Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Mưa hát ru em

Chiều nay còn mưa sao em không lại?
Nhớ mãi trong cơn đau vùi,
Làm sao có đôi, hằn lên nỗi đau
Bứơc chân em xin về mau…

Ngày… nắng như thiêu đốt những con đường…

Bị đánh thức bởi tiếng chuông cửa không ngừng réo gọi, ta mệt mỏi bước ra cổng. Nhân viên bưu điện mang đến cho ta mọt tấm thiệp nhỏ từ em. Ta mở ra xem, tấm thiệp được làm khá tinh xảo nhưng lại không phải từ chính tay em.

 Thoáng thất vọng, ta đọc sơ về lời em viết: em mong ta chú ý đến sức khỏe của mình. Ta quẳng tấm thiệp sang bên rồi bắt đầu công việc của mình. Ta không gọi điện cũng chả hỏi thăm em.
Ngày ấy ta vô tâm không biết rằng, để mua được nó em đã lặn lội khắp cả thị trấn dưới ánh nắng như thiêu đốt, chỉ vì em không đủ khả năng làm được một tấm thiệp đẹp như vậy…

Ngày… những cơn gió lạnh cuốn chiếc lá khô rời cành…

Em trông khá ngộ nghĩnh trong chiếc áo len màu hồng. Em kéo ta đi khắp nơi để chọn lựa một món quà sinh nhật cho cô bạn. Ta bảo em nên chọn đại một món gì đó xinh xắn và giá thành vừa phải.

 Em không hài lòng về điều đó, em muốn rằng nó còn phải là một món quà ý nghĩa. Mệt mỏi sau nửa ngày đi khắp nhưng không chọn được gì.
Ta viện cớ phải làm việc, bỏ mặc em một mình lang thang khắp nơi. Em có buồn không ta không rõ…
Ngày ấy ta đâu hay, em không chỉ muốn cô bạn vui lòng mà còn muốn ta có chút thời gian thảnh thơi. Mặc cho sau đấy, em phải nằm bẹp ở nhà vì bệnh…

Ngày… đông tàn…
Ta trở về nhà. Cửa không khóa. Ta nhận ra em đã đến tự bao giờ. Em ngồi gục đầu ngủ ngon lành trên chiếc bàn bừa bộn của ta. Ta từng mắng em không cho em dọn dẹp nó. Thế nhưng ngoại trừ nó ra tất cả đều được dọn rất gọn gàng. 

Chợt ta chú ý đến gói quà trên bàn. Em có vẻ rất quý nó ( bằng chứng là dù ngủ tay em vẫn không rời nó ). Trên gói quà ấy đề tên ta. Ta mở nó ra, đó là… một chiếc áo len màu xám, màu mà ta thích. Chiếc áo ấy do chính tay em làm, những đường nét hơi vụng về. Chợt, em tỉnh giấc. Ta phân vân có nên giải thích với em rằng đông đã hết hay không, ta cũng không cần nó. Em quay đi, ta không kịp nhận ra đôi bàn tay em có những vết tím bầm…
Lúc đó, ta không hiểu, em chỉ muốn ta ướm thử nó. Em đã thức suốt mất đêm liền để đan nó tặng ta nhưng không kịp…

Ngày… khóm tường vi nở rộ trước sân nhà…

Ta mải mê với những cuộc chơi của mình cũng bạn bè vào ngày nghỉ mà quên mất hôm nay cũng là sinh nhật em. Đến bảy giờ tối, ta vội đến tiệm hoa mua đại một đóa hoa, cô bán hàng cho ta biết rằng đã không còn hoa tươi nữa, chỉ còn vài bông hơi rũ. Ta mặc kệ, ta nghĩ rằng món quà cao cấp mà ta mua tặng em sẽ bù đắp được phần nào.

