Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống


Biết tận hưởng những niềm vui nhỏ trong cuộc sống: đó là một trong những bí quyết của hạnh phúc.
Người Nhật Bản thường kể câu chuyện như sau:

Một người đàn ông nọ đi qua một cánh đồng, thình lình bị cọp đuổi theo
Và anh ta chạy bán sống bán chết mà vẫn không tìm ra chỗ dung thân.
Anh chạy mãi để rồi cuối cùng thấy mình đứng bên bờ vực thẳm.

Phía sau lưng, con cọp vẫn không buông tha.

Không còn biết làm gì nữa, người đàn ông phải lấy sức để đu lên một cành cây bắc qua vực thẳm.
Nhìn xuống dưới thung lũng, anh ta lại thấy một con cọp khác cũng đang nằm chờ chực.
Người đàn ông đáng thương chỉ còn niềm hy vọng duy nhất: đó là nằm chờ đợi cho đến khi hai thú vật mệt mỏi và chúng lần lượt bỏ đi...


Chờ đợi trong lo sợ vẫn là cực hình lớn lao nhất đối với con người. Giữa lúc anh ta đang phải chiến đấu với sợ hãi và mệt mỏi, thì tình cờ bỗng có hai con chuột bỗng từ đâu xuất hiện trên chính cành cây anh đang đu vào.
Hai con vật bắt đầu gặm nhấm lớp vỏ xung quanh cành cây.


Bình thường, chuột là một trong những loài thú mà anh gớm ghiếc nhất vì sự dơ bẩn của nó.
Tiếng kêu của nó cũng là một âm thanh làm cho lỗ tai anh khó chịu.
Thế nhưng, trong cơn sợ hãi tột cùng này, người đàn ông bỗng nhìn thấy hai con chuột thật đáng yêu.
Những hàm răng mũm mĩm của chúng trông dễ thương làm sao!


Tiếng kêu của hai con vật cũng trở thành một âm thanh êm dịu hơn tiếng gầm thét của hai con cọp.
Giữa lúc anh đang theo dõi từng động tác của hai con chuột, thì một con chim bỗng từ đâu bay lại, thả rớt trên cành cây một trái dâu rừng. Anh đưa tay nhặt lấy trái dâu và thưởng thức hương vị ngọt ngào của trái rừng bỗng nên thơ đáng yêu lạ lùng
Bí quyết của hạnh phúc cũng chính là biết đón nhận những niềm vui nhỏ trong cuộc sống mỗi ngày.
--Có những ngày tù đày, chúng ta mới thấy được giá trị của hai chữ tự do.
--Có sống xa gia đình, chúng ta mới nhung nhớ những ngày sống bên những người thân.


Có những lúc nằm quằn quại trên giường bệnh, chúng ta mới thấy được giá trị của sức khỏe.
Cuộc sống của chúng ta tràn ngập những niềm vui nhỏ mà chỉ khi nào mất đi, chúng ta mới cảm thấy luyến tiếc.
Bạn đồng ý chứ , chúng ta hãy tận hưởng những niềm vui nho nhỏ hàng ngày trong cuộc sống bạn nhé !


St 

Ghen trong thơ Nguyễn Bính


Nói tới ghen là trăm cái đầu như một nghĩ ngay tới Hoạn Thự Người đàn bà ở đất Hà Đông bên Tàu này còn cõng theo chú sư tử cho thêm phần dữ dằn nữa chứ! Trăm tội cứ đổ lên cái tài đặt vần của cụ Nguyễn
Dụ Cụ nỉ non sao mà nhân vật này biến thành cái biểu tượng không được các ông chồng ưng ý. Thực ra ở ngoài đời còn nhiều vụ ghen đầy sáng tạo mà Hoạn Thư chỉ đáng xách dép.
Ghen có đính kèm tí lửa như cái ghen của cô Quờn, đính kèm tí át xít như cái ghen mà vũ nữ Cẩm Nhung là nạn nhân, đính kèm lưỡi dao ngọt sớt mất chỗ đi tè của chồng đang như một phong trào lan rộng trên khắp ta bà thế giới...
Ghen máu lửa như vậy thì Hoạn Thư có đáng chi! Hoạn Thư ghen như thế nàỏ

Bà bắt Thuý Kiều về làm oshin hầu hạ bà mẹ, chờ cho chồng là Thúc Sinh đi Lâm Truy thăm cha về mới bảo mẹ cho mang Thuý Kiều sang hầu hạ nhà mình. Buổi gặp gỡ giữa hai người tình Thúc Sinh và Thuý Kiều, giờ đã m

