Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Hoa vàng ngày xưa

Dưới những đám mây đen vần vũ trên bầu trời tháng 5 của Sài Gòn mưa nắng hai mùa, chúng tôi ghé cafe Hoa Vàng không phải để tránh mưa, cũng không phải vì muốn uống chất kích thích màu đen - rất dễ bị ghiền -  mà vì muốn được gặp mặt thi sĩ Phạm Thiên Thư tác giả của hai bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc rất hay "Động Hoa Vàng" và "Ngày xưa Hoàng Thị"
.Đó là một quán cafe nhỏ, bình thường như mọi quán cà phê loại trung bình ở Sài Gòn, diện tích gần như là một hình vuông mỗi cạnh khoảng sáu mét, được trang trí bằng các bức tranh tĩnh vật, có đủ cả mai, lan, cúc, trúc. Quán có một bình hoa hồng màu đỏ làm bằng vải trong góc phòng, không có lấy một đóa hoa màu vàng như tên gọi của quán. May thay,trước cửa quán có nhiều cây cảnh, dưới cái nóng gần 40 độ C cùa Sài Gòn, cũng không có lấy một nụ hoa, ngoại trừ vài cái hoa chuông vàng nằm khép nép ở  góc trái bên ngoài quán, phải tinh ý mới thấy được.
  Chừng đó thôi, nhưng đủ để  khách đến cà phê Hoa Vàng nhớ đến hình ảnh "em tan trường về anh theo Ngọ về" dễ thương của học trò những năm cuối Trung học. Trong mắt của ông chủ quán, thi sĩ  Phạm Thiên Thư, có cả một động hoa vàng rực rỡ, có cô Hoàng Thị Ngọ đội nón lá mặc áo dài trắng, vẫn đẹp ngây thơ như chưa hề có hơn nửa thế kỷ đã trôi qua. 

Và dĩ nhiên có cả hình ảnh của anh học trò đệ tam Phạm Kim Long (tên thật của thi sĩ Phạm Thiên Thư} kiên trì "em tan trường về anh theo Ngọ về" suốt cả một năm học. Thời đó các nam sinh Trung học theo các nữ sinh bằng một khoảng cách rất xa, cả  hai, ba chục thước. Thảng hoặc vô tình hay cố ý, nàng quay lại nhìn, chàng bối rối cúi xuống giả vờ cột dây giày hay giả vờ cúi xuống lượm sách vở tránh ánh mắt ngây thơ có pha chút tò mò, tinh nghịch của nàng.
 Và như vậy tình yêu dù đơn phương hay song phương, nếu không có duyên nợ vợ chồng, thì suốt đời vẫn là một tình yêu trong trắng tinh khôi.
  Sau một thoáng "mời người lên xe tìm về quá khứ" với tiếng hát cao vút ngọt ngào của Thái Thanh phát ra từ cái máy cũ ở một góc phòng, ông PTT cho biết hình như bà Hoàng Thị Ngọ đang sống ở Quận Cam (Orange County), thủ đô tỵ nạn của người Việt lưu vong . Và vì không có cơ hội liên lạc với người xưa từ ngày "anh theo Ngọ về" có chỗ đứng vững chắc trong âm nhạc Việt Nam, hình ảnh cô Ngọ xinh tươi ở tuổi đẹp nhất đời người mãi mãi còn nguyên vẹn trong ông. Đó là mẫu con gái đẹp trong mắt nhà thơ, nên bà Phạm Thiên Thư bây giờ, mẹ của ba cậu con trai và một cô con gái đã trưởng thành của ông - theo ông - giống bà Hoàng Thị Ngọ đến hơn 80%.Cũng giống như chị em Thúy Kiều, Thúy Vân "mười phân vẹn mười" trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, cô Hoàng Thị Ngọ có cô em gái tên Hoàng Thị Thân, kém chị hai tuổi, cũng đẹp như chị nhưng anh thanh niên Phạm Kim Long không dám "thả mồi bắt bóng" nên cho đến bây giờ và mãi mãi chỉ có mỗi một bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị" được Phạm Duy phổ nhạc với câu hát nhiều thế hệ học sinh, sinh viên thuộc nằm lòng "em tan trường về anh theo Ngọ về".

Chính chúng tôi khi còn là nữ sinh, cũng thuộc câu hát này từ năm mới vào Trung học, lớp sáu, mặc dù hồi đó cứ tưởng ngõ về là danh từ chung,  lối đi về của nàng, chứ không phải là Ngọ, một danh từ riêng, tên của một người con gái, (chắc là sinh vào năm con ngựa?). Lối hát luyến láy làm dấu nặng(Ngọ) và dấu ngã (ngõ) nghe giống nhau.  Mãi đến sau, sau này chúng tôi mới biết đó là tên thật của một cô nữ sinh dễ thương duyên dáng học cùng lớp đệ tam với nhà thơ PTT ở trường Trung học Văn Lang (Tân Định, Sài Gòn).

Năm tháng trôi qua rất nhiều thế hệ sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi đi ra khỏi cuộc đời, con số thanh niên mới lớn theo chân người trong mộng chắc phải là cấp số nhân của cả hai bàn tay lẫn hai bàn chân cộng lại nhưng chỉ có mỗi một Phạm Thiên Thư, mỗi một Hoàng Thị Ngọ, nên chưa và có lẽ sẽ chẳng bao giờ có "Ngày xưa Ngô Thị ", "Ngày xưa Bùi Thị", "Ngày xưa Nguyễn Thị"... với "anh theo Thủy về, anh theo Loan về, hay anh theo Trân về..." mặc dù nhiều anh thanh niên mới lớn còn si tình hơn, kiên trì theo gót các bóng hồng hơn cà anh chàng tuổi trẻ Phạm Thiên Thư của cuối thập niên 50s.
  Ở tuổi ngoài 70, nhà thơ vẫn còn khỏe mạnh, vẫn còn nhiều cảm hứng sáng tác, chỉ có điều khác biệt là từ thơ tình của những ngày thanh xuân, ở tuổi hoàng hôn ông chuyển sang thơ đạo. Ông còn soạn cả Tự điển cười để đem đến một chút bình yên cho cuộc đời không phải lúc nào cũng mang màu hồng lạc quan, hay màu xanh hy vọng.
  Hai bài thơ “Động hoa vàng và “Ngày xưa Hoàng Thị được phổ nhạc bởi Pham Duy. Cả thi sĩ và nhạc sĩ đều rung động khi sáng tác, đều gởi cả tim óc và tấm lòng vào tác phẩm nẻn không ai ngạc nhiên khi bài "Ngày xưa Hoàng Thị" thuộc loại  bài hát "sống lâu" và có thể là "bất diệt", được rất nhiều ca sĩ hát. Nhưng nhà thơ cho biết ông nghĩ là Thái Thanh diễn tả hay nhất, nói lên được  mối tình si của ông với cô Hoàng Thị Ngọ. Có lẽ vì Thái Thanh cũng trạc tuổi với Phạm Thiên Thư. Khi người ta sống cùng thời, cùng vị trí địa lý, thì người ta thông cảm nhau hơn. Và biết đâu khi diễn tả "Ngày xưa Hoàng Thị" , Thái Thanh không chỉ hát vì nghề nghiệp mà bà còn thả hồn về thời mới lớn của chính mình, về những cây si đã theo bà đến mòn cả giày dép?
  Và vì vậy trong bầy con tinh thần khá đông của Phạm Thiên Thư, từ thơ, văn, đến biên khảo, từ tình yêu đến tôn giáo, chúng tôi, thế hệ hậu sinh,vẫn thích tập thơ Động hoa vàng và bài thơ  Ngày xưa Hoàng Thị  nhất.
  Nhìn chúng tôi giành nhau hai quyển Động hoa vàng còn lại trong số sách bày bán ngay ở cafe Hoa Vàng, ông PTT "động lòng" đi lên gác lục lọi gia sản tinh thần của mình đem xuống quyển thứ ba, quyển cuối cùng. Chúng tôi rất vui vì có thủ bút của nhà thơ ký tặng. Chừng như thi sĩ còn vui hơn vì có người trân quý một trong những công trình tim óc của mình.
  Không được biết cô Hoàng Thị Ngọ, chúng tôi kín đáo quan sát bà Phạm Thiên Thư để tìm lại  hình ảnh cô nữ sinh mà tên tuổi và hình ảnh thời mới lớn đã có một chỗ đứng trong cả thi ca và âm nhạc.
  Chúng tôi đến cà phê Hoa Vàng không phải vì muốn uống cà phê, chùng tôi đến thăm thi sĩ Phạm Thiên Thư chỉ vì ông là tác giả của:

