Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Tiếng kèn từ vùng tăm tối :Lê Tấn Quốc

Trong sinh họat về đêm ở Sài Gòn, trước cũng như sau năm 75, Lê Tấn Quốc là một nhạc sĩ sử dụng kèn được nhiều nguời biết tới.
 Một phần vì sự điêu luyện của anh qua các lọai kèn saxo, nổi bật hơn cả là Tenor sax.
Phần khác, anh là một nhạc sĩ khiếm thị, nhưng tài nghệ đã khiến nhiều người trong nghề nể phục.
 Và cũng do đó mà cuộc hôn nhân giữa anh và nữ ca sĩ Họa Mi đi tới đổ vỡ.