Một bên là ông chủ, một bên là Hoa Nô, là một cuộc gặp gỡ "người ngoài cười nụ người trong khóc thầm" rất chi là cay đắng. Nhà đạo diễn tài tình Hoạn Thư đã đẩy nghệ thuật ghen lên
hàng thượng thừa: Làm cho nhìn chẳng được nhau
Làm cho đày đoạ cất đầu chẳng lên
Làm cho trông thấy nhãn tiền
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay

Ghen... trí thức như vậy dễ có mấy taỵ
Đừng có dồn nhau vào chân tường cho thoả tự áị Bạn có quyền biết vợ hay chồng mình làm gì, ở đâu nhưng đừng làm như công an điều tra tội phạm.
Chính sự tế nhị và tôn trọng lẫn nhau sẽ tạo ra sự thông cảm và, với sự thông cảm, chẳng cần phải hỏi thì "đối phương" cũng tự động khai báo rõ ràng hành tung của mình một cách vui vẻ và tự nguyện.
Nếu cuộc đời cứ xuôi theo dòng nước lặng lờ thì làm gì có ghen. Nhất là cái kiểu ghen thành thơ như cái ghen của nhà thơ Nguyễn Bính.

Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
Mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngây ngất người qua lại
Dẫu chỉ qua đường, khách lại qua

Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn khuất bên cô
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ

Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ấm áo khách chưa quen
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng bước chân nào được giẫm lên!

Tôi muốn, tôi muốn như vậy thì nên sắm một chiếc hòm kính bỏ cô vào cho chắc ăn.
Cũng chưa chắc ăn!
Phải tẩy não nữạ Cũng chưa chắc ăn, phải triệt tiêu bộ óc nữạ Khi đó nhà thơ của chúng ta sẽ chỉ còn có một con búp bê!
Nhiều chục năm sau, nhà thơ Quan Dương cũng ghen ngang ngửa không kém gì đàn anh Nguyễn Bính.
Ông ghen với trăng. Em đang thiêm thiếp giấc nồng
Trăng chui khe cửa đến nằm kề bên
Tựa đầu em gối lên trăng
Bỗng nhiên trăng cũng hồn nhiên như người
Mắc gì lại thẫn thờ tôi

Nhà thơ ghen và công khai bảo là mình đang ghen nhưng thực ra đàn ông có ghen không?
Hỏi các ông thì ông nào cũng lắc đầu lia lịạ 


Ai chơi cái trò... đàn bà đó! Nhưng cô nào đang có bồ ruột, thử vui miệng nhắc tới những người tình trước của mình coi xem bom nguyên tử có nổ không?
Nổ là cái chắc. Không nổ lớn thì cũng có màn hậm hực, khó chịu, lơ là cho bõ ghét!
Theo các nhà tâm lý học thì các ông thường tỏ ra rất anh hùng mã thượng nhưng khi rơi vào một tình huống mà họ cho là bị lừa dối thì lại dễ bị sụp đổ hơn phụ nữ.
Trong khi đó phụ nữ thì nước sôi rất dễ dàng sủi bọt ào ào khi bị lừa dối cũng như khi tưởng mình bị lừa dốị Vậy thì ông hay bà cũng... hoạn thư tuốt.
Đó là một điều tốt vì nếu không ghen tức là nuốt cái ghen vào trong lòng để nó chi phối trong tiềm thức thì còn nguy hơn nữạ
Đó là kết luận của ông vua tiềm thức Sigmund Freud.Chúng ta hãy đi vào một trường hợp cụ thể.
Một anh chàng luôn luôn tự hào mình không bao giờ thèm ghen. Ghen làm gì nhi??
Nếu người yêu tôi mà lăng nhăng thì tôi không yêu nữạ

 Tôi khinh bỉ cô ta..
Chấm hết! Khi các nhà tâm lý học đi ngược lại thời tuổi nhỏ của anh chàng này mới phát hiện ra anh là con trưởng của một gia đình có năm anh em.
Ngay từ khi đứa em đầu tiên ra đời, anh đã cảm thấy mình bị bỏ rơi.


Lần ghen tuông đầu đời này đã gây cho anh một chấn thương kinh khủng khiến sau này, từ trong vô thức, anh đã chối bỏ cảm xúc ghen với
kinh nghiệm là mình đã không đủ sức để chịu đựng nó. Điều này tạo cho anh cái cảm giác là mình không biết ghen.
Nhưng thực sự cái ghen của anh đã biến thái thành một thái độ đối kháng ngược lại: anh lạnh lùng và căm thù đối tuợng ghen của mình!
Cái ghen của trẻ em khingười lớn quá chú ý và săn sóc đứa em của nó mới ra đời là điều mà chúng ta chắc ai cũng đã trải qua .
Vì vậy các bậc cha mẹ nên để ý, đừng có mới nới cũ quá đáng mà có hại cho đứa nhỏ sau nàỵ

...........