Em từ rửa mặt chân như Nghiêng soi hạt nước mời hư không về Thâu hương hiện kính bồ đề Phấn son chìm lắng hạt mê luân hồi
 
Ta về rũ áo mây trôi Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan Rằng xưa có gã từ quan Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
Và vì chúng tôi muốn thời mới lớn đẹp nhất đời người luôn còn lại trong chúng tôi  như lời nhạc phổ từ thơ :
Xưa tan trường về Anh theo Ngọ về Nay trên đường này
 Ðời như sóng nổi
 Xóa bỏ vết người
 Chân người tìm nhau tìm nhau

 Ôi con đường về
Ôi con đường về Bông hoa còn đẹp
 Lòng sao thấm mềm
 Ngắt vội hoa này
 Nhớ người thuở xưa thuở xưa

  Đâu có cần  giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến.

 Vì lẽ đó chúng tôi đến thăm thi sĩ Phạm Thiên Thư như một lời cảm ơn một tác giả đã góp vào thi ca và âm nhạc Việt Nam hai bông hoa rực rỡ không tàn “Ngày xưa Hoàng Thị” và “Động Hoa Vàng.
  Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi ở một thời đẹp nhất đời người đã xa, xa mù tít tắp...
 
Nguyễn Trần Diệu Hương

Bài không tên cuối cùng

 Bài Không Tên Cuối Cùng" không phải là bản cuối cùng, không phải là hết, mà đó là kỷ niệm cuối cùng của một cuộc tình.
 Những bản "không tên" là để dấu tên những người bạn liên quan đến những bài hát ấy.
Bắt đầu với bản hòa tấu êm dịu. Cảm giác trong trẻo đến lạnh người.

 Và bất chợt, có ai đó len lỏi vào suy nghĩ của mình. Ai đó đã xa lắm rồi, tưởng như mình đã quên nét môi cười, quên ánh mắt, nhưng có quên được đâu...
"Ngày xưa, anh đã hỏi con đường em chọn đi có đúng không?..."
Có cần thiết phải hỏi không? Mà bây giờ người ta cũng chẳng hỏi nhau nữa, cứ thế mà đi thôi, vội vã mà đi thôi...

 Chỉ có câu hỏi của người ca sĩ là da diết "ước ao có một ngày, gặp lại em, hỏi chuyện em..." Mình có ước ao gì không nhỉ? "Mưa vẫn bay như hôm nào, người ở đâu mình ở đây..." Ôi nhớ chi thêm phiền thế này... Nếu chúng mình... nếu chúng mình ...
 Thôi mình không muốn nói nếu chúng mình, vì chúng mình đã không còn đi bên cạnh nhau nữa, vì chúng mình đã...
Bài Không Tên Cuối Cùng ra đời năm 1965, nghĩa là lúc Vũ Thành An được 22 tuổi, khi bị chấn động tinh thần mạnh vì cuộc tình gẫy đổ. Nhưng sau đó ông đã viết lại thành bài "Không Tên Cuối Cùng Tiếp Nối"
Ông viết lời thứ hai cho Bài Không Tên Cuối Cùng vì một niềm hối tiếc là đã viết những lời không nên viết

Biết bao lần em đã hứa
Hứa cho nhiều rồi lại quên
Anh biết tin ai bây giờ
Ngày còn đây người còn đây
Cuộc sống nào chờ

Này em hỡi
Con đường em đi đó
Con đường em theo đó
Sẽ đưa em sang đâu
Mưa bên chồng
Có làm em khóc
Có làm em nhớ
Những khi mình mặn nồng."

Những lời này được hát đi hát lại nhiều lần ở khắp nơi đã ảnh hưởng tới người bạn cũ của ông. 

Ông đã nghĩ là sẽ không bao giờ có cơ hội nói lại những điều mình không nên nói ấy, cho đến năm 1991 khi ông đã viết lại Bài không tên cuối cùng tiếp nối để chuộc lại những lời... đau đớn mà trong Bài không tên cuối cùng đã viết ra khi quá đau khổ vì bị phụ tình.
"Này em hỡi con đường em đi đó con đường em theo đó đúng đấy em ơi
Nếu chúng mình có thành đôi lứa chắc gì ta đã thoát ra đời khổ đau
Nếu không còn được gặp gỡ
giữ cho trọn ân tình xưa
Xin gửi em một lời nguyện
được bình yên được bình yên về cuối đời"

Nhạc tình Vũ Thành An là một kết hợp của âm điệu nhẹ nhàng, lã lướt với lời hát như quyện vào tâm hồn người nghe .

 Những diễn tả đau thương, trách cứ, giận hờn theo từng cung bậc ập vào tâm khảm đến rã rời, đến ray rứt .
 Ai chẳng từng yêu, chẳng từng xót xa, lo âu ? Thế nên cuối thập niên 60, tới đầu thập niên 70, một chuỗi sáng tác của Vũ Thành An, với "Tình Khúc Thứ Nhất", đặc biệt là các bài "Không Tên" được đón nhận nồng nàn và nghiễm nhiên trở thành những bản "Nhạc Tình Vũ Thành An", một dấu ấn lãng mạn của thời Nhạc Vàng!
"Bài Không Tên Cuối Cùng" không phải là bản cuối cùng, không phải là hết, mà đó là kỷ niệm cuối cùng của một cuộc tình.

