất cả những gì để ông được vui.
Ba tôi mới 50 tuổi.
Còn trẻ lắm., Ông không thể "gà trống nuôi con" mãi được. Nhưng Ba yêu Mẹ như vậy thì người phụ nữ nào thay được Mẹ để Ông lại có được hạnh phúc? Ba tôi có hạnh phúc là tôi có hạnh phúc.
Tôi phải tìm cho Ba tôi một phụ nữ thích hợp, hy vọng Ông chấp nhận. Nhưng đứa con gái khờ khạo như tôi làm sao tìm ra được người phụ nữ như thế?
Ngày đêm tôi cầu nguyện cho Ba. Và thành tâm của tôi đã được các đấng Thiêng Liêng ban ơn.
Đó là Dì Bạch Lan, mà tôi thường kêu là Dì Hai, người bạn chí thiết của Mẹ tôi.

 Trong tang lễ Mẹ tôi, dì Bạch Lan đã tất bật hơn cả những người thân trong gia đình.
Một ngày kia, tôi đến thăm Dì tại nhà riêng.
- Mỹ Lệ! Thật bất ngờ được cháu đến thăm. Ba cháu khỏe không? Vui không?
Tôi vui vẻ:
- Cảm ơn dì Hai, ba cháu khỏe, nhưng không vui!
- Hẳn nhiên. Ba cháu còn luôn tưởng nhớ Mẹ cháu.
Rồi Dì kéo tôi ngồi kề bên, dịu dàng:
- Thời buổi này thiệt khó mà kiếm ra một người đờn ông có tình nghĩa với bà vợ đã mất như ba cháu.
Tôi nắm chặt tay Dì:

 - Cháu có điều này muốn nói với dì Hai. Nhưng..
Dì khuyến khích tôi:
- Cứ nói, cháu đừng ngại. Dì rất vui nếu giúp được chuyện gì cho cháu.
Tôi mạnh dạn:
- Thưa dì Hai, cháu e ngại vì câu chuyện sẽ... thiệt thòi cho Dì, nếu lời cầu mong của cháu được Dì chấp nhận...
- Dì không ngại bị thiệt thòi. Hãy coi dì như người thân trong gia đình cháu.
- Dì Hai ơi! Hiện nay Ba cháu sống như một thân cây cằn cỗi vì lẽ sống của Ông là Mẹ cháu đã không còn nữa. Cháu dù yêu Ba vô cùng, sẽ không thể nào thay thế Mẹ được.
Cháu nghĩ rằng, vì hạnh phúc cuối đời của Ba cháu, cũng chính là hạnh phúc của cháu, phải tìm cách thế nào cho Ba cháu tiếp tục được một bàn tay chăm sóc, an ủi. Ba cháu còn trẻ, đâu thể vì quá yêu Mẹ cháu mà héo hon đi, rồi sẽ có một ngày suy sụp. 

Vì Ba, cháu phải làm tất cả những gì có thể làm được để Ông có hạnh phúc. Cháu nghĩ ngay đến Dì Hai. Dì là người thích hợp với Ông nhứt.
 Nhưng Dì chưa từng lập gia đình, như vậy sẽ thiệt thòi cho Dì.
Đó là chưa nói đến chuyện cháu không hiểu tình cảm của Dì dành cho Ba cháu ra sao. Cháu đã cầu nguyện nhiều, đã khẩn xin các Đấng Thiêng Liêng phò hộ Ba cháu.

 Hôm nay cháu cầu cứu Dì Hai.
Tôi nghe rõ tiếng Dì thở dài. Dì ôm tôi vào lòng, để tay trên đầu tôi:
- Cháu Mỹ Lệ mến thương của dì. Thế này nhé! Dì sẽ dành nhiều thời gian đến thăm Ba cháu.
Dì sẽ dò ý coi phản ứng của Ba cháu. Nếu Ba cháu vui vẻ và coi dì như thân hữu, dì cũng sẽ hỏi lòng mình, coi tình cảm mà dì dành cho Ba cháu đến mức độ nào.

 Nếu dí có thể an ủi được Ba cháu,thì đừng nói đến chuyện thiệt hơn. Dì rất kính trọng Ba cháu và hâm mộ tình nghĩa vợ chồng thủy chung mà Ôâng đã dành cho Mẹ cháu..
Tôi nghẹn ngào ôm chặt Dì:
- Cháu đội ơn Dì! Cháu đội ơn Dì!
Một buổi chiều, sau khi tan sở, Ba tôi đang ngồi coi báo trong phòng khách thì Dì Bạch Lan ghé thăm.
- Thưa anh, hồi nãy trên đường về, bỗng nhiên tôi sực nhớ ngày mai là sanh nhựt của anh. Tôi vô hiệu sách trên đường Độc lập định mua một tấm thiệp để gửi mừng sanh nhựt anh.

 Nhưng thấy trên tường hiệu sách có treo bức tranh phù hợp với năm sanh của anh.
Tôi nghĩ là nên đem tới để xin anh vui lường nhận Bức Tranh Bách Mã này, như chút lòng thành của tôi, chúc anh sức khỏe và thành công.

 Ba tôi vui vẻ nhận món quà rất có ý nghĩa đối với Ông, ngỏ lời cảm ơn Dì Bạch Lan.
Tôi được chứng kiến khung cảnh đó và nhanh miệng mời Dì ở lại ăn với cha con tôi một bữa cơm.
Bức tranh được treo trên tường.
Tôi đọc và nhớ mãi mấy lời đề tặng:
"Kính chúc Anh Hà Mỹ
Sanh nhựt 26 - XII vui vẻ"
(cùng với chữ ký rất dễ đọc:)
Bạch Lan.
Sau đó, Dì Hai thường ghé thăm Ba con tôi. Theo tôi nhận xét thì Ba tôi cũng có nhiều cảm tình với Dì. Tôi tiếp tục theo đuổi nguyện vọng của mình, vun đắp tình cảm giữa hai người.
Tôi thiết tha cầu mong Dì sẽ là người thay thế Mẹ để đem lại hạnh phúc cho Ba tôi trong quãng đời còn lại.
Nhưng thưa ông, người tính không bằng trời tính. Sau một cơn đau tim, Ba tôi dột ngột ra đi theo Mẹ tôi.
Tôi đã khóc ngất trong vòng tay dì Bạch Lan. Từ đó, Dì toàn mặc đồ đen khi ra ngoài, kể cả khi đi làm. Dì thường đến thắp hương trước di ảnh Ba Mẹ tôi và luôn an ủi đứa con mồ côi này.
Bất hạnh còn đến với tôi, như đã thưa trên đây, Bức Tranh Bách Mã đã bị kẻ gian đem đi mất.
Thưa ông,
Một lần nữa, xin ông vui lòng nhận lòng biết ơn sâu sa của tôi khi đã cho tôi nhận lại bức tranh. Từ nay, tôi có được đầy đủ các hình ảnh kỷ niệm về Ba Mẹ tôi, về dì Bạch Lan, người mà lẽ ra đã là kế mẫu của tôi. Đôi lúc tôi còn tự nghĩ rằng nếu dì đã cúng cha tôi chung sống, biết đâu cha tôi đã không gục ngã.
Kính chúc ông và bửu quyến an khang, vạn phước.
Hà Mỹ Lệ

Nếu không phải đi theo đoàn du khách, Quân còn đứng lại để nhìn bức tranh mà dù bước qua trái hay phải, vẫn thấy mông những con ngựa xoay theo tầm nhìn của mình.
Trước khi lái xe trở lại thành phố, Quân còn quay lại ngắm tòa lâu đài nổi bật trên nền trời xanh với một giải mây vàng, nhộm ánh nắng tà ngời sáng long lanh, hắt xuống ngọn tháp chính giữa.
Thế giới này thiệt là gần, trong tòa lâu đài tại một thành phố ở Bắc Mỹ, lại có họa phẩm có xuất xứ từ bán đảo Đài Loan: Bức Tranh Bách Mã.
Quân đã từng có một ấn bản như thế tại nhà mình, với câu chuyện một cô gái muốn Cha mình có hạnh phúc sau khi Mẹ cô không còn nữa.
Vì như cô đã tâm sự với tôi: hạnh phúc của Ông cũng chính là hạnh phúc của Cô.

Hoàng Ngọc Liên

Lãng đãng một chiều Chủ nhật ....

Chủ nhật ...
Tỉnh dậy nghe mưa rơi trên nóc nhà
Tưởng giông bão lại một lần đi qua
Trái tim lại vụng về , cuống quýt ...