Song Thao 

Nghe giọng hát Y Phương


Con thuyền giấy của em tôi.


Con thuyền giấy của em tôi/đã từ bỏ dòng sông/ra biển/ 
Tội nghiệp cánh diều đứng gió
rớt dài theo/
Con dế lửa cất trong hộp diêm
cũng thôi gáy từ lâu rồi
Thương mẹ già nua
Khóc muốn mờ đôi mắt
Bảo tôi phải tìm thằng CÚN về đây
Dẫu con thuyền có vỡ tan nước biển

Tôi đã tự trách mình
chưa hiểu hết những ước mơ/
Khi gặp em/ngồi nhìn về phía xa xăm
Hoa hồng cỏ nội bây giờ/
đâu có giống ngày xưa/
Tôi đã đi cùng trời cuối đất/
nhờ bao nhiêu ngọn gió/rất nhiều con mưa

Tìm giúp tôi hang con dế lửa/
Nhưng chẳng thể nào thấy được
Đành trở về/lạy mẹ con hư
Thôi đành để em đi/
Thôi đành để em một mình trước sóng
Đành để em lớn lên với biển
Có thể em sẽ ngã một lầ
/Hay sẽ ngã nhiều lần/
Nhưng có ai ra biển mà không ngã bao giờ/
Ở ngoài ấy có khi sóng rất cao
Em phải biết khi nào cưỡi lên trên

Khi nào đi dưới sóng/Điều quan trọng
Anh chỉ muốn nhắc em/
Phải vươn lên bằng được
Đứng thẳng mà đi tới/
Bằng chính đôi chân của mình/
Đừng bao giờ đi nhờ đôi chân người khác

Bay cũng tốt/Bay lên bằng đôi cánh của em
Thẳng về phía mặt trời/về phía bình mình
Chắc chắn ở đấy có mùa Xuân
Có rất nhiều hoa nở/rất nhiều niềm vui/và hy vọng

Một ngày nào nhớ lại/Một khi nào nhìn lại/Nhớ ở sau lưng

Có một chỗ để quay về
Một nơi rất cũ/rất xưa/có một dòng sông/một cánh đồng
và những yêu thương  rất thật

Em hãy chạy ngay về/ôm mẹ/ôm anh/mà khóc
Mang cả con thuyền giấy còn nguyên cho mẹ/
Mang cả con dế lửa còn sống cho anh/
Cánh diều của em/
Anh vẫn thả trên cánh đồng chiều/ 
đợi em về nối thêm sợi chỉ/cùng kéo nó bay xa
Nghe tiếng mẹ cười vang/giữa mênh mông lúa hát
Có hạnh phúc nào hơn thế này không?

Vũ Xuân Chinh

Goi sao về trên những ngón tay


Một nhà văn dắt con gái là sinh viên vừa phát bệnh vào viện. Cô gái trẻ và xinh đẹp vậy mà la hét om sòm, rồi hát… rồi cười… Thấy vậy nhiều bệnh nhân tò mò chạy xô tới xem, vừa đưa tay xin thuốc lá vừa chỉ trỏ kháo nhau:
- Này ông, ông là thầy giáo phải không?
- Sao cô biết?
- Thưa ông, chữ nghĩa trong đầu ông bao nhiêu mà lộ ra trước trán.
Nhà văn đang ngờ ngợ thì có tiếng nhao nhao:
- Ông mà dạy ai, bụng phệ, uống bia nhiều, ổng là tư sản bây ơi.
- Không, ông này là bác học vì sói đầu sạch trơn.
- Không, trật hết rồi. Ông này là bệnh nhân tâm thần mới vào viện, y bọn mình thôi anh em ơi.
Nói rồi cả đám cười vang…
Giống gà trống thiến mắc dây thun, nhà văn đỏ mặt tía tai, đứng sững như trời trồng, ngượng ơi là ngượng! Và, vẻ mặt ông ta lúc ấy lúng túng ra sao, ngơ ngáo thế nào thật không tài nào tả nổi!
Còn con ông, đêm đêm cô gái đi dưới ánh trăng đưa hai tay lên đầu, xòe ngón ra như những cánh sen và mỗi lần gặp tôi, cô gái nói:
- Bác sĩ ơi! Gọi dùm sao về đậu lên mấy ngón tay em đi… Đừng làm thơ, làm văn… Hãy chữa bệnh cho em, bác sĩ ơi!

 Lê Đình Đại.