 Những bản "không tên" là để dấu tên những người bạn liên quan đến những bài hát ấy. Ông cũng có bài Không Tên Số 5 cho người vợ đầu tiên của mình..

Bài không tên cuối cùng
Nhạc sĩ: Vũ Thành An
Nhớ em nhiều nhưng chẳng nói
Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Ôi đớn đau đã nhiều rồi
Một lời thêm càng buồn thêm
Còn hứa gì?

Biết bao lần em đã hứa
Hứa cho nhiều rồi lại quên
Anh biết tin ai bây giờ
Ngày còn đây người còn đây
Cuộc sống nào chờ

Này em hỡi
Con đường em đi đó
Con đường em theo đó
Sẽ đưa em sang đâu
Mưa bên chồng, có làm em khóc,

 có làm em nhớ
Những khi mình mặn nồng.

Này em hỡi
Con đường em đi đó,
Con đường em theo đó
Đúng hay sao em?
Xa nhau rồi
Thiên đường thôi lỡ
Cho thần tiên chấp cánh
Xót đau người tình si

Suốt con đường ai dìu lối
Hãy yêu nhiều người em tôi
Xin gửi em
Một lời chào, một lời thương, một lời yêu
Lần cuối cùngNhớ rất nhiều câu chuyện đó
Ngỡ như là vừa hôm qua
Tôi uớc ao có một ngày gặp lại em, hỏi chuyện em lần cuối cùng
Vẫn con đuờng, con đuờng cũ
Vẫn ngôi truờng, ngôi truờng xưa
Mưa vẫn bay như hôm nào
Nguời ở đâu mình ở đây bạc mái đầu
Này em hỡi con đuờng em đi đó, con đuờng em theo đó chắc qua bao lênh đênh
Bao gập ghềnh có làm héo hắt, có làm phai úa nét môi đẹp ngày nào?
Này em hỡi con đuờng em đi đó, con đuờng em theo đó đúng đấy em ơi
Nếu chúng mình đã thành đôi lứa, chắc gì ta đã, thoát ra đời khổ đau.
Nếu không còn gặp lại nữa, giữ cho trọn ân tình xưa
Tôi gửi em lời cầu nguyện, đuợc bình yên đuợc bình yên về cuối đời



                                                                 St

Những cánh đồng xanh-Green Fields

Tiếng guitar tỉa từng nốt ẩn sau giọng hát bè nhẹ nhàng, đầm ấm như làm mở rộng ra trước mắt ta những cánh đồng bao la, dưới ánh nắng nhẹ nhàng lướt nhẹ trên màu xanh trải dài. Nơi có con sông hiền hoà chảy ngang qua những thung lũng xanh, dưới bầu trời xanh và những đám mây trắng trôi theo làn gió. Hình ảnh cặp tình nhân dạo bước bên nhau trong làn gió rung những ngọn cỏ xanh mướt đến bất tận. Hình ảnh cánh đồng xanh như là hình ảnh của một tình yêu vĩnh hằng, ta không thấy đâu là giới hạn của những cánh đồng xanh cũng như ta không thể đi đến được nơi tình yêu kết thúc.

Vậy mà những cánh đồng xanh bây giờ đã ra đi. Những cánh đồng không còn nữa hay là trong tim anh màu xanh của những cánh đồng đã không còn nữa rồi. Và cả những thung lũng xanh nay còn đâu, dưới ánh nắng thiêu đốt bởi mặt trời thì dòng sông cũng không còn chảy nữa.

 Vẫn nơi đây nhưng một mình anh, chỉ còn những cơn gió lạnh giá thổi qua trái tim anh. Bởi những cánh đồng xanh đã ra đi theo cặp tình nhân khi họ để những giấc mơ chia xa.
"Anh sẽ không bao giờ biết được..." như một câu hỏi không bao giờ có câu trả lời ngân mãi trên cánh đồng.

 Làm sao anh có thể tìm được câu trả lời khi những đám mây đen đã giấu ngày xanh đi rồi.
 Một giọng hát vút lên cao trên nền là bè trầm đang ngân dài, "anh chỉ biết.." đó là điều duy nhất anh có thể nhận ra lúc này: ở đây không còn lại gì cho anh cả khi mà em đã ra đi và mây đen đã che phủ cả trái tim anh để anh không còn thấy gì thấy gì trong thế giới rộng lớn này nữa.
Nhưng anh vẫn chờ em mãi nơi đây, anh sẽ chờ cho đến khi em quay trở lại và đem lại màu xanh cho những cánh đồng, cho dòng sông quay trở lại chảy lặng lẽ dưới ánh mặt trời. Anh sẽ chờ, chờ cho đến ngày em nhận ra điều đó. 

Em sẽ không thể hạnh phúc khi trái tim còn ở đâu đó bởi nó đã thuộc về những cánh đồng xanh rồi.
 Em chỉ có thể hạnh phúc khi em đem trái tim em trở lại với những cánh đồng xanh, và với anh một lần nữa ... và rồi cánh đồng xanh lại tràn ngập ánh nắng, và con sông lại rì rào chảy về xa xa phía chân trời nơi màu xanh trải dài bất tận như tình yêu vĩnh hằng của em và anh!

Lời dịch bài hát : 

Những cánh đồng xanh.

Xưa kia, có những cánh đồng xanh tràn đầy ánh nắng
Xưa kia, có những thung lũng, nơi dòng sông êm đềm chảy qua
Xưa kia, có những bầu trời xanh thắm với làn mây trắng lững lờ bay trên cao
Xưa kia, chúng là nhân chứng cho một tình yêu vĩnh hằng
Anh và em, những người yêu nhau từng dạo chơi trên những cánh đồng xanh.
Những cánh đồng giờ đã ra đi, thiêu đốt bởi mặt trời
Ra đi cùng những thung lũng, nơi những dòng sông đã chảy qua
Ra đi cùng những làn gió lạnh, thổi qua trái tim anh
Ra đi cùng những kẻ tình nhân,những kẻ đã để những giắc mơ chia xa
Đâu rồi những cánh đồng xanh nơi chúng ta vẫn thường đi bên nhau....
Anh sẽ không bao giờ biết được điều gì đã khiến em ra đi
Làm sao anh có thể tìm kiếm đây khi những đám mây đen đã giấu ngày đi
Anh chỉ biết, ở đó chẳng còn lại gì cho anh
Chẳng còn lại gì trong thế giới rộng lớn này để anh có thể thấy

Anh sẽ tiếp tục chờ, cho đến khi em quay trở lại
Anh sẽ tiếp tục chờ, cho đến ngày em nhận ra điều đó
Em không thể hạnh phúc, khi trái tim em vẫn còn ở đâu đó
Em ko thể hạnhphúc cho đến khi mang trái tim
trở về với những cánh đồng xanh và với anh một lần nữa..






Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Weekend cười cho đời thêm vui


THỜI  @@@

Bé thích dùng email vì tiện lợi và không mất thời gian. Một hôm bé email cho ông bà nội:
- Nội ơi, từ nay con email hỏi thăm nội thôi nhé, con khỏi phải theo mẹ tới thăm nội nữa nha?
Ngày hôm sau, bé nhận được email trả lời của nội:
- Cũng được, nhưng từ nay nội cũng email quà cho con nhé, khỏi phải mất công mang tới nhà cho con nữa nha.
Bé trố mắt nhìn màn ảnh PC: Uh .....?


 Ba mẹ  Bi  cãi nhau

Bé Bi  nghe tiếng cãi nhau ầm ĩ trong phòng ba mẹ. Bé vội cầm điện thoại gọi báo cho ngoại:
- Ngoại đó hả, ngoại ơi con muốn chết đi cho rồi. Ba mẹ con lại cãi nhau to lắm.
Ông ngoại ở đầu dây bên kia khuyên nhủ:
- Ấy, đừng có như thế. Chuyện vợ chồng cãi nhau là chuyện thường cháu ạ.
Bé Bi  giải thích:
- Nhưng chuyện ba mẹ con cãi nhau khác người ta lắm ngoại ạ.
Ông ngoại thắc mắc:
- Khác là sao hả con?
Bé  Bi nói tiếp:
- Khác ở chỗ là khi cãi nhau con chỉ nghe tiếng mẹ la thôi, còn ba con thì không dám nói tiếng gì ngoại ạ.
Ông ngoại an ủi cháu:
- Cháu ơi, đúng là họ bên ngoại bị di truyền rồi.


 Đoán xem

Món quà bất ngờ
Một cặp vợ chồng trẻ nhận được rất nhiều quà cưới quý giá khi xây tổ ấm ở vùng ngoại ô.
Sáng nọ, họ nhận được qua đường bưu phẩm có hai vé mời xem buổi trình diễn nổi tiếng trong thành phố.

 Trên phong bì chỉ kèm theo một dòng duy nhất: “Đoán xem ai gửi”.
Cặp vợ chồng rất lấy làm thích thú và cố xác định xem người gửi tặng nhưng không tài nào đoán ra.

 Hôm sau, họ đến nhà hát đúng theo vé mời và tận hưởng một tối vui vẻ.
Về đến nhà lúc đã khuya, khi hai vợ chồng vẫn còn cố suy đoán tung tích người mời vô danh thì họ khám phá ra nhà mình đã bị cuỗm sạch mọi món đồ có giá trị.

 Trên chiếc bàn trong phòng ăn là một mảnh giấy viết cùng nét chữ với lá thư gửi kèm theo cặp vé lúc trước:
 “Bây giờ thì quý vị biết rồi đấy”.

St 

15 dấu hiệu của người hướng ngoại

 


Hầu hết mọi người đều cho rằng người hướng ngoại là người luôn cởi mở và thân thiện với mọi người.
 Tuy điều đó có thể đúng, nhưng nó cũng chưa định nghĩa thực sự hoàn toàn về sự hướng ngoại.
 Về cơ bản, người hướng ngoại là người luôn tràn đầy năng lượng khi ở xung quanh mọi người.
 Trong khi đó, tuýp người hướng nội thường thích có cảm giác thoải mái hơn khi ở một mình. 
Những người nổi tiếng thuộc tuýp người hướng ngoại gồm có: Chúa Jesus, vua Martin Luther, Jr.Dick Van Dyke...
 Dưới đây là 15 dấu hiệu không thể nhầm lẫn cho thấy bạn là một người hướng ngoại: 
- Bạn thích trò chuyện với từng đối tượng hơn là theo nhóm.
- Bạn luôn chủ động bắt chuyện với những người khác theo cách chính thống, không vòng vo.
- Bạn dường như luôn ổn trong mọi tình huống, những người xung quanh không thường xuyên phải hỏi bạn câu: "Bạn có ổn không?"
- Mọi người rất thích trò chuyện với bạn
- Bạn là người luôn biểu hiện tất cả mọi cảm xúc từ sợ hãi, vui vẻ, hạnh phúc... mọi cái khá rõ ràng với bạn.
- Bạn sẽ không làm hỏng các hoạt động ngoại khóa, tiệc sinh nhật, tiệc công ty, tiệc kỷ niệm,... hay tham gia những chuyến du lịch đường dài bởi ở đó bạn luôn được là chính mình.
 Trong khi người hướng nội thường trì hoãn hưởng thụ cuộc sống và đầu tư tiền với hy vọng kiếm được khoản lớn hơn trong tương lai thì người hướng ngoại sẵn sàng tận hưởng các thú vui ngay khi có cơ hội.
- Khi tham gia bất cứ buổi tiệc nào, bạn sẽ không giữ yên lặng mà chủ động đi giao tiếp với những người cùng tham gia.
- Thích nhưng thứ có 'bề rộng' lớn - như có nhiều bạn bè, nhiều trải nghiệm, nhiều cuộc gặp gỡ
- Người hướng nội có năng lực trong nhiều lĩnh vực hoặc hoạt động khác nhau.
- Người hướng nội có xu hướng thích thú khi tương tác, giao tiếp với mọi người, nhiệt tình, thích giao lưu, quyết đoán.
- Có trách nhiệm cao trong công việc và gia đình.
- Bạn luôn đề cao và làm việc theo các kế hoạch đã đặt ra, bởi bạn hiểu tầm quan trọng của sự hợp tác, phối hợp giữa các nhóm làm việc với nhau.
- Thích khởi xướng các đề nghị, thích quan sát tìm hiểu, và có thể dễ dàng thích nghi với những thay đổi hay kế hoạch mới.
- Đọc những bài báo online về người hướng nội khoảng tháng trước và nghĩ "Thật buồn cười, trong đó có tôi mà!".
- Người hướng nội dễ dàng trở nên buồn chán khi không có mọi người xung quanh.
 Tuy nhiên đôi khi họ lại thích tận hưởng thú vui một mình như đọc sách, xem phim... 
                                                                              mint 
                                                                                   St

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Khi em về


Khi em đi, ban mai chưa đến
Ánh khuya còn thao thức,
Dưới những lùm cây
Tình cờ em thấy
Bóng đêm rung động của ngày
Có thể những điều anh thấy trong giấc mơ
Là điều em đang thấy qua màn sương mỏng
Mong manh ánh mặt trời
Vĩnh cửu nhịp khuya
Khoảng cách ngập ngừng
Em sẽ chạm được khi ngày đến
Khoảng cách run rẩy
Em vào
Giấc mơ anh
Nơi đó yêu thương
Bình an và tự do
Hát lời của nắng
Con đường bình minh
Không mang những ký ức buồn của bóng tối
Chúng ta được bắt đầu thời gian
Không có bất cứ kinh nghiệm nào của chờ đợi.
 Của lỗi hẹn
Và một lời, em muốn nói
Với đất trời. Nhẹ như tiếng rơi
Cánh hoa mùa cũ…
Con gió thổi qua trong suốt
Điều hôm qua em thấy mơ hồ
Điều hôm qua làm em buồn bã,
Bỗng làm em bật cười
Và ô hay
Tiếng cười cũng trở nên trong suốt…
 Em sẽ đem về tặng anh khi ngày thức dậy