Chủ nhật ...
Cả căn nhà im thin thít
Tỉnh dậy chẳng nghe gì ngoài tiếng mưa rơi
Chăn gối nát nhầu tả tơi
Có điều gì giống như mệt mỏi ...

Chủ nhật ...
Hàng giờ liền không ai gọi
Không một dòng nhắn tin ...
Chiếc điện thoại buồn bã nằm im
Mơ giấc mơ được làm điện thoại ...

Chủ nhật ...
Không thấy bạn bè qua lại
Phố xá chắc toàn người dưng
Có hạt mưa nào rưng rưng
Nhoè khung kính quán cà phê 
đã thành thân thuộc ...

Chủ nhật ...
Bạn nhìn đời qua một vòng khói thuốc ...
Còn tôi như con mèo lười lặng im
Nghe mưa rơi tí tách trên nóc nhà 
và lạo xạo trong tim
Thỉnh thoảng thấy mình tan ra, ướt sũng ...

Chủ nhật ...
Vắng lặng và kinh khủng .
Ngồi van trời thôi hãy ngừng mưa
Đừng nhắc mãi chuyện ngày xưa

Có một lần trời cũng mưa như thế ...

Chủ nhật ...
Chúa không xuống chơi trần thế
Thăm những chú cừu già trước thời gian
Phật vẫn bình yên toạ chốn Niết Bàn
Lặng im nghe đời than trách ...
 Chủ nhật ...
Thèm một tiếng cười giòn tan khúc khích
Không người lớn , không trẻ con
Thèm một đôi mắt to tròn
Như con nai rừng ngày xưa ngơ ngác ...

Chủ nhật ...
Chợt thấy đời ngột ngạt
Vươn vai giữa bốn bức tường
Bây giờ ai thương ...
Bây giờ ai nhớ ...

VTH

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Bông hồng Đà lạt (t theo)




Trong đám bạn ấy Hồng-P đẹp nhất và dễ thương, tôi thường về phe Hồng, bênh vực Hồng mỗi khi có tên nào chọc ghẹo, Hồng cũng thường cho tôi kẹo cam thảo. Nhớ lần tôi bị bịt mắt đi bắt dê, lạng quạng làm sao tôi chụp được Hồng rồi nghe Hồng ré lên, vội kéo miếng vải bịt mắt xuống, tôi hiều lý do, thay vì chụp sau lưng tôi lại chụp phía trước.!
Hồng đỏ mặt lườm tôi, tôi bối rối không biết nói gì nhưng không giận nhau.

 Thời gian ngắn sau, cả khu phố chúng tôi xuống tàu Marine Serpent di cư vào Nam, mỗi người một nơi, nay bất ngờ gặp nhau đây mà không nhận ra bạn cũ.Tôi lo lắng hồi hộp, quên hẳn bóng Hồng ngay bên cạnh mà nghĩ đến chuyện tương lai, tai ương sẽ không bao giờ thoát. Miệng đắng ngắt bữa cơm chiều trong phạm điếm, không ăn cũng phải đi tập họp đề sinh viên cán bộ điểm danh.
Sau vài động tác sơ khởi 4 món ăn chơi, tôi nghe tiếng thét của hung thần từ trên bục gỗ:
_ “SVSQ nào sáng nay ra phố đã nghinh niên trưởng, hãy tự giác bước ra khỏi hàng”!
Hai tiếng “tự giác” thật nhẹ nhàng nhưng là tôn chỉ của người SVSQ, thiếu tự giác thì chỉ còn con đường “thịt nát xương tan”! Tôi tự giác bước ra khỏi hàng. Tối mùa Đông Đà Lạt lạnh cóng mà sao trán tôi vã mồ hôi, hai đầu gối nó không nghe lời mà cứ rung lên từng chặp.
Màn dạy dỗ của mấy “ông cha” kéo dài cho đến khi kèn báo giờ đi ngủ tôi mới được tha về phòng! Như một cái mền rách nhúng nước vất trên nền gạch bông, tôi chỉ biết thở dài:
_ “Nào ai dám nghinh! Tôi sợ té đ.. nên quên chào! Nào ai dám liếc! Hồng kia đã có chủ rồi! Thôi từ nay em xin chừa”.
Những Chủ Nhật sau đó, mỗi khi bất ngờ gặp Hồng ngoài sân, ngoài ngõ, tôi chỉ biết yên lặng gật đầu chào như chào một người chị và Hồng khẽ mím chi. Bà chị tôi biết ý hỏi:
_ “Cậu giận cô Hồng à? Cô ấy hỏi thăm cậu đấy”
Tự ái được vuốt, tôi thấy Hồng đẹp Hồng dễ thương hơn, nhưng tôi sợ, Hồng đã có gai nay lại còn thêm vài vòng “concertina” rào quanh nữa thì đàn em chỉ còn nhớ câu:
_“Chí tuy còn mong tiến bước nhưng sức không kham nổi đoạn trường”.
Hai năm quân trường với bao cay đắng khổ cưc nhưng giúp tôi trưởng thành, hãnh diện và mãi mãi nhớ những kỷ niệm quân trường, bị hành xác và hành xác lại khóa sau như vũ điệu liên hoàn “nàng dâu mẹ chồng”, nhớ ơn các niên trưởng, không mẹ chồng đố “mày” thành sinh viên sĩ quan.
Trường Võ Bị, trường đại học CTCT, các chàng sinh viên SQ là một thành phần tạo nên nét đẹp Đà Lạt, câu chuyện anh em nhà Võ hành hạ nhau thì trăm họ đều biết, nhưng thương cho roi cho vọt, chuyện quân trường để lần sau, đề tài này tôi xin kể tiếp những bông Hồng gai.
Những ngày Chủ Nhật được ra phố mà cứ thấy thằng em nằm nhà, bà chị tưởng tôi thất tình bèn rủ em đi chợ Hòa Bình, “chị cho cậu coi cái này hay lắm”. Tôi theo chị vào chợ, thấy chị nói chuyện với bà chủ sạp vải, tôi trông dáng bà quen quen, phụ với mẹ tiếp khách là một cô tuyệt đẹp, tôi cũng thấy như quen quen. Tôi mỉm cười một mình, chàng thanh niên nào thoạt trông thấy người đẹp đều có cảm tưởng “quen quen”. Nhưng quen riết rồi thì làm bộ mặt lạ!
Trên đường về bà chị hỏi tôi:
_ “Cậu có nhớ bà chủ sạp vải là ai không?”
Không nghe tiếng trả lời, chị tôi có vẻ sốt ruột trả lời thay:
_ “Bà Xuân đấy, hàng xóm của mình ở phố Dinh, Hải Phòng đó”.
Tôi vội vã hỏi liền:
_“Thế người ngồi cạnh bà Xuân là cô Hồng hay cô Phụng”.
_ “Cô Hồng, cậu thấy sao? Hay lắm đấy”.
Lại một bông Hồng nữa xuất hiện, Hồng này có em gái tên Phụng nên xin gọi là Hồng-P. Hồng-P, Phụng và em trai tên Thiệp là đám bạn trong khu phố Dinh Hải Phòng của tôi thời gian 53-54. Chúng tôi chơi thân với nhau, thường đánh bi đánh đáo, búng dây thung, chơi trò bịt mắt bắt dê, tối tối rủ nhau đi ăn “chí mà phù”, “lạc phá xang” ngoài bờ sông Cấm.
Trong đám bạn ấy Hồng-P đẹp nhất và dễ thương, tôi thường về phe Hồng, bênh vực Hồng mỗi khi có tên nào chọc ghẹo, Hồng cũng thường cho tôi kẹo cam thảo.
Nhớ lần tôi bị bịt mắt đi bắt dê, lạng quạng làm sao tôi chụp được Hồng rồi nghe Hồng ré lên, vội kéo miếng vải bịt mắt xuống, tôi hiều lý do, thay vì chụp sau lưng tôi lại chụp phía trước.!
Hồng đỏ mặt lườm tôi, tôi bối rối không biết nói gì nhưng không giận nhau. Thời gian ngắn sau, cả khu phố chúng tôi xuống tàu Marine Serpent di cư vào Nam, mỗi người một nơi, nay bất ngờ gặp nhau đây mà không nhận ra bạn cũ.
Nhớ kỷ niệm xưa, tôi sinh ngẩn ngơ, dò tin tức biết gia đình Hồng ở khu dốc Nhà Bò, như vậy Hồng sẽ đi lễ nhà thờ Con Gà. Kể từ đó tôi siêng đi lễ ngày Chúa Nhật hơn và Chúa đã thương con chiên không ngoan đạo, tôi đã thấy Hồng “trong giáo đường đêm Noel ấy”.
Vẫn suối tóc dài chấm eo thon, nhưng Hồng đẹp hơn ngày xưa nhiều lắm, dần dần mỗi Chủ Nhật tôi tìm cách ngồi gần thêm một chút cho tới khi Hồng quỳ hàng ghế trước, tôi quỳ ngay phía sau, những lần như thế thì .. Chúa ở trên cao còn người tôi yêu thì ngay trước mặt, tôi không nghe được lời giảng của linh mục mà chỉ nghe nhịp đập của tim.
Hồng-P đẹp như một pho tượng, tôi không dám lại gần mà cứ lẽo đẽo theo sau cho tới gần ngày mãn khóa thì tôi uống thuốc liều, sau thánh lễ tôi chận Hồng ngay cuối nhà thờ và thật khó mở đầu, tôi chỉ gọi được một câu: “Hồng”.
Sau vài lời trao đổi kỷ niệm xưa, Hồng không ngỡ ngàng, có lẽ nàng cũng đã nhiều lần bị các chàng SVSQ chận đường như vậy, nhưng khi nhận ra tôi, Hồng cười thật tươi và .. bạn cũ không rủ cũng tới, thật tự nhiên Hồng đưa tay ra cho tôi bắt và nói:
_ “Mấy tháng nay Hồng biết có người theo dõi, nhưng không ngờ đó lại là Văn”.
Hồng-P mời tôi về nhà, cũng gần đó thôi, ngay cuối dốc nhà Bò. Tôi nói với Hồng là tôi biết nhà từ lâu rồi, để tôi dẫn đường cho thì Hồng nháy mắt:
_ “Vẫn cái tật nghịch ngợm như ngày xưa ở Hải Phòng”.
Tôi không biết Hồng có nhớ cái vụ “bịt mắt bắt dê” hay không, nhưng nghe Hồng nhắc kỷ niệm cũ tôi thấy cái bàn tay ngày ấy tê-tê, thấy ấm lòng và hồi hộp khi Hồng mời về nhà. Bước vào nhà chưa kịp hỏi thăm ông bà cụ và các em thì Hồng đã nói:
_ “Mẹ bán vải ngoài chợ, bố đi chơi xa, em Phụng đã có gia đình và ở riêng, còn cậu Thiệp thì đi Không Quân, hiện đang học ở Nha Trang”
Bạn bè 10 năm mới gặp lại nhau làm sao kể cho hết kỷ niệm, Hồng-P giữ tôi ở lại ăn cơm với đọt su-su xào tỏi
. Mộng ước theo đuôi bấy lâu chỉ có thế thôi, nay đang trong tầm tay, trời gầm cũng không nhả. Tôi giúp Hồng tước vỏ đọt su-su, ôn chuyện cũ, đôi khi như vô tình, hai tay chạm vào nhau khi cùng lấy đọt rau một lượt. Hồng đột ngột hỏi tôi:
_ “ Tháng sau Anh mãn khóa rồi phải không?”
Hồng-P bất chợt gọi tôi là anh thay vì Văn khiến tôi muốn ngộp, không trả lời câu nàng hỏi mà nhìn thẳng vào mắt nàng, không cần phải giả đò ứa lệ mà tôi cảm động thật sự, làm liều cầm tay em, tôi nói:
_ “Em vào dự lễ mãn khóa của anh nhá”.
Có lẽ bàn tay chai đá vì hít đất nhẩy xổm xiết “búp măng” hơi chặt, tay Hồng-P hơi nhúc nhích như muốn gỡ ra nhưng lại vẫn để nguyên chỗ cũ rồi khẽ nói:
_ “Đây là lần đầu tiên em sẽ được dự lễ mãn khóa của một SVSQ Võ Bị”.
Đúng hay sai chưa biết, nhưng rõ ràng Hồng-P muốn nói một điều gì đó mà chỉ những người để ý đến nhau mới hiểu. Chúng tôi xưng hô “anh em” từ lúc nào không hay, nói đủ chuyện trên trời dưới đất, trừ chuyện tình yêu. Khi bắt tay nhau để tôi về trường thì trời đã tối, đành gọi taxi, dùng dằng tay lại cầm tay, tiếng ai nghẹn ngào:
_ “ Mình vừa gặp lại nhau thì đã..! Có thể lại xa nhau 10 năm như lần trước ”!
Hồng đến tham dự ngày mãn khóa và chúng tôi vui bên nhau như chưa bao giờ có, thân thiết nhau như “ngày xưa thân ái”. Rồi chúng tôi chia tay nhau trong tình bạn hoàn toàn trong sáng, tôi nói với Hồng-P ước mong sẽ quay lại chọn .. Đà Lạt làm nơi dừng chân. Lệ tràn khóe mắt, Hồng-P chúc tôi lên đường bình an và sớm gặp lại.
Hôm đó là sáng ngày 30 tháng 11 năm 1964.
Sau 15 ngày phép mãn khóa, vừa khoác áo trận TQLC ra chiến trường thì thủ khoa Võ Thành Kháng đã hy sinh cùng Hùng, Thái Quan.. tại mặt trận Bình Giả, chưa kể một số bị trọng thương! Chiến tranh khốc liệt bắt đầu, những chàng trai Võ Bị lăn vào lửa đạn, thằng mất thằng du mình trên đôi nạng gỗ, không còn thời gian nào đề nghĩ đến bố mẹ, gia đình và cả người yêu, trước mắt chì còn đồng đội, đôi khi vừa gặp nhau chưa tàn điếu thuốc thì vuốt mắt
cho nhau