 Em đón ta với đôi mắt đỏ hoe. Có lẽ em nghĩ rằng ta sẽ không đến. Ta trao hoa và quà cho em rồi dẫn em đến một quán ăn quan trọng. Ta không để tâm mấy đến cảm xúc của em…
Ngày ấy, ta ngu ngốc đến nỗi không nhận ra rằng cái mà em thực sự cần đó sự quan tâm của ta đến em. Em đã khóc, khi ta thờ ơ…
Ngày… mưa rơi rơi, những giọt nước mắt bám đầy thành kính…
Ta bật cười khô khốc, thả rơi chiếc điện thoại lên chiếc giường trắng muốt. Giai điệu bài hát của JTL phát ra từ góc phòng, ta khép hờ đôi mắt…
Call up, ring one. Hang up the phone, hang up the phone. To let me know, you made it home, you made it home.
Cơn mưa dai dẳng thường khiến con người ta nghĩ đến cái gì đó không vui. Em không có nhà, và không trả lời fone. Vậy rốt cuộc em đi đâu trong cơn mưa trắng xóa thế này?


Rầm! Tiếng động lớn vang lên trứơc cửa nhà khiến ta giật mình. Ta chạy vội ra cửa. Đập vào mắt ta là hình chiếc xe đạp màu cam của em ( nó có hơi nổi bật tí) đang nằm emó mó ngay song cửa ( ta tự hỏi sao em tài thế? ). Còn em ngồi bệch dưới đất phía bên kia đường. Ta bước tới gần để chắc rằng em không sao cả. Chỉ người em ướt sũng nước.
Em ngồi đấy bật khóc khiến ta hoang mang. Kế bên em là bưc tranh cát ( cái này là đoán thế) đã hỏng. 

 Chỉ là dòng chữ “ happy birthday”. Ta giật mình nhớ đến hôm nay là sinh nhật mình. Em nói, giọng un run, em bảo rằng cơn mưa đã khiến em không thể giữ vững được tay lái. Ta bế em vào nhà. 
Em rút từ chiếc túi của mình ra một tấm thiệp khá ngộ nghĩnh, em bảo đó là hình cỏ ba lá. Ta bật cười ý tưởng lạ lùng của em.
Ngày ấy ta nào hay cánh thứ tư của “cỏ ba lá” tượng trưng cho hạnh phúc mà em mong nó sẽ đến với ta…

Ngày…mưa khóc chia phôi…

Sân ga nhộn nhịp người, bao nhiêu kẻ mừng sum họp, nhiêu nhiêu người khóc chia ly? Mắt em đợm buồn. Túi hành lý trên vai ta trịu nặng.

Ta hỏi liệu em có thực sự muốn ta đi. Em khẽ gật đầu. Tại sao?
Chỉ cần em lên tiếng tasẽ không đi, thế mà…Ta không hiểu, ta luôn không hiểu những gì em nghĩ. Nếu đã thế có thể gọi là yêu?

 Tay em đưa ta chiếc bình thủy tinh, trong đấy chứa đầy hạc giấy. Hạc giấy tượng trưng cho ước nguyện, Giờ đây em bảo ta nên ước gì? 
Sao em không dùng nó để ước cho mình. Tiếng loa vang lên thúc giục, ta quay lưng đi… Mưa rơi rơi…Mưa khóc thay người?

Ta nhìn về phía em, em mỉm cừơi. Dáng em nhỏ bé đến thế. Cớ sao nụ cười của em có cả nước mắt ?
Hay là mưa?

 Ta không rõ, dáng em nhạt nhòa…
Ngày ấy… ta không biết đó là nứơc mắt của đôi ta…

Ngày… chỉ là hàng cây trụi lá cớ sao khiến lòng ta nặng nỗi nhớ…
Ta ngồi… đếm thu qua. Kể từ ngàu ta rời khỏi thị trấn nhỏ ấy ta không hề liên lạc với em. Giờ này em đang làm gì?
Ta không biết được, cũng không hay. Có lẽ, em cũng đã quên như e\hôm nay ta chỉ vô tình nhớ. Một ai đó thay thế ta, mong em hạnh phúc… ta bật ra rađiô, rồi thả mình vào âm nh5c…
Người con gái đứng trước hiên ngắm hoa đã tàn, rồi em hát hát nhớ ai nhớ ai khôn nguôi, vàng thêm lá lá cuối thu chết khô trên đồi, lời tình yêu sao buồn như mắt em?
Sao buồn như mắt em…
Bài hát khiến ta giật mình. Khi ấy, ta quá ích kỉ phải không em?
Ta đã không muốn cứu vãn tất cả. Mặc em trong nỗi đau của mình. Hạnh phúc chỉ của riêng ta…