Nguyễn T.Khánh Minh

Một thời âm nhạc



Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Những hàng me Sài Gòn




Bình Nguyên Lộc lang thang trên những vỉa hè Sài Gòn cách nay mới sơ sơ... ngót sáu chục năm. Người lang thang đi rồi, nhưng vỉa hè còn ở lại, me cũng còn ở lại tuy phong độ so với trước chắc suy nhiều...BNL ngó me, vừa vì mến me vừa do có ý muốn theo dõi “cô Mùa”.
 Tuồng như sợ nỗi nhớ mùa nọ mùa kia của mình chưa đủ dông dài, nhân thấy me ngủ chiều, ông bèn nhớ luôn tuốt về thời tiền sử!Những hàng me Sài Gòn bây giờ có bao nhiêu gốc đủ già để biết người xưa? 
Me! Cái tên mới thô lỗ làm sao chớ!
 Nó không được tầm thường như mận, bưởi, cau, mà cục mịch như ổi, xoài, măng cụt.
Nhưng nếu có những cô Thùy Dương, Yến Tuyết không đẹp bằng những chị Mén, chị Vầu, thì cũng có những cây anh đào, thanh tùng không đẹp bằng me, bằng me Sài Gòn.
Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như sanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, với rêu xanh non mởn bám trên vỏ sậm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàn không thưa, không xơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như măng cụt, vốn nó đã đẹp ở ngoài thiên nhiên rồi, mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh những ngôi nhà xi-măng cốt sắt, khô, nóng và buồn, thì nó còn đẹp hơn biết bao!
Ôi, những hàng me Chợ Cũ, những hàng me phố Gia Long, những hàng me phố Tản Ðà giao nhành rợp bóng, những hàng me bầu bạn của người đi bộ về trưa, những hàng me tò mò dòm vào các cửa sổ tư gia, gởi vào đó những lá nhỏ li ti trên tóc cô gái bé, những hàng me tàn xanh sậm quyến luyến những tiếng dương cầm của ai trong vài cửa sổ vọng ra...
Ôi, những hàng me chứa chấp cô Mùa, một cô gái quê ít dám léo hánh đến thành phố.
 Chính trên mớ tóc xanh biến màu theo thời tiết của ngươi mà những khách yêu thiên nhiên tìm dấu chân Mùa hằng năm len lén đến vài lần nơi thành phố.
Lòng sầu xứ quê của những kẻ lạc loài vào đô thị Sài Gòn được dịu đi vài phần khi nhìn những hàng me Nguyễn Du và Hồng Thập Tự ngả màu rồi lại thắm màu.
Những ngày mà toàn thân me đều khoác áo màu đọt chuối non, là những ngày người mến thiên nhiên nghe tiếng hát của Mùa, là những ngày họ hồi hộp rình Mùa, hồi hộp lắng nghe bước chân Mùa trên xi-măng của thành phố.
Ôi, những cây me ngủ chiều, gợi nhớ sự nghỉ ngơi của đồng áng, gợi nhớ những nỗi buồn tiền sử của loài người, khi chiều xuống họ hãi hùng nhìn cây ngủ, chim về, mặt trời chun xuống thiên nhai không biết ngày mai sẽ trở lại hay không...
A... ha, những cây me vui, những cây me rắn mắc, thỉnh thoảng, sau một trận mưa, lại đánh rơi xuống áo đẹp của ai những hột nước làm cho ai nhăn mày..
.Tôi thương Sài Gòn vì những hàng me. (1952) 
Quà đêm trên sông Ông Lãnh
 Vậy là “gã Bình Nguyên Lộc” còn ưa “lang thang” dưới sông nữa, chớ đâu phải chỉ trên “hè phố”. Nhờ “gã” chịu khó đi rồi chịu khó ghi, mà nay ta mới được thấy chút ít hình ảnh của con sông Ông Lãnh, tức con kinh Tàu Hũ, tức con lạch Bến Nghé, một thời...Món bánh canh cá rô, “hay tệ lắm (...) cá lóc”, không biết có còn nhiều người thích ăn?“Con đò Thủ Thiêm”..
. Khách chạy xe dưới đáy sông Sài Gòn bây giờ có biết chăng xưa kia, trên mặt nước trên đầu mình, đêm đêm một “cô bé (...) có tấm thân uốn éo như dòng sông uốn khúc” đã chèo qua chèo lại rao bán “bắp non”?.
Nếu ban ngày con sông Ông Lãnh rộn rịp sanh hoạt với những ghe thương hồ chở khẩm lừ trái cây và các thứ hàng hóa khác, thì về đêm, một sự sống âm thầm nhưng không kém linh động, nổi lên trong khi người ta ngỡ con rạch ngủ yên.

Ở đây không có xe hơi, không có ra-đi-ô, không có trẻ nô đùa, nên những tiếng bí mật của đêm trường mang rõ linh hồn của nó, âm thanh có sự sống đã đành mà cho đến tiếng động, lắm khi cũng thành nhạc.
Một chiếc xuồng tam bản, chuồi êm rơ trên mặt nước, một mái chèo khua nhẹ trên dòng kinh, một đèn dầu leo lét soi mờ bóng một cô chèo xuồng, rồi từ tất cả các thứ ấy, vẳng lên: “Ai… chè đậu… cháo cá… hông?”
.Bất giác ta bị đẩy lùi về thế kỷ trước và câu ca dao:
“Bắp non mà nướng lửa lò
Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm”như được một người bình dân nào bập bẹ cho nó thành hình, chập chững lần dò, bỏ một tiếng, thêm một lời, để tỏ tình gián tiếp với cô bé chèo thuyền có tấm thân uốn éo như dòng sông uốn khúc.

Khách hàng dưới sông phần lớn là dân quê, những trạo phu của ghe thương hồ. 
Vì thế quà ở đây cũng nấu theo lối quê, thật thà nhưng đậm hương vị. Cháo cá ngọt cái chất ngọt của cá đen ở đồng chớ không phải ngọt ngay nhờ bột ngọt hóa học như cháo trên bờ.
 Mùi thơm của chè đậu trắng gợi nhớ mùa chè cúng đưa ông Táo ngày hăm ba Tết ở làng xa.Lối bán hỗn hợp hai thứ quà mặn ngọt này cũng là theo truyền thống nhà quê.
 Trên phố, người ta bán cháo cá vào giấc sáng, thỉnh thoảng về đêm; chè đậu luôn luôn bán buổi trưa từ 11 giờ đến hai giờ.Quà trên sông Ông Lãnh luôn luôn nóng hổi, vì bếp lửa khỏi phải gánh nặng nề, nên các nồi quà được nằm mãi trên cà-ràng cho đến khi vơi tới đáy.Ai đã ăn món xu xoa mật đường hạ trên kinh Tàu Hủ vào mùa nực chưa? 
Đường hạ đen sản xuất ở Biên Hòa tiết ra một mùi thơm đặc biệt mà đường cát trắng không có được. 
Khi thứ đường hạ ấy được nấu thành mật để ăn bánh đúc hoặc ăn tàu hủ (óc đậu), xu xoa, thì hương vị của nó càng đậm đà hơn.Ta cứ nghe như là phảng phất đâu đây mùi đồng áng, mùi lò đường tiểu công nghệ với những đêm dài nổi lửa đốt lò, với tiếng rít ghê rợn của các “ông che” (...)
“Kẹo đậu phộng trà Huế hông?”.