 Những bông hồng Đà Lạt thường trách các anh mau quên lời hứa! Không phải thế đâu, nhớ lắm chứ, nhớ mà chưa có seo-phôn gọi về khiến càng nhớ thêm.
Nằm võng viết thư cho người yêu bằng ánh sáng đèn pin, vùa nắn nót được câu: “Em yêu” thì nghe địch pháo kích, “ầm”! Buông “em yêu” để nhẩy ào xuống hố.

 Thôi hẹn em thơ sau để anh đi kiểm soát xem có đồng đội nào bị thương không ..và đã có người vừa ra đi sau tiếng nổ! Nhớ lắm chứ nhưng sao đành để em phải đội khăn tang, thôi đừng trách các anh nữa những bông Hồng gai Đà Lạt ơi.
Hồng-P và tôi thư từ qua lại và mí-mí chuyện tương lai, nhiều khi thư nhận được chưa kịp đọc thì đã bị ướt nhòe, mắt anh mờ không đọc được thư em.

 Thú thật có nhiều lúc mong bị thương, bị nhẹ thôi, để có dăm ba ngày dưỡng thương về phép thăm người mình thương. Nhưng khổ nỗi không nhẹ mà nặng, như nặng ngàn cân.
Tới phiên tôi, không nhẹ mà bị loại khỏi vòng chiến, chân thấp chân cao, tay bó bột tay chống nạng về thăm trường cũ và người xưa. Trường Võ Bị vẫn như ngày nào, nhưng các khóa đàn em oai phong hơn với alfa đỏ ba vạch vàng. Tôi gặp lại niên trưởng K17 Võ Vàng cùng người bạn đồng khóa cùng đại đội H Nguyễn Xuân Huy và vài bạn khác nữa đang là cán bộ và huấn luyện viên của trường.
Tôi còn nhớ lời hứa năm xưa với Hồng-P là sẽ quay về và chọn Đà Lạt làm nơi dừng chân, dù làm cán bộ hay huấn luyện viên tôi cũng đủ điều kiện, nhưng nay quay về rồi thì thiếu một chân! Thiếu chân đứng thì làm sao dừng chân với em đây!
Gió lạnh trên đồi thông trước cổng câu lạc bộ Nhữ Văn Hải thổi mạnh làm một ống quần tôi lay động, bất giác tôi rùng mình và quyết định không trở lại quân trường nữa, thất hứa với Hồng-P không chọn Đà Lạt làm nơi dừng chân, không đủ can đảm gặp lại Hồng-P, giữ mãi cho nhau hình ảnh đẹp hơn là “anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về làm dang dở đời em”.
Tôi quay về với anh em đồng đội TQLC, ở đó anh em chúng tôi cần nhau và tôi cũng tự an ủi rằng mình còn may mắn hơn những đồng đội khác trở về trên chiếc xe lăn và hằng ngày, mỗi ngày hằng trăm anh em trở về với hòm gỗ không có cài hoa, không có hai hàng nến trắng mà chỉ có những vành khăn tang.
Chúc Hồng, cả hai Hồng và những bông hồng gai Đà Lạt không phải nhìn thấy khăn tang và đừng trách các anh là người không giữ lời hứa.