Ngày… ta lặng im bên nấm mồ xanh cỏ…
Em nằm đó, trước mặt ta. Mắt em không còn nhìn ta và môi em không còn có thể mỉm cười. Em trên cao ấy liệu có thấy môït kẻ đáng ghét là ta đang đứng trước mộ em?...
… Ta buông tay, chiếc lọ chưa đầy hạc giấy mà em đã gấp tặng ta văng tung tóe, chúng ướt đẫm nước mưa và tả tơi đến tội. Vài con trong đấy đã nhàu nát. Bao năm qua ta bỏ quên nó ở đâu đó một góc trong phòng. Và… ta đã lãng quên em ở đâu đó một góc trong hồn…
Ta đặt nhẹ nhàng tấm thiệp nhỏ trên cỏ. Em rất thích cỏ. Ta nhìn quanh, cỏ ba lá mọc đầy nơi em. Ta có kiếm tìm nhưng vô vọng.

 Đã gọi là cỏ ba lá thì làm sao có tìm được chiếc có bốn cánh hả em?
Lá thứ nhất sẽ trao người niềm tim, lá thứ hai tặng ngươi hi vọng, lá thứ ba đem đến tình yêu. Ở nơi nao chiếc lá thứ tư? Chiếc lá sẽ mang đến hạnh phúc?
Ai đó từng bảo rằng không có hạnh phúc trọn vẹn cho tất cả…
Hạnh phúc của ta, hạnh phúc cho tất cả, em luôn mong thế. Thế hạnh phúc nào là dành riêng cho em?...
…Em rất thích nhìn trời vì trời một màu xanh, cao và rộng. Nhưng co ùlẽ em không biết cũng có đôi lúc bầu trời xám xịt… Bầu trời trên đầu ta, bầu trời trong hồn ta…
Khi ở bên cạnh thì không cảøm nhận được gì. Đến khi mất rồi mới cảm thấy hối tiếc. Đến khi không còn mới biết đấy là thứ quan trọng đến dường nào. Bản chất con người là thế. Em… có trách ta?
Có giận ta?
Nơi em về ngày vui không em? Nơi em về trời xanh không em?
Ta ghe nghìn giọt lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh…
Ta mỉm cười. Khuôm mặt ta đẫm nước mưa… đau đến xót xa…
Mưa… rơi rơi từ nơi cao vời vợi. Người không khóc nên mưa khóc thay người.
Em cũng từng bảo là em thích mưa. Giờ đây, em nằm đấy, mưa có còn làm em vui?
Ta hi vọng rằng em sẽ thích, không còn có ta bên cạnh…

Ngày hôm nay… mưa hát ru em…

Trần Hoàng Trâm

Nhạc Giáng Sinh - Xmas Songs 2015



Yêu Nhau Từ… Ổ Bánh Mì Không

Tôi có một anh bạn thân, một nhà giáo hiền lành, phóng khoáng. Anh vốn tốt nghiệp cử nhân triết nhưng vợ anh chỉ học đến hết lớp đệ tam rồi nghỉ, nhưng theo như mọi người chứng kiến, chị quả là người bạn đời tuyệt vời cho anh. Hầu như sự chênh lệch về học vấn, trí thức không có ảnh hưởng bất lợi nào đến cuộc sống hôn nhân của họ
Thời thế thay đổi, khó khăn chồng chất, vợ lãnh hàng may gia công giúp cho chồng tiếp tục cái nghề dạy học thanh bạch – tỉnh từ rất tao nhã mà người ta thường lịch sự dùng để gọi cái nghề bạc bẽo kia. Nhưng rõ ràng họ vẫn sống vui vẻ, hạnh phúc cùng ba đứa con ngoan ngoản, chăm học. 