 Ông già rụng răng nầy rao nghe còn dở hơn chú Khách trên. Nhưng người ta cứ mong lão tới.Họ thích xem lão đưa cao ấm nước trà đang sôi lên, rót trà xuống một tô nước lạnh, lão rót thế nào mà bọt dâng lên còn nhiều hơn là bọt bia, không khát nước, trông thấy cũng cứ thèm.
Thích nhứt là xem lão ta uống, không biết bao tử lão là bao lớn mà hễ khách quen thách uống là lão tự pha cho lão, không phải một tô thường, mà một tô con rồng, thứ tô sứ giả sản xuất ở Lái Thiêu cách đây bốn mươi năm mà ngày nay ít gia đình nào còn giữ được.Tô ấy to bằng năm tô thường. Lão ta uống một hơi, không nghỉ để thở lần nào cả. 
Những người biết lão nhiều, kể rằng lão có tài ăn năm mươi chiếc bánh trôi nước có nhân, rồi uống liên tiếp hai tô nước như vậy.
“Kẹo đậu phộng trà Huế hông?”. 

Câu hát không hay ho gì nhưng nghe yêu đời lắm, vì do miệng một kẻ yêu đời hát lên, kẻ ấy đã ngót bảy mươi rồi và chắc không con cháu, nhưng chưa hề ai thấy lão than thở một lần, đêm đêm quạt lò trà xành xạch để sống những ngày nhàn như thời Sài Gòn chưa thấy xe hơi, những ngày một miếng kẹo, một tô trà Huế đậm và một miếng trầu, cả ba thứ được bán chung lại với một giá kinh khủng là... một xu. 
Lập đông ở miền Đông 
“Anh Chín cất cái chòi này giống như khoét một lỗ trong rừng. Chung quanh nhà anh, thảo mộc xanh mịt đứng sững lên như thành giếng đóng rêu. Nhà anh Chín giống như nằm dưới đáy giếng, chỉ thấy một mảnh trời tròn, nhỏ. 
 Gió bấc lướt trên ngọn cây, té vào giếng ấy như nước chảy vào chỗ trũng, và vì không có lối ra gió quay cuồng, càng vặn thêm lòng người vốn đã lạnh.
Cái buồn chiều hôm, cái buồn một ngày mưa, cái buồn đêm vắng cũng nghe không khó chịu bằng nỗi buồn nhìn cây lá xơ rơ trong gió. Nghe như là một cuộc tang thương đã qua đó, và cái gì cũng đã hết, đã chết, hoàn toàn trống rỗng từ ngoài vào đến bên trong.”Cảm giác, cảm xúc độc đáo. 
Cái “nghe” ở đây ngộ “từ ngoài vào đến bên trong”!Mặt trời mãi không thấy đâu hết từ sớm đến giờ. 
Mây trắng đục phủ cả vòm trời và hối hả từ phía rừng sâu bay về đâu không biết. Những hột mưa nhỏ xíu khi nhặt khi thưa cứ rơi mãi xuống mặt đất lầy nhầy. 
Thỉnh thoảng những sợi nước nhuyễn ấy bị gió từng cơn thổi tạt, khi thì xiên qua, khi thì xiên lại giống như những sợi chỉ treo vật gì, đánh đòng đưa trước gió.
 Có khi gặp phải hai luồng gió ngược nhau, những sợi mưa ấy tréo lộn với nhau như tre đan.
 Có khi hột nước mịn quá và rơi nhặt quá, bị gió cuốn, bay như khói.Gió nhẹ, mưa sương, nhưng anh Chín nghe cái lạnh thấm tới đáy lòng anh. Nhưng anh không ngạc nhiên vì thời tiết.
 Ðã ba ngày rồi trời vẫn thế. Năm nào, vào độ này trời cũng âm u, vần vũ ba bốn ngày, rồi mưa dứt hẳn, cùng với gió bấc trên rừng về, và mùa nắng bắt đầu thiêu đốt vạn vật cho đến mùa mưa tới. Anh Chín nhớ rằng hồi ở dưới làng người ta gọi cảnh thê lương này là “trời lập đông”.Vậy hôm nay là ngày thứ ba trong những ngày lập đông ủ dột.
Những đám mây thừa trong lục địa bị đuổi xua ra biển cả, như còn tiếc sứ mạng chưa tròn, đánh rơi mãi những giọt lệ giã từ buồn như mưa Ngâu.Anh Chín cất cái chòi này giống như khoét một lỗ trong rừng. 
Chung quanh nhà anh, thảo mộc xanh mịt đứng sững lên như thành giếng đóng rêu. Nhà anh Chín giống như nằm dưới đáy giếng, chỉ thấy một mảnh trời tròn, nhỏ.
 Gió bấc lướt trên ngọn cây, té vào giếng ấy như nước chảy vào chỗ trũng, và vì không có lối ra gió quay cuồng, càng vặn thêm lòng người vốn đã lạnh.
Cái buồn chiều hôm, cái buồn một ngày mưa, cái buồn đêm vắng cũng nghe không khó chịu bằng nỗi buồn nhìn cây lá xơ rơ trong gió. 
Nghe như là một cuộc tang thương đã qua đó, và cái gì cũng đã hết, đã chết, hoàn toàn trống rỗng từ ngoài vào đến bên trong (...)Hai cặp trâu cổ, nhốt chung trong chòi, phía sau, bỗng rống lên, những tiếng dài chết lần theo với tiếng gió hú trong cây. 
Ðàng xa thác nước Hàn Dài và Hàn Ông Sâm giận dữ đổ ào ào nghe như mưa nguồn gầm trong cây lá.
 Tùy theo chiều gió, tiếng thác khi thì xáp lại gần như muôn binh tiến đến, khi thì dịu lại như mưa sắp tàn (...)Lập đông đã dứt trong đêm rồi.
 Mưa bụi không rơi nữa. Mặt trời ban mai đã trở lại sau những ngày núp ẩn, để nghe chim muông tung hô, chào đón.
 Qua các lỗ trống trên tàng cây, ánh nắng lò vào bóng râm, thành những tia ngay bót như cây cột đình.
 Anh Chín thỉnh thoảng ôm lấy những cây cột nắng đó để mà sưởi. Những lúc ấy anh sè tay hứng lá trắc tròn xoe, vừa rơi vừa quay như chong chóng, hoặc những lá sao dài rơi xụi lơ xuống đất.
Cùng với tiếng ve rân trong nắng sớm, những tiếng tố hộ, tố hộ của loài công vang dội từ gốc rừng này đến gốc rừng khác. Những man khê, suối dại rù rì đâu đó, dưới cỏ, trong rêu (...)
Rốt cuộc anh cũng tới nơi.
 Bờ sông Bé cao nghều nghệu như muốn ép con sông nhỏ chảy dưới kia, sâu thăm thẳm. 
Vách lá xanh đứng sững lên làm cho sâu thêm vực thẳm ấy. Bờ sông man rợ khiến dòng nước hiền lành kia cũng mang một vẻ hiểm ác như chứa trong lòng nó không biết bao nhiêu là thủy quái (...) 