                  Tô Văn


Bông hồng Đà lạt


Trước khi vào Võ Bị, tôi cũng đã nhiều lần ở Đà Lạt, ra trường đi đánh giặc khắp mọi miền đất nước, từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ Bến Hải đến Cà Mau, nhưng chưa nơi đâu tôi thấy dễ chịu như Đà Lạt, vì thế nếu được chọn một nơi nào đó trên quê hương để làm việc và dưỡng già thì tôi không cần suy nghĩ, trả lời ngay: Đà Lạt.
Đà Lạt thời tiết dịu mát quanh năm, có thác Cam Ly, thác Prenn, có hồ Xuân Hương, hồ Than Thở và con người thì lịch sự hiền hòa. Đà Lạt là nơi quy tụ các quân trường hiện dịch, những chàng SVSQ làm thành phố thêm đẹp và má em thêm hồng.
Hoa Đà Lạt muôn màu muôn sắc nhưng tôi yêu nhất là Hồng. Hồng là lý do khiến tôi muốn chọn Đà Lạt làm tổ ấm.
Nhưng đó là Đà Lạt trước 1975, sau ngày mất nước thì thác Cam Ly cũng hết nước cạn khô, nhô lên những tảng đá đen thui sần sùi nằm chung cùng chất phế thải! Hoa hồng cũng bị nhuộm đỏ và nhất là sân Cù thì .. không còn nữa!
Sân Cù là một ngọn đồi cỏ mịn xanh mướt, dốc thoai thoải nằm sát bờ hồ Xuân Hương, nơi hò hẹn lý tưởng của đôi trẻ mới quen, dìu nhau leo dốc, ngồi dựa vai dưới gốc thông già thì thầm. Vậy mà ngày nay người ta bao vây che kín sân Cù, cấm người dân lai vãng đến gần!
Người ta che kín để cấp côi trung ương cùng ngoại bang tới giải trí chơi trò banh lỗ (golf). Người dân Việt hỏi nhau banh lỗ là gì thì không ai biết, chỉ những tên “dám đốc” dám xúi xuất cảng “cô dâu” sang xứ Đoài, xứ Hàn thì tủm tỉm cười “banh lỗ, hẩu lớ, hẩu sực lớ”!
Đà Lạt của tôi đã chết rồi, mộng ước bình thường tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi cũng không được!
Thôi đành tìm về dĩ vãng, sống với kỷ niệm thời trai trẻ, sống với Đà Lạt thập niên 1960-1970 để .. dưỡng già.
Hè 1957, ông già tôi cho tôi đi “nghỉ mát” Đà Lạt. Gia đình tôi chẳng khá giả gì mà phung phí tiền bạc, nhưng tôi bị đi nghỉ mát chỉ vì có chị ruột trên đó và lý do chính vẫn là bố tôi muốn tách tôi ra khỏi đám bạn yêu .. quái, cái đám tối ngày lặn lội bờ sông Khánh Hội, leo lên tàu, bờ-lông-nhông xuống sông, chẳng chóng thì chày thế nào cũng có ngày chết vì nước.
Những ngày đầu tiên ở Đà Lạt sao mà buồn thế!
Do chỉ thị của ông già, bà chị tôi kỷ luật thằng em hơi kỹ, không được xuống phố một mình, (?). Ngày ngày nằm nhà học bài cho niên khóa tới! Ôi mớ sách ông già bắt mang theo nào có ích gì cho buổi ấy! Nhớ đám bạn Sáu Kho Khánh Hội, thèm nghịch ngợm, tuổi 16 chưa biết yêu nhưng thích chọc gái, thế là tôi làm buồn lòng cô hàng xóm.
Nhà anh chị tôi ở thuộc khu công chức nghèo, có khoảng chục căn, nằm trên đường Phạm Ngũ Lão, sau lưng là đồi cao có nhà thờ Con Gà, phía trước mặt, xuyên qua khuc vục trồng rau là đến ấp Ánh Sáng rồi tới rạp hát Ngọc Lan, từ rạp Ngọc Lan xuống vài bậc dốc là bến xe đò con-con Minh Trung Saigòn-ĐàLat
. Những chi tiết này về sau tôi mới biết còn những ngày đầu chỉ quẩn quanh trong vườn, bực dọc với những bụi hồng gai góc. Ghét hoa này lây sang hoa khác, khi một bông hoa đi qua trước cửa, quen miệng tôi chúm môi huýt sáo khiến cô bé giật mình quay lại lườm thật dài.
Ngày qua ngày tôi bị cấm trại trong vườn với hoa, “gươm lạc giữa rừng hoa” còn cô nữ sinh đồng phục trắng, áo len màu xanh nước biển khoác ngoài, không còn đường đi nào khác để thoát thân nên vẫn phải ngày ngày đi qua và tôi thì vẫn huýt sáo.Chiều cuối tuần, bố cô gái sang thăm anh chị tôi, khi ông về, tôi bị chị dạy dỗ:
_ “Cậu quá lắm nghe không, bố cô Hồng mới sang mắng vốn tôi đó, cậu liệu hồn”.
ra tên cô ta là Hồng, một bông hồng nhung đẹp nhưng có gai. Bị mắng không oan, tôi chạm tự ái bèn xuống phố một mình. Từ hướng nhà thờ Con Gà, men theo đường Phạm Ngũ Lão tới ngã ba cầu Bạch Hổ, qua cầu là lên phố, lên phố làm gì, tôi đi thẳng ngang qua nhà Thủy Tạ, muốn vào ngồi ăn ly kem nhưng lại thấy mấy ông SVSQ cùng các bông hồng ra vào khiến tôi phát rét bèn cúi đầu đi thẳng.
“Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu”? Tôi đã quan sát cái hồ Xuân Hương trên bản đồ thành phố Đà Lạt, nó nhỏ chút xíu, cứ đi một vòng bờ hồ thì thế nào rồi cũng về chốn cũ, về tới cầu Bạch Hổ, thế là hai tay đút túi quần tôi cúi đầu đếm bước.
Giật mình vì tiếng thét còi tầu, ngước mặt lên, trời xâm xẩm tối, không một ai đồng hành, tôi cảm thấy lạnh, khi ra khỏi nhà, vì giân mà phát nóng nên không mặc áo len. Còi tàu lại thét lên kèm theo tiếng nổ xình-xịch, chắc là có nhà ga xe lửa đâu đây. Nhìn xa-xa phía trước, những bóng đèn đường vàng úa nối tiếp thành một vòng cung, tôi nương theo đèn đường mà tiến, quyết không lui, hù ông anh bà chị một phen cho bõ ghét.
Ngang qua công viên thấy chữ đề “Vườn Bích Câu”, thằng con trai 16 tuổi lần đầu đến Đà Lạt giận hờn đi lang thang, bụng đói cật rét, mỏi mệt bèn dừng chân bó gối trên ghế đá.
Hai tay vòng hai đầu gối ôm sát vào ngực, gục mặt xuống mà vẫn không giảm được tần số rung, tới khi đói trong lạnh ngoài rung cộng-hưởng thì “thằng nhỏ” lăn đùng xuống bãi cỏ!
Ánh đèn pin làm tôi giật mình chói mắt, hai ông phú-lít đi tuần nghi tôi không ăn cắp thì cũng xì-ke nên hỏi giấy tờ rồi dẫn tôi về bót. Ông anh rể đến lãnh tôi về và sáng hôm sau tôi quyết giã từ Đà Lạt, trước khi lên xe, tôi mong gặp mặt “nhỏ Hồng” để mắng cho vài mắng vì tội mét-bu.
Tôi có làm gì đâu? Con gái đẹp mà lắm chuyện! Lần đầu lên Đà Lạt đã đụng Hồng gai!
Giận thì giận, thương thì không thương nhưng mà sao hình bóng nhỏ Hồng cứ luẩn quẩn trong đầu tôi mãi?
Cô ấy có cái gì hay hay kín đáo khó nói, không như những bạn gái mặc xà-lỏn tắm sông của tôi, chúng chửi thề như giặc.