Đã bước vào tuổi lứa 60, tóc đã hoa râm, nhưng trước mặt bạn bè, thiên hạ, họ cứ tình tứ với nhau như thường.
Trong bàn tiệc ê hề ngày Tết, tôi đã thắc mắc: “Làm sao mà ông bà yêu nhau dữ vậy?”. 

Suy nghĩ một lát, anh cười: “ À tình yêu bắt đầu bằng… ổ bánh mì!
Không hiểu hả? Chuyện của mình với Lụa, bà xã mình ngộ lắm…”.
Năm 1971, mới tốt nghiệp ra trường, anh nhận sự vụ lịnh của Nha trung học về trình diện nhiệm sở là một trường đệ nhị cấp ở thị xã Vũng Tàu. Ăn mặc nghiêm chỉnh, cà-vạt thì tạm cất trong áo, anh ra bến xe đi. Ngồi cạnh anh trên xe là một cô gái trẻ. 


Cô ăn mặc cũng giản dị, khuôn mặt không tuyệt đẹp nhưng thùy mị, dễ thương dù không trang điểm. Anh thầm nghĩ, nếu đặt vào truyện Thúy Kiều của văn hào Nguyễn Du thì đây là típ Thúy Vân, chỉ dễ mến, phúc hậu, chứ không sắc sảo, mặn mà như típ giai nhân tuyệt sắc Thúy Kiều. Không hề gì, trong lòng đang vui nên anh gợi chuyện: “Cô cũng về Vũng Tàu?”. 

Cô gái liếc nhìn anh – làm bộ thôi, nãy giờ cũng liếc nhiều rồi – cười, nhỏ nhẹ “dạ” một tiếng.
Ồ giọng con gái Nam, nghe thiệt chất phác, dịu hiền. Hỏi tên thì cô cho biết tên Lụa, nhà ở gần chợ Bà Chiểu và đang đi thăm một người bà con…

Khi nghe anh cho biết lý do anh xuống Vũng Tàu thì cô gái tỏ ra rất ngưỡng mộ vị giáo sư trẻ. Cô nói rằng cô đã nghỉ học hồi lớp đệ tam năm ngoái, để đi làm vì nhà nghèo. “Nếu bây giờ em còn đi học, không biết chừng em cũng là học trò của anh.
 Hèn chi hồi nãy em rất tò mò, không hiểu anh dấu cái con khô mực trong áo để làm gì…”
  Chà, tiếng xưng em nghe mới ngọt làm sao!
Xe chạy đến Long Thành thì có một trạm kiểm soát liên hợp. Một anh cảnh sát áo trắng đến bên cửa sổ xe, hỏi giấy tùy thân của anh. Anh xuất trình thẻ sinh viên và giấy hoản dịch. 

Tình cờ kẹp giữa hai thứ giấy này lại là cái thẻ ký giả, do anh đang là biên tập viên của một chuyên san nghiên cứu của một viện đại học nên được Bộ Thông tin cấp cho. 

Nếu chỉ là loại thẻ có ba vạch đỏ in thành đường xiên ở giữa, cấp phát vô số cho mấy cậu nhân dân tự vệ thì chắc anh cảnh sát trả lại rồi. 

 Đằng này, trước loại thẻ “thứ dữ”, ba vạch được in ở góc trái trên, đặc biệt hiếm hoi nên anh cảnh sát xem xét rất kỹ, từ con dấu, chữ ký, cho đến tấm ảnh dán so với mặt người thật… Hồi lâu thì anh cảnh sát nghiêm chào anh kiểu nhà binh, lịch sự trả lại giấy tờ.
 Anh gật đầu, nói “cám ơn” rồi thong thả cất vào bóp.
Nảy giờ, cô gái tròn mắt theo dõi màn trình diễn ngoài ý muốn của anh. Xe chạy rồi thì Lụa hỏi liền… Anh giải thích vắn tắt nhưng trong lòng thì rất hãnh diện vì cô nàng còn lộ vẻ ngưỡng mộ, kính trọng anh nhiều hơn nữa.