                                                   Bình Nguyên Lộc

 (trích từ truyện ngắn Thèm Người. Nhan đề phần trích tạm đặt.)

Những con chim én trên bầu trời thành phố

Trong lùm cây phỉ, họ yêu nhau
dưới mặt trời của đám sương mù
với lá nhầu trong mái tóc
và mặt đất là căn nhà

Hỡi trái tim én
hãy ưu ái với họ

Hình ảnh hàng cây bốc khói
trên những lớp sóng sóng sánh
én ơi, hãy làm thế nào để họ
đừng bao giờ lãng quên...


Những câu thơ trên là trích từ bài Cánh Én của Wislawa Szymborska, nhà thơ Ba Lan được giải Nobel năm 1996. Ai chuyển ra ngôn ngữ thơ Việt, Nguyễn tôi cũng không còn nhớ nữa. Bạn nào biết xin chỉ giùm.


A, những con chim én! Không hiểu sao Tim yêu chúng thế. Như yêu những con ve của mùa Hè ở phượng thành. Như yêu những cánh hải âu trên bờ biển Destin ngày nọ. Bây giờ, ngồi ở đây, nơi xứ nắng, tình cờ đọc bài thơ của Wislawa Szymborska lòng anh lại càng nhớ lắm Và trong bài Tản Mạn kỳ rồi, Tim Nguyễn có nhắc tới những con chim én ngủ giấc sầu ở San Juan Capistrano ngày nào. Ôi, những con chim én thân yêu đã gợi lại những bầu trời nay chỉ còn trong trí nhớ.
Vâng. Đối với Nguyễn, và những ai nữa ở bên trời này, thì Sài Gòn và Đà Lạt là nơi cư ngụ của một thời thanh xuân, của tình yêu và mộng ảo. Ở đó, có những bóng dáng rực rỡ của ngày nào và có bầu trời với nhiều chim én...
Thanh Tâm Tuyền, trong một bài thơ, viết cho Vũ Đạo Ánh và Trần Lê Nguyễn ở những năm cuối thập niên 60, có nói về những con chim én trên bầu trời thành phố Sài Gòn:

Vũ Đạo Ánh...
mùa này gió biển thổi điên vào lục địa
... khóc đi Nguyễn
chim én vẫn bay đầy đàn trên bầu trời chiều đường
phố ở Sài Gòn

Ở Sài Gòn, muốn nhìn thấy chim én bay đầy trời như thế có lẽ phải ra chỗ công viên nhà thờ Đức Bà hoặc bến Bạch Đằng. Mà phải là buổi chiều mới có nhiều chim én bay. Ở đó, nhất là trên những kè đá ở Bến Bạch Đằng, ta có được một không gian rộng rãi cho tầm nhìn. Hãy nhìn, kìa, những cột buồm nồng mùi muối biển xa nhô lên trên vàm sông, gió lồng lộng thổi về, làm chao đảo trong ráng chiều đỏ rựng.

 Khách sạn Majestic với vòm mái cao và những ngôi nhà của những năm đầu thế kỷ vừa qua. Và những cầu tàu “quai de brume”, những vỉa hè buổi chiều thả rơi từng bông sứ máu. Ô, những con chim én bay vun vút trong không, trên những cột buồm nhấp nhô theo triều lên, bên những mái nhà là nơi chúng làm tổ. Ở đó, có gã thi sĩ bụng đói, mắt sâu, buổi chiều đi dạo chơi chuyện trò cùng chim én.
Một nơi nữa cũng có nhiều chim én. Trong một truyện ngắn của Châu Trị có tựa đề Thành Phố Sương Mù, cô sinh viên mắt nâu một ngày đã ghé qua viện đại học và trường Yersin. Nơi đó cũng là thành phố thời xanh của Nguyễn: Đà Lạt. 
Ở đây chim én nhiều vô kể. Chúng bay, vòng lên lượn xuống, thật nhanh, và trẻ con tha hồ dùng cành trúc khua đập. Nóc mái đài phát thanh, nhà thờ con gà và tiệm sách Nhân Văn là nơi trú ngụ của bầy chim én. 
Không ở đâu chim én và người gần nhau như ở thành phố trên cao này. Gần như những mái nhà san sát. Gần như những con đường quanh co lên xuống, nồng hương cà phê và mùi nhựa thông trong nắng mới.
 Hôm ấy mới từ Sài Gòn lên, đôi mắt nâu của cô sinh viên nhân vật truyện đã mở rộng nhìn trời, thấy chim én bay thật gần thật gần trên mái đầu và những cành thông. Ngày ấy, cô đã nhặt đem về miền nắng những trái thông khô để tạo thành những chú gà trống mào đỏ cất tiếng gáy trên bàn học. Nay còn không những chú gà làm bằng trái thông khô mộng mị kia?
Ô, đã xa, xa như trời và đất. 
Còn nhớ Tim có nói là đã nhìn thấy rất nhiều chim én, gọi là cliff swallows, chúng làm tổ dưới mái nhà thờ Mission ở thành phố biển San Juan Capistrano -điểm hẹn giữa San Diego và Santa Ana. Đó là trước năm 2009. 
Nay chim én không về dưới mái nhà thờ Mission nữa. Để nhớ lại những con chim én ngày nào, em hãy cùng anh nghe bài hát “When the Swallows Come Back to Capistrano” của Leon Réne:

When the swallows come back to Capistrano
That’s the day you promised to come back to me
When you whispered, “Farewell,” in Capistrano
Twas the day the swallows flew out to sea.

Khi những con chim én
bay về San Juan Capistrano
tôi nhớ đó là ngày
em hứa sẽ trở về
khi thì thầm bên tai tôi
lời giã biệt
ở Capistrano
ngày đàn én bay ra biển xa

Ôi, những con chim én thân yêu của tôi.

                                                     Tim Nguyễn

Hong Kong - Dubai



 Mới ngồi xuống chưa kịp đọc tờ báo hay viết blog xong là đã nghe cô tiếp viên của Philippine Airlines thông báo máy bay sắp hạ cánh. Thế là đành phải tắt cái laptop, cất vội đồ đạc vào túi trên hàng ghế trước mặt theo thông báo.
 Nhưng thật lòng mà nói đây cũng là một trong nhiều cái thú của những người đang sống và làm việc ở Á Châu như tôi hiện nay. Chỉ cần bay 1, 2 tiếng là chúng ta đã có thể đến một nơi khác. Một nơi khác hoàn toàn từ thời tiết, ngôn ngữ cho đến văn hóa, ẩm thực. Như ở Hồng Kông, tuy cách Manila không quá hai giờ bay nhưng vừa mới đáp xuống phi trường là đã thấy nó...khác.
Cái khác thứ nhất là cái ồn. Người Tàu hình như đi đâu họ cũng ồn. Họ đang ở phi trường, đang sắp hàng chờ hải quan kiểm tra mà cứ lí la, lí lố ỏm tỏi y như là đang ăn tiệc ở ngay trong nhà họ.
Cái khác thứ hai là đi đâu cũng thấy hàng quán. 