 Hè năm sau tôi tự động xin ông già cho đi Đà Lạt để học thi.(?) 
Hồng vẫn còn đó, trong xóm cũ, nhưng tôi chỉ dám núp sau cánh cửa nhìn theo mỗi khi cô ôm cặp trước ngực đi ngang qua cửa.
“Máu giang hồ của mày đâu rồi?” Tôi tự hỏi, rồi một buổi sáng tôi dậy sớm đi xuống đường giả đò chạy bộ, chờ đúng giờ Hồng đi học, tôi đi ngược trở lên như vô tình đụng mặt, con hẻm chật hẹp làm sao em tránh, tôi dự định nói nhiều nhưng miệng chỉ còn lắp bắp:
_“Xin lỗi cô Hồng về việc tôi huýt ..”.
Hồng không nói gì mà né sang một bên tiếp tục đi, em đi đường em, tôi đi đường tôi, bực bội, mắc cở quay lại chưa kịp rủa thầm thì cũng đúng lúc Hồng quay ngược lại .. mỉm cười. Nụ cười khinh bỉ?
Nụ cười ngạo mạn hay thương hại cho thằng nhỏ nhớ mãi cái lỗi hè năm ngoái nay xin lại? Kệ, bất cứ lý do gì đi nữa thì nụ cười của cô đã làm tim tôi đập loạn nhịp.



 Hồng không nói gì mà né sang một bên tiếp tục đi, em đi đường em, tôi đi đường tôi, bực bội, mắc cở quay lại chưa kịp rủa thầm thì cũng đúng lúc Hồng quay ngược lại .. mỉm cười. Nụ cười khinh bỉ? 
Nụ cười ngạo mạn hay thương hại cho thằng nhỏ nhớ mãi cái lỗi hè năm ngoái nay xin lại? Kệ, bất cứ lý do gì đi nữa thì nụ cười của cô đã làm tim tôi đập loạn nhịp.
Thế mới biết nụ cười giai nhân làm “đổ nước nghiêng thành”, hồng Đà Lạt đã đẹp lại thêm nụ cười chúm chím buổi sáng, hơi thở mờ hơi sương thì dẫu sắt cũng phải mềm. Những nụ cười của Hồng sau đó và những thư đi tin lại làm tôi đầu quân vào Võ Bị.
Nói ra có vẻ nhụt chí làm trai, nứt mắt đã lụy vì gái mà thiếu lý tưởng phục vụ Tổ Quốc, nhưng thú thật Hồng gai Đà Lạt và bộ Jaspee’ dạo phố mùa Đông đã làm tôi thay đổi ý định vào một quân trường khác mà chọn lò luyện thép đồi 1515 để tu thân.
Hồng hàng xóm không biết tôi vào Võ Bị . Ngày đi phố đầu tiên, sau 8 tuần Tân Khóa Sinh, tôi súng sính bộ đại lễ trắng với cầu vai alfa đỏ SVSQ, xe GMC nhà trường thả tân sinh viên sĩ quan xuống khu chợ Hòa Bình, tôi thong thả xuôi dốc, qua cầu Bạch Hổ, theo đường Phạm Ngũ Lão, miệng thổi sáo, mang tâm trạng “áo gấm về nhà” với những lo cùng hồi hộp. Lo vô phúc mà đụng mặt ông niên trưởng trên đường thì chỉ có thác
! Hồi hộp nghĩ tới lúc gặp Hồng.Đi ngang qua nhà Hồng, tôi không thấy bóng Hồng đâu nhưng lại thấy bố Hồng đang trà đàm, café’ đạo cùng mấy ông SVSQ đàn anh ngoài sân!
Với những bộ Jaspee’ là tôi biết họ là đàn anh, nhưng không biết là khóa mấy? Khoá 18, khóa 17 hay khóa 16 đây?

 Họ là cha, là ông nội, ông cố nội của chúng tôi, tôi chỉ kịp than thầm “chết rồi!” Rồi lủi thẳng vào nhà mà quên đi một động tác bắt buộc, tối cần thiết là đưa tay chào.
“Lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ”! Đang hí hửng toan khoe người đẹp cặp alfa thì đã bị “ông cha, ông cố” chắn lối!
Những Chủ Nhật sau đó, mỗi khi bất ngờ gặp Hồng ngoài sân, ngoài ngõ, tôi chỉ biết yên lặng gật đầu chào như chào một người chị và Hồng khẽ mím chi. Bà chị tôi biết ý hỏi:
_ “Cậu giận cô Hồng à? Cô ấy hỏi thăm cậu đấy”
Tự ái được vuốt, tôi thấy Hồng đẹp Hồng dễ thương hơn, nhưng tôi sợ, Hồng đã có gai nay lại còn thêm vài vòng “concertina” rào quanh nữa thì đàn em chỉ còn nhớ câu:
_“Chí tuy còn mong tiến bước nhưng sức không kham nổi đoạn trường”.
Hai năm quân trường với bao cay đắng khổ cưc nhưng giúp tôi trưởng thành, hãnh diện và mãi mãi nhớ những kỷ niệm quân trường, bị hành xác và hành xác lại khóa sau như vũ điệu liên hoàn “nàng dâu mẹ chồng”, nhớ ơn các niên trưởng, không mẹ chồng đố “mày” thành sinh viên sĩ quan.
Trường Võ Bị, trường đại học CTCT, các chàng sinh viên SQ là một thành phần tạo nên nét đẹp Đà Lạt, câu chuyện anh em nhà Võ hành hạ nhau thì trăm họ đều biết, nhưng thương cho roi cho vọt, chuyện quân trường để lần sau, đề tài này tôi xin kể tiếp những bông Hồng gai.
Những ngày Chủ Nhật được ra phố mà cứ thấy thằng em nằm nhà, bà chị tưởng tôi thất tình bèn rủ em đi chợ Hòa Bình, “chị cho cậu coi cái này hay lắm”. Tôi theo chị vào chợ, thấy chị nói chuyện với bà chủ sạp vải, tôi trông dáng bà quen quen, phụ với mẹ tiếp khách là một cô tuyệt đẹp, tôi cũng thấy như quen quen. Tôi mỉm cười một mình, chàng thanh niên nào thoạt trông thấy người đẹp đều có cảm tưởng “quen quen”. Nhưng quen riết rồi thì làm bộ mặt lạ!
Trên đường về bà chị hỏi tôi:
_ “Cậu có nhớ bà chủ sạp vải là ai không?”
Không nghe tiếng trả lời, chị tôi có vẻ sốt ruột trả lời thay:
_ “Bà Xuân đấy, hàng xóm của mình ở phố Dinh, Hải Phòng đó”.
Tôi vội vã hỏi liền:
_“Thế người ngồi cạnh bà Xuân là cô Hồng hay cô Phụng”.
_ “Cô Hồng, cậu thấy sao? Hay lắm đấy”.
Lại một bông Hồng nữa xuất hiện, Hồng này có em gái tên Phụng nên xin gọi là Hồng-P. Hồng-P, Phụng và em trai tên Thiệp là đám bạn trong khu phố Dinh Hải Phòng của tôi thời gian 53-54. Chúng tôi chơi thân với nhau, thường đánh bi đánh đáo, búng dây thung, chơi trò bịt mắt bắt dê, tối tối rủ nhau đi ăn “chí mà phù”, “lạc phá xang” ngoài bờ sông Cấm.

Ánh nguyệt


Mẹ đặt tên con là ánh trăng
Trăng thanh đẹp lắm những đêm rằm
Ước mơ gửi gắm vào tên gọi
Trong sáng dịu hiền tựa ánh trăng
Dẫu đã nửa đời vụt trôi qua
Hạnh phúc, thăng trầm nào đáng nói
Đối nhân sử thế đượm tình thân
Trăng con vẫn sáng tựa trăng rằm

Đêm đen là thế, trăng vẫn sáng
Mây phủ âm u trăng vẫn tròn
Cuộc sống khó khăn, ừ dẫu thế!
Chung thủy như trăng, chẳng phiền lòng
Năm mươi năm trước trăng vẫn thế
Năm mươi năm sau chẳng khác gì
Cảm ơn cuộc đời con mẹ tặng
Trăng sáng lung linh suốt trọn đời

Bích Hường

Roméo Của Trần Thế


“Giây phút ban đầu, ngày ta gặp nhau, mắt ta thầm trao biết bao nhiêu lời âu yếm...’’ *
Mấy ai nắm bắt được giây phút ban đầu say đắm như thế với người tình đầu tiên. Một tia chớp nháng lửa, hai trái tim choáng váng.
Tia chớp đi qua đời Hân từ vài giòng tìm bạn trên tờ Tuần báo văn nghệ thứ bảy. Kẻ chủ mưu không ai khác hơn là Kim Sa.

 Chính Kim Sa cắt mẫu tin ấy trên báo, dấm dúi đem vào lớp, nháy mắt ra dấu cho Hân: đến điểm hẹn ở thư viện vào giờ ra chơi.
Sợ bẩn áo dài với quần trắng, hai đứa ngồi thu lu kiểu nước lụt trên bậc thềm khuất sau lưng thư viện, trông như hai chú bồ câu trắng đang rình mồi. Kim Sa trịnh trọng mở cuốn sách Sử trong có kẹp mẫu giấy nhỏ. Hân xem qua, thất vọng:
- Cái này cũ mốc rồi, không thấy ngày đăng tin là tháng 3 sao, giờ đã là tháng 4 rồi, ngố ơi!
- Thì đã sao, nếu có duyên với nhau thì sớm muộn đâu là vấn đề.
- Có một anh rao hàng mà chắc đến hàng trăm em gửi thư xin làm em hờ, thôi tao chả chơi.
- Hàng hiếm mới quí, nên nhớ đây là hàng ngoại nghe, made in Germany chính hiệu, chứ hàng
nội địa thiếu gì, đầy cả trang báo. Lâu lâu mới xuất hiện một Romeo du học nước ngoài. Tao có
anh Diễm bên Mỹ rồi, thương mày cô đơn nên ráng lo cho mày, vậy mà còn õng ẹo.
Có tiếng dép đi ngoài hàng lang, cô quản thủ thư viện xuất hiện:
- Hai em làm gì ngồi ngoài này, coi bộ khả nghi quá?
Sa đứng dậy ra vẻ khép nép, hiền lành:
- Tụi em bàn chuyện đời mà cô, có gì khả nghi đâu.
Cô cười: - Hai đứa nhóc, biết khỉ gì chuyện đời mà bàn, về lớp đi.
Hai đứa líu ríu đi ra hành lang, Kim Sa dúi mẫu giấy vào tay Hân:
- Nè, giữ đi, thư đầu làm quen viết ngắn thôi, ráng viết cho mùi nghe. Mày định bài luận văn này bao nhiêu chữ, 100 hay 200 chữ? Tao viết đúng y như vậy.
Sa ra giá:
- Lấy trung bình, 150 chữ là vừa phải, nhưng đừng biến thành Madam Very.
Hai đứa phá ra cười. Madam Very là biệt hiệu của Hoa Dung trong lớp, nhỏ này vừa lười vừa
dốt Anh văn, nhưng có nụ cười với cái răng khểnh duyên ơi là duyên.

 Thầy Văn ra bài luận Anh
văn 400 chữ. Vốn liếng Vocabulary chỉ đếm đủ hai bàn tay, Dung không biết làm sao kéo bài dàira cho đủ số chữ. Nó kể: “Cái khó ló cái khôn, tụi mày ạ.

 Tao bí quá, không lẽ đem tự điển ra ghép chữ, tự nhiên Giời cho sáng kiến vọt ra, cứ mỗi cái tĩnh từ, trạng từ tao ghép vô một, hai chữ very, thế là bài luận tao chẵn chòi 400 chữ, ngon ơ !’’
Khi trả lại bài, thầy Văn tuyên bố:
- Có một bài văn làm tim tôi vô cùng xao xuyến vì trong bài sử dụng hơi nhiều chữ “very’’ thí dụ mấy câu: I am very very happy. This house is very very beautiful.

 Thậm chí có câu: He ran very very very quickly. Tôi cũng đủ thông minh để hiểu chữ very rồi, thêm 2, 3 cái very vô mần chi vậy, thưa nữ sĩ Hoa Dung?
Trong khi cả lớp lăn ra cười, Dung đứng lên tỉnh bơ nói:
- Thưa thầy, đó là vì em muốn emphasize, nhấn mạnh, để thầy không hiểu lầm tư tưởng của em.
- Ra thế, từ nay tôi xin mạn phép cả lớp đặt cho nữ sĩ bút hiệu: Madam Very-Very, có được không ?
- Cái tên nghe cũng được, tuy hơi bí hiểm, nhưng một chữ Very đủ rồi thầy.
- Thì tôi cũng muốn nhấn mạnh, để nobody hiểu lầm tư tưởng của tôi mà.
Hoa Dung chết danh với cái tên Madam Very-Very từ đó.
Gửi vài dòng tự giới thiệu mình, nhưng không hy vọng nhận được thư trả lời, cả Sa với Hân xem như trò chơi, quên luôn mẫu tin tìm bạn.

 Hơn tháng sau, khi hoa phượng đỏ nở rộ và đám ve sầu reo vang trên đường Tú Xương, con đường hai đứa hằng ngày cuốc bộ đến trường, Hân giật mình nhận được lá thư với tên người gửi lạ lùng: Lê thị Hạnh Phúc. Sa nhanh nhẩu nói:
- Để tao mở thư cho, có gì tao sẽ vì mày hy sinh, nhớ lấy ngày này làm đám giỗ tao nghe.
Lá thư từ nước Đức xa xôi, lời thư dịu dàng chân tình, làm Hân ngẩn ngơ: “Cám ơn Hân đã viết thư cho anh, ở đây xứ lạnh mà đọc thư Hân anh thấy ấm lòng. Anh nhận được rất nhiều thư làm quen, chỉ riêng có thư Hân viết tự nhiên, chân thật làm anh bồi hồi, quí mến...’’
- Mới quen mà hắn xưng anh nghe ngọt hơn nước dừa đường Duy Tân, trúng số rồi, nhỏ ơi! Trả lời liền đi.
Hân thận trọng:
- Đâu còn có đó, để tao nghiên cứu kỹ hơn rồi trlời, rủi đó là tên bóng nào đóng kịch trêu tao, làm tao bể giấc mộng lớn, mộng con thì sao.
- Mày thật đa nghi hơn Tào Tháo, chính hắn đăng báo tìm bạn mà, hay nhất là nói hắn gửi hình để hai bên biết mặt nhau.
- Mới có thư đầu, yêu cầu tùm lum, hắn ta coi thường mình.
Không cần Hân gợi ý, lá thư thứ hai, Phúc gửi kèm tấm hình đang ngồi ở bàn làm việc, anh viết: “Anh thêm chữ “thị’’ vào tên người gửi ngoài bì thư, để ba mẹ em khỏi nghi ngờ, chịu không? Anh rất mong được biết mặt Hân, để tránh trường hợp sau này anh về nước, đi đường rủi ro có đụng xe nhau thì không phải choảng nhau...’’.
Kim Sa khoái từ ngữ của Romeo da vàng từ nước Đức, nói:
- Tay này phát ngôn rất hiện đại, hợp với tao, chả bù cho me-sừ Diễm của tao, lúc nào cũng đạo mạo nên khô khan, phát ngán.
- Hay mày nhào dzô chơi chung đi.
- Thôi đi, có một anh Romeo mà tới hai em Juliette, mất trật tự. Tao chỉ khoái đọc ké thư, làm quân sư cho mày thôi.
Thư sau có hai tấm hình: Phúc mặc áo mantel mùa đông ngồi trên tuyết, và Phúc ngồi trên ghế dựa ở quán cafe, áo sơ mi vàng, tóc dài, gương mặt vuông, đôi mắt dịu buồn.
Sa cho điểm:
- Tạm được, 5 điểm, so với mày thì Romeo hơi già, không đẹp giai như Alain Delon. Nhưng thôi, có còn hơn không, chàng ta ngó bộ hiền lành.
Hân gửi lại những tấm ảnh chụp cô trước cổng trường và cổng chùa Xá Lợi.

 Từ một trang viết ban đầu đến 5, 6 trang ở những thư sau, hai người kể nhau nghe đủ thứ chuyện mưa nắng, bạn bè, đường phố ở xứ người và bên nhà.
 Những lá thư phương xa xuất hiện đều đặn mỗi tháng hai lần khiến ba cô ngạc nhiên, nghi ngờ:
- Đứa bạn nào mà chịu khó bỏ thì giờ viết thư, lại tốn tiền tem gửi thư thế nhỉ?
Hân lặng im, tránh né. Cô đánh số thứ tự từng lá thư, gạch dưới những chữ, những câu đầy nghĩa yêu thương, trân trọng cất dấu mối tình đầu thơ mộng, khiến đôi lúc Sa phải nổi giận vì không được đọc ké thư.
- Tên Romeo ấy viết cái cóc khô gì mà mày không cho tao kiểm duyệt? Nên nhớ, phi chị mày ra thì làm sao hai đứa mày quen nhau được? Coi chừng rơi vô vực thẳm đấy, ngố ơi!
Tính Sa xốc nổi, thực tế, nó coi cái love story này như một vở kịch vui, ngồ ngộ, làm sao Sa hiểu nổi mối tình thầm lặng ấy. Tia chớp không nháng lửa đột ngột, nhưng những lời bông đùa ý nhị, kể chuyện tình tứ của Phúc từ từ thấm vào trái tim Hân một tình yêu nồng nàn, sâu lắng.

 Phúc dường như cũng không đùa, anh gửi về cho Hân quà bánh, những tấm thiệp đẹp chúc sinh nhật cô, mừng Năm mới, cả băng cassette có tiếng đàn guitar và giọng hát trầm ấm của anh với bài Hoài cảm.
“Tình yêu mình đẹp như giấc mộng đêm hè, em có thấy vậy không...’’ Phúc viết đầy hứa hẹn,
“sẽ chẳng bao giờ anh quên Hân cho dù chuyện mình có gì trắc trở.

 Có đi khắp nơi, không bao giờ anh tìm được đôi mắt nào, mái tóc nào đẹp như của Hân. Em yên tâm, vài năm nữa học xong anh sẽ về, chúng mình sẽ gặp nhau.’’
Trả lời thư anh, Hân chép lại mấy câu thơ tình học thuộc từ trên báo:
Tình dẫu phai trong chiều nắng nhạt
Tình dẫu phai trong khúc nhạc buồn
Em yêu anh một đời cô độc
Đợi chờ người biết có hoài công…


Cuộc đời thường ẩn chứa nhiều sự bất ngờ đẩy con người rơi vào định mệnh cay nghiệt.
Hai năm, ba năm đi qua, Hân lên năm thứ hai Đại
Những lá thư phương xa thưa dần theo thời gian, Phúc viết “Hân ơi, anh vẫn yêu em, nhưng anh không thể trở về.

 Nếu em muốn ra đi thì báo anh biết, anh sẽ làm giấy bảo lãnh và cho em biết rõ điều kiện hơn, em nghĩ sao...’’
Làm sao Hân cắt đứt tất cả để đi tìm một tình yêu mộng tưởng, trong khi mạng sống của ba Hân lúc đó đang tính từng ngày, ông mất vì cơn bệnh ung thư gan trong khi gia đình sa sút vì thời thế, thiếu cả tiền ăn lẫn tiền mua thuốc. Ông can đảm ra đi không tiếng than van đau đớn tránh nỗi đau khổ cho vợ con.
Đám tang cha, Hân phải thay mẹ chạy vạy khắp nơi mượn tiền không có thì giờ để khóc, nhưng về đêm mỗi khi nghĩ đến cha, gương mặt Hân dàn dụa nước mắt.

 Những nỗi tang thương của gia đình Hân lại không thể kể hết cho Phúc biết được.
Lá thư cuối cùng của Phúc không một dòng chữ, chỉ có cuộn băng cassette, anh hát: “Nhớ em nhiều, nhưng chẳng nói, nói ra nhiều cũng vậy thôi...’’

 Cô hiểu ý nghĩa của Bài không tên cuối cùng, gửi lại Phúc một bài thơ ngắn, như một lời chia tay nhau, mãi mãi:
Biết ngưòi xưa ấy
đã khói sương che
biết tình xưa ấy
đã cách bến bờ
biết lòng không đậu
trông chi thuyền về
người như thiên cổ
trăm năm lỗi thề…


Không phải chỉ đánh mất mối tình đầu lãng mạn, Hân mất dấu cả Kim Sa, cô bạn yêu dấu thuở nhỏ khi Sa không kịp chia tay với Hân, lặng lẽ xuống tàu cùng mấy chị em vượt biên.
Trời mùa hè, đêm tối đến muộn, Hân ngồi nán lại ở văn phòng du lịch, dán mắt vào màn hình computer đầy ký hiệu và con số. Một cặp vợ chồng ghé đến, gõ vào cửa kính:
- Xin lỗi chúng tôi đến hơi muộn, muốn hỏi thăm vé máy bay về Việt Nam.
Hân nở nụ cười nghề nghiệp tiếp khách. Chỉ năm phút sau Hân đoán hiểu khách quí thuộc loại nào. Trái với bộ cánh sang trọng đắt tiền, điệu bộ kiểu cách, người đàn ông đặt nhiều câu hỏi chi li, vặt vãnh:
- Tháng nào có giá vé rẻ nhất? Có giá vé cho học sinh không, tôi có đứa con trai 14 tuổi. Đây là lần đầu tiên gia đình tôi về Việt Nam, cũng là lần đầu tôi đến văn phòng cô, có giá đặc biệt làm quen không?
Hân ngán ngẫm, có những ông với vẻ hào hoa bên ngoài, nhưng khi mua bán còn kỳ kèo giá cả hơn cả đàn bà.

 Kinh nghiệm vài năm trong nghề giúp cô mài dũa tính nhẫn nhục với khách hàng, nhất là với các Thượng đế đồng hương.
- Ở đây chúng tôi có Ethnic Fare là giá vặc biệt cho người Việt và người châu Á, luôn luôn rẻ hơn vé bán cho người Đức, ông bà yên tâm.
Hân kín đáo ngắm ông khách, tóc đã nhiều sợi bạc, vầng trán và đuôi mắt nhiều nếp nhăn, đôi chân mày dấu â, dường như quen quen, đã gặp đâu đó, lần nào đó trong đời. Vừa tiếp chuyện, Hân vừa lục lọi trí nhớ với khuôn mặt người đàn ông, nhưng đành chịu thua. Cô gắng hỏi dò:
- Hồi xưa ở Việt Nam hình như ông học ở Văn khoa, ban Anh văn ?
Ông khách cười, nói vô tư:
- Tôi học ở Lasan Taberd, xong trung học thì đi du học liền, có biết Đại học Văn khoa ở đâu?
- Hay ông có đến văn phòng tôi hỏi vé một lần rồi thì phải ?
- Đến đây thì chưa, có lẽ cô gặp tôi trên chùa, khi cô đến đó phân phát quảng cáo Tour du lịch Việt Nam. Tôi xem quảng cáo, thấy giá vé máy bay với các Tour của cô được lắm.
Bà vợ, người thấp béo, bấy giờ mới lên tiếng:
- Chúng tôi có hỏi qua mấy nơi rồi mới đến văn phòng của cô đấy chứ.

 Chúng tôi còn tính đi Tour từ Hànôi vô tới Saigon nữa, cô tính giá tình cảm cho tụi tôi đi.
Hai bàn tay người đàn bà đặt trên cạnh bàn, sáng chói 4 cái nhẫn kim cương, cả trên cổ và hai tai cũng lóng lánh như ánh đèn, vậy mà vẫn cò kè thêm bớt năm, mười đồng bạc.
học,

 Thật là xứng đôi, Hân nghĩ thầm, vợ chồng cùng nết bủn xỉn như nhau, thế mới mau giàu.
Trong khi có những người Việt đồng hương, sang đây vất vả làm thuê, công nhân hay bồi bàn, đến văn phòng chỉ một lần, trao đủ tiền, lấy vé ngay, không một lời trả giá, thật dễ chịu.
Sau gần một tiếng tìm hiểu đủ các hãng Airlines, hai người lấy mấy bộ quảng cáo để “về nhà suy nghĩ cân nhắc thêm’’, hứa sẽ trở lại. Hân không mong ngày trở lại của họ, cô thở ra: “Thoát nạn thứ này mà bán được mấy cái vé máy bay cho họ chắc khô cả cổ’’.
- Giá mà họ đi mất tăm cho rồi, tao thà mất khách hàng còn hơn rơi xuống vực thẳm.
Hân than thở. Kim Sa giở giọng triết lý:
- Đó là tấn trò đời đấy, có những kẻ mình tha thiết, ao ước được gặp, đến khi gặp rồi, biết mặt thật nhau rồi, mới vỡ mộng, hối tiếc.

 Thà không gặp còn hơn, mình ít bị đau khổ hơn.
Hai người bạn thuở mái tóc còn xanh, nay gặp lại nhau “hai mái đầu chớm bạc’’ nhưng vẫn còn nhìn ra nhau thật bất ngờ ở buổi họp mặt cựu học sinh của trường ở San Jose.

 Kim Sa lấy vacation một tháng, bay qua Đức thăm Hân cùng nhau giang hồ vặt qua mấy thành phố ở Đức.
Từ Berlin, Hamburg, đến Köln thăm nhà thờ lớn nổi tiếng, đi tàu dọc theo sông Rhein thăm các lâu đài cổ xây trên núi từ thế kỷ 14, xuống Darmstadt thăm khu nhà do kiến trúc sư Hundert-wasser xây dựng, nên thơ như lâu đài cổ tích, đến tận biên giới phía nam Đức, đi thuyền trên hồ Bodensee thơ mộng.
- Sao hồi đó mày âm thầm ra đi, không nói với tao một tiếng vậy Sa?
- Tao đâu có biết trước, bất ngờ chú tao báo có chuyến tàu sắp đi, mẹ tao vội vàng đẩy tụi tao đi ngay, đi bán chính thức. Đúng là chuyến đi kinh hoàng, họ nhét người như cá hộp đến hơn 200 người, tàu lại bị chết máy, ai nấy gần như điên loạn vì tranh giành chút nước cặn từ mấy can nước, tưởng chết trên biển rồi, còn sống là phép lạ đấy.
Tụi tao phải ở trên đảo đến 4 năm, qua mấy lần thanh lọc, mới đến được nước Mỹ. Ban đầu vừa lo học, vừa đi làm, nếm đủ mùi khổ nhục, khi có việc làm đàng hoàng, rủng rỉnh tí tiền, nghĩ tới mày, viết thư về tìm mày thì mày biến đâu mất.Tàu ra biển có 5 ngày thì được tàu Cap Anamur cứu vớt nên phải đến nước Đức.
- Thế từ khi đến đây, mày có chủ ý tìm lại Romeo ngày xưa không? Giấc mộng đêm hè của mày đấy?
Không trả lời bạn, Hân nhìn ra sóng nước trên hồ Bodensee, sóng dâng lên rồi tan ngay, không để lại vết tích. Tiền bạc, tình yêu, danh tiếng trong đời này cũng thế thôi, như bọt nước. Có gì khiến con người phải bôn ba khắp nơi, phí phạm cả cuộc đời đề giành giật, bám víu, chiếm giữ.
họp mặt đồng hương ở thành phố nào ở Đức, cô hay đưa ra dò hỏi để tìm người xưa ấy.
Những lá thư của Phúc thường thay đổi địa chỉ, khi hỏi đến đều chỉ có câu trả lời: “ Đã dời chỗ từ lâu, không biết đi đâu.’’

 Thật lạ lùng, chả ai hay biết con người đó, khuôn mặt đó. “Hay anh ta không có thật trên đời này, mấy tấm ảnh chỉ là giả mạo thôi. Hay anh ấy đã di tản qua nước khác sinh sống?’
’ Hơn 60 lá thư trong phong bì xanh với số thứ tự cô còn giữ nguyên vẹn.

 Hân thấy tuyệt vọng theo thời gian, không ra sức tìm kiếm nữa. Nhưng vẫn có đêm thao thức, thầm khấn nguyện: “Hãy cho tôi gặp người đó một lần, chỉ một lần, rồi ra sao cũng cam lòng, để tôi biết tình yêu đó không phải là mộng ảo’’.
- Nhưng thật ra mày có yêu hắn không hay mày chỉ yêu cái mối tình đẹp như giấc mộng đó thôi. Mày thử hỏi lại lòng mình xem.
Tiếng Kim Sa vang lên âm u giữa biển trời mây nước. Có phải sự thật là thế không? Hân nuốt nước mắt vào lòng. Cô thấy cay đắng cho mối tình lãng mạn thời xuân trẻ.
Hai người im lặng, ngã lưng trên con thuyền trôi bồng bềnh. Xa xa là rặng núi ở biên giới với rừng thông xanh ngút ngàn, nơi đây cô tịch thanh thoát quá.

 Giá có tiếng chuông chùa ấm áp cho lòng vơi đi bao nỗi ưu tư trong đời. Hân muốn khóc nhưng nước mắt đã khô cạn từ lâu.18 năm sống trên xứ người, trong túi nhỏ của cô luôn có mấy tấm hình của Phúc, mỗi khi đến
- Thì tao cũng biến như mày. Sau khi ly dị, tao nhất quyết đưa con ra đi, đâu có định đến đây. Chẳng biết là may hay rủi,
Hai tuần sau khách quí trở lại đặt mua vé, chỉ một mình ông ta. Hân cười thầm, chắc đi dọ giá cả chục nơi mới trở lại đây. Cô giữ lịch thiệp tiếp khách, giữ nguyên giá ban đầu vì không b
ao giờ cô nói thách giá, nhưng ông khách vẫn cố kéo nài, giở mánh nói khéo:
- Tôi sống ở nước Đức hơn 30 năm, quen biết rộng lắm, họ hàng tôi cũng đông, nếu cô tính bớt nữa, thì tôi sẽ giới thiệu cho cô nhiều khách hơn đấy.
Hân im lặng, kiên quyết, yêu cầu khách nếu đồng ý thì cho biết tên họ cả gia đình để cô xuất vé. Người khách đưa ra thẻ chứng minh cá nhân.
Trời đang nắng chợt đổ cơn sấm sét. Một tia chớp nháng lửa, Hân choáng váng. Đó là cái tên Lê Hạnh Phúc! 

Giấc mộng đêm hè của chúng mình!
Cô thu hết can đảm ngước lên, chăm chú nhìn vào khuôn mặt người khách, tìm kiếm.
Phải, đúng là khuôn mặt đó. Hình như có vẻ xị ra vì béo quá, da mặt xạm đen, cái mũi to ra nên thô hơn, đôi mắt dài dưới hàng lông mày dấu â, nhưng ánh mắt tinh ranh, láu lỉnh. Biến mất rồi ánh mắt dịu buồn trong những tấm hình năm xưa. Hân cười buồn, nói khẽ:
- Tên ông hay quá, chắc ông luôn được nhiều may mắn, hạnh phúc trong đời.
Vị khách lém lỉnh, đối đáp rất nhanh:
- Có lẽ vậy, như gặp cô ở đây cũng là một hạnh phúc cho tôi.
“Nhưng cho tôi thì không, ai đã giết hạnh phúc của tôi, giấc mơ của tôi, ông có biết không?’’
Có ai đang gào lên trong lòng Hân câu thê thiết đó.
Cô tiễn người khách ra về. Ông khách đứng lên, khó khăn chống đôi nạng lịch kịch ra cửa.
Bỗng dưng Hân tỉnh người, tim cô sắt lại, phải tìm cho ra sự thật, dù có phải giáng xuống nhát chém cuối cùng, cắt đứt tuyệt tận “giấc mộng đêm hè’’ xa xưa.
- Xin lỗi, tôi có câu hỏi xin ông đừng phiền, ông mang tật vì tai nạn xe hơi phải không?
Người khách trả lời, giọng nói tràn đầy tự mãn:
- Không, tôi bị bệnh bại liệt nên mang tật từ nhỏ đấy chứ, nhưng không sao, vẫn có hạnh phúc mà. Cô thấy đó, nhờ có tiền, cha mẹ tôi chạy cho tôi qua Đức du học, vì hồi xưa du học ở Đức dễ hơn so với nước khác.

 Đến nay tôi có đủ thứ mà ngay người lành lặn cũng còn lâu mới với tới, tiền bạc, nhà rộng, xe sang, địa vị, gia đình, vợ con...
Bà vợ tôi qua đây theo diện du lịch thăm thân nhân, tôi bảo lãnh, đồng ý lấy tôi mới được ở lại nước Đức đó chứ, có dễ đâu !
Hân nhớ đến những tấm ảnh thuở xưa, người trong ảnh luôn luôn ngồi trên ghế hay chỉ là ảnh chụp nửa người.

 Một bí mật được cố ý che dấu, tận đến hôm nay !Ông khách chủ động bắt tay Hân từ biệt. Bàn tay dầy, ẩm mồ hôi. Bàn tay của một người tự mãn no nê hạnh phúc.
 Không biết bàn tay đó đã tạo ra đến mấy giấc mộng đêm hè?
Hân muốn chảy nước mắt. Phải chi Juliette đừng sống lại.

 Nàng nên chết đi từ giấc ngủ ban đầu. 
Đừng bao giờ tỉnh lại, để đau khổ hơn.
 Đừng bao giờ biết đến một Romeo trong đời....!!

Minh Thuỳ