 Bờ vai hai người đã chạm vào nhau hồi nào không biết. Anh muốn cho hai bờ vai dính vào nhau luôn nhưng người ta đã ý tứ – tạm thời- tách nhẹ ra. Nhưng ai cấm được một vài sợi tóc con gái cứ bay bay, vờn nhẹ vào gò má anh?
 Anh thố lộ mình cũng là sinh viên nghèo, đã phải vất vả bươn chãi, vừa học vừa làm mấy năm qua mới đạt đước ước nguyện ra trường đi dạy.
Cô nàng lại càng cảm động hơn nữa, bờ vai hai người lại chạm vào nhau lâu hơn nữa.
Riêng đôi mắt người con gái thì cứ long lanh, đằm thắm khi nhìn anh. Thôi rồi! Smoke get in your eye…, như bài tình ca bất hủ của nhóm The Platters một thời. Khói tình vươn lên mắt em mất rồi!
Có điều gì đó ngay trong phút giây sơ ngộ đã rất tinh khôi, rất chân thực khi người con gái không hề làm bộ làm cao mà che dấu niềm quí mến của mình dành cho đối tượng.Và cũng rất hồn nhiên, dễ dàng khi cô nàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm rất thực của mình.


 Khi nghe anh nói phải vào đầu giờ làm việc buổi chiều mới có thể đến trường trung học kia, Lụa có vẻ suy nghĩ. Chuyện gì vậy kìa? 
Cuối cùng thì cô nàng lục trong túi xách lấy ra một… ổ bánh mì không, có vẻ ngại ngùng một chút nhưng rồi quả quyết nói với anh:
- Vậy là anh phải chờ qua buổi trưa, đói bụng chết!

 Thôi, anh đừng đi ăn uống gì đó tốn tiền, anh ăn đỡ ổ này đi… Rồi đi trình diện gì đó, rồi về Sàigòn cho sớm, không thì ở nhà mong…

 Trời ạ, ổ bánh mì tầm thường và rẻ mạt, chẳng có thịt thà gì nhét vào nhưng quí giá làm sao vì đã chứa đầy ắp tấm lòng của người con gái mới quen. Món quà bánh được trao tặng với tất cả chân tình, hồn nhiên, không chút màu mè khách sáo.
 Thậm chí hơi… kỳ kỳ vì cô không cần biết ổ bánh mì có xứng hợp với một tân giáo sư cử nhân, thắt cà-vạt trịnh trọng để đi nhận dạy lớp Tú tài mà cảnh sát còn phải nghiêm chào?
 Nhưng niềm kiêu hãnh về danh giá giáo sư đã không khiến anh cười thầm, chế nhạo cô gái ngớ ngẩn. Trái lại, trong lòng anh mênh mang thương cảm :
- Anh… rất cám ơn Lụa. Em sợ anh đói bụng, cho anh bánh mì, biểu anh ăn mà giống như lo cho một người thân, một ông anh trong nhà vậy. Anh hiểu mà. Em tốt quá. Nhưng như vầy, vì anh không có mang theo túi…
Cô nàng lúng túng, vội vàng ngắt lời anh:
-Ờ há, làm sao anh cầm? Để em kiếm cho anh cái bao xốp hay tờ báo…
Tới đây thì anh không thể nín cười:
- Thôi, thôi mà, mắc công em. Anh cũng không thấy đói. Sinh viên nghèo tụi anh ăn ít lắm. Lụa giữ lại ổ bánh đi, anh không nhận bánh mì của em đâu…
Cô nàng xịu mặt, có vẻ buồn:
-Anh không ăn bánh mì hả?
Có bao nhiêu đâu anh? Em chỉ sợ anh đói bụng và tốn tiền… Anh nói anh là sinh viên nghèo mà, phải tiết kiệm…
Anh cảm thấy… thương quá sức, bèn vỗ về:Cô nàng cười tươi tắn, vui vẻ trở lại, y như một cô bé mới bị người lớn làm cho thất vọng về chuyện gì đó nhưng rốt cuộc cũng được toại nguyện. Hai người tiếp tục thủ thỉ chuyện trò, anh ‘xạo sự’ đủ điều, Lụa cứ cười khúc khích, quên mất rằng hai bờ vai hình như đã được phép tha hồ dính vào nhau…
Vì Lụa phải xuống xe trước khi vào thị xã nên hai người tạm chia tay. Cô nàng đứng lên, rón rén nghiêng người bước qua mặt anh. Anh thảng thốt khi tấm thân mềm mại, rất nữ tính, vừa nhẹ nhàng lướt qua. Vừa mới rất gần gũi mà đã phải xa xôi! Khác nào một giấc mơ diễm tuyệt giữa ban ngày. 