Cái này thì tôi thích. Đặc biệt hơn, nhờ tôi đã từng ở đây vào những dịp hè trong thập niên 1990 nên tôi biết mình cần phải đi đâu, kêu món ăn gì cho đúng ý, tìm chổ nào mới quay được cảnh đẹp, và quan trọng hơn hết trong chuyến đi này là gọi cho ai mới tìm ra được người Việt để phỏng vấn. Khác với các cộng đồng người Việt ở Canada, Mỹ, Úc... cộng đồng người Việt ở đây chỉ vỏn vẹn có vài ngàn người.
 Một số người, đa số là phụ nữ, định cư ở đây qua diện “hôn thê” từ lúc họ vượt biên sang ở trại vào thập niên 1980, 1990 và quen biết, lấy người Hồng Kông sau đó.
Một số khác, đa số là người Bắc, từng bị án hình sự nên không một nước nào chịu nhận cho đi định cư cuối cùng được chính phủ cho ở lại sau khi nước Anh trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997.
Nhóm cuối cùng mà tôi biết là những người gốc Hoa trước đây ở Việt Nam không có giấy tờ nên Việt Nam không chịu nhận về.
 Cha ông của họ từng theo Quốc Dân Đảng và chạy sang Việt Nam xin tỵ nạn sau năm 1949.
Cũng vượt biên qua Hồng Kông vào cuối thập niên 1980, họ bị rớt thanh lọc nhưng nhờ sự tranh đấu của văn phòng bà luật sư Pam Baker, chính phủ Hồng Kông cuối cùng đã  cho họ định cư vì tình trạng “stateless” (vô tổ quốc) của họ, và ít nhiều gì thì gốc của họ cũng là người... Hoa.

 Đây cũng là nhóm người Việt tỵ nạn mà tôi quen lâu nhất - từ lúc tôi mới 21, 22 tuổi. Cũng vì sự khác biệt này mà cộng đồng người Việt ở đây không sinh hoạt chung, ngoại trừ nhóm người Việt bên Công giáo mỗi tuần đi lễ gặp nhau ở nhà thờ.
 Hoặc nếu như họ đã quen nhau từ lúc còn ở chung trong trại cấm. Thật cũng may là tôi đã quen biết với các anh chị em tỵ nạn từ trước chứ nếu không chẳng biết làm sao tìm cho ra được để phỏng vấn. Dĩ nhiên tôi cũng biết đối với tuyệt đại đa số dân du lịch đến đây, người Việt hay ngoại quốc, có hay không có người Việt thì... cũng chả sao.
 Vì chủ ý của họ là đến để tham quan, thưởng ngoạn. Nếu vậy thì tôi có lời khuyên thế này. Bạn phải cố thực hiện cho được ít nhất là 5 điều sau đây mới có thể cảm nhận những gì được cho là đặc trưng (quinessential) nhất ở Hong Kong. Thứ nhất, bạn phải bắt xe tram lên đỉnh đồi nằm bên đảo Hong Kong (Hong Kong Island), được gọi tắt là The Peak, để ngắm hoàng hôn và toàn cảnh của thành phố.
 Sẽ không có nơi nào trên thế giới cho bạn một hình ảnh núi đồi, cầu cảng thương mại sầm uất với hàng trăm, hàng ngàn building ở ngay trước mặt bạn như thế.
Thứ hai, sau khi xuống xe tram, bạn nên đi thẳng đến bến cảng để bắt phà Star Ferry sang bên khu Kowloon cách đó không quá 15 phút.

 Từ đó nhìn sang phía bên kia đảo Hong Kong nơi bạn vừa mới ngắm cảnh hoàng hôn xong bạn sẽ thấy đây mới chính là hình ảnh đầy sắc màu của một trong những vịnh đẹp nhất thế giới.
 Nó không to quá như San Francisco Bay và hoàn toàn không thua kém gì Sydney Harbour ở Úc. Thứ ba, sau một thời gian tĩnh lặng ngắm nhìn mây nước và những tòa nhà chọc trời, bạn nên bắt tàu điện ngầm MRT từ trạm Tsim Sha Tsui gần đó để đến trạm Mongkok chỉ cách đó 2 trạm. Có hai lý do tại sao bạn nên đến nơi này. Đến để mua sắm nơi được cho là có mật độ đông dân nhất thế giới.
 Và đến để đi ăn trong khu chợ đêm Yau Ma Tei. Bạn sẽ không thể tìm được ở đâu có những hình ảnh ồn ào và những hương vị...đủ mùi như ở đây, kể cả ở Trung Quốc, Đài Loan hay Singapore. Điều thứ tư, nếu như bạn thực hiện được thì tôi phải cho là bạn rất may mắn. Đó là bạn tìm được cho mình một chỗ ngồi trong nhà hàng điểm tâm (yum cha) nổi tiếng nhất ở Hong Kong nằm trong City Hall ngay bên cạnh cầu cảng bên Hong Kong island. 
Chưa lần nào tôi đến đây mà không phải sắp hàng. Mặc dù sức chứa của nhà hàng này chỉ độ chừng trên...một ngàn người. Tôi nói thật đấy nhé.
 Đây sẽ là một trong những nhà hàng lớn nhất trong đời mà bạn có dịp bước vào.
 Nói đúng ra thì nó là một cái hall chứ không phải nhà hàng như bạn thường thấy!
 Bạn đến đây không phải chỉ để thưởng thức những món ăn yum cha ngon không thể tả (nhất là món “ha cheung fan” - bánh ướt tôm) mà còn để thấy được một hình ảnh văn hóa rất đặc thù về ăn uống của người Hong Kong.
 Nó luôn tràn trề, sống động và rất ư là nhanh gọn. Đây cũng là điều mà bạn sẽ thấy khi thực hiện điều thứ năm, đó là trước khi bay đi nơi khác, bạn nên check in ở ngay tại ga Kowloon hoặc bên Hong Kong Island trong thành phố trước khi bắt xe lửa ra phi trường.
 Sẽ không có một phương tiện công cộng nào tiện lợi và mau chóng như nó. Và cũng sẽ không có nơi nào trên thế giới mà tôi biết sau khi check in bạn vẫn có thể ở lại city để tiếp tục...ăn chơi. Rất tiếc lần này tôi không có thời gian làm điều đó vì chỉ còn 1 tiếng nữa là tôi phải bắt chuyến bay xuyên đêm thẳng đến Dubai của vương quốc United Arab Emirates nằm ngay trong khu Trung Đông đầy biến động.  
                                                                                                          Trịnh Hội