 Tạm chia tay có nghĩa là Lụa đã mang theo niềm hân hoan và hy vọng tươi đẹp đang lớn dần trong anh…
Gặp lại ở Sàigòn, tức mới chỉ gặp nhau lần thứ hai, anh tỏ tình luôn!
Vẫn cái tính hồn nhiên, chất phác như lần đầu gặp nhau, người con gái để yên bàn tay cho anh nắm, thẹn thùng cúi mặt, chạy trốn cái nhìn say đắm của anh nhưng chúm chím cười mà hỏi nhỏ lại anh: “Anh thương em… thiệt hôn?”.


 Lại kiểu nói ngọt lịm, cực kỳ dễ thương của con gái Nam.
Vì bị bất ngờ bởi kiểu hỏi rất thật thà này nên anh muốn bật cười nhưng ngăn lại kịp. Nếu trong phim Hồng Công thì chàng trai đã tát yêu cô gái, bảo rằng: “Khờ quá, thiệt chớ sao hổng thiệt!”.
Vì hai bên đều nghèo nên trong mấy năm yêu thương nhau, anh và Lụa phải cố gắng dành dụm, chắt chiu tính chuyện tương lai. Một đám cưới đơn sơ để anh giáo đưa nàng khờ về “dinh”, tức một căn phòng nhỏ cũng hết sức đơn sơ trong nhà cha mẹ anh. 


Tại gia đình chồng vốn thuộc giới trí thức – trong nhà có tới ba nhà giáo – cô dâu tuy ít học một chút nhưng cư xử rất được.
 Kính trên nhường dưới, không mồm mép trả treo, bếp núc vén khéo, không nề hà việc chân tay nặng nhọc, dơ bẩn…
 Anh chồng càng yêu vợ hơn một khi nàng hết sức quí trọng công việc trí óc cùng mớ sách vở tủn mủn của anh. 
Bản chất phúc hậu nơi Lụa còn thể hiện ở tánh thương yêu chó mèo, chim chóc và chăm chút một ít hoa cảnh ở cái sân nhỏ xíu trước nhà.
Chỉ có cái khoản phúc hậu… mệt mề, là Lụa muốn sinh nhiều con thì anhRồi có con có cái, rồi biến cố 30/4, một thời kỳ thiếu thốn, khó khăn mọi mặt.

 Nhiều lúc anh nghĩ, đích thực là nếu rung rủi vợ anh là một cô gái khác – một nữ sinh viên yêu kiều, đài các chẳng hạn, thì chưa chắc cô ta đã có những đức tính thích hợp để giúp anh cùng gia đình vượt qua nỗi bao nhiêu gian nan, khó khăn.
Ngày nay, hai trong ba đứa con đã tốt nghiệp đại học, đã đi làm phụ giúp cha mẹ. Hơn thế, anh chị đã ngồi sui, cưới vợ cho con trai đầu lòng và sắp có cháu nội.


 Mái tóc đã điểm sương, không còn sức xốc vác gánh gồng như trước đây nữa, nhưng cô nàng Thúy Vân mộc mạc, cô nàng khờ hơi… ngớ ngẩn mà anh gặp gỡ trên chuyến xe hạnh ngộ ngày nào, vẫn là một phụ nữ hiền lành, phúc hậu, đôi khi vẫn cứ hồn nhiên lo chuyện bao đồng, ân cần giúp đỡ người khác, dù có khi lạ quắt lạ quơ.
Và không bao giờ anh quên ổ bánh mì không, trắng ruột đã ngộ nghĩnh dẫn dắt anh đến một tình yêu bình dị mà chân thực, tựu thành cuộc hôn nhân hạnh phúc dài lâu…

PHẠM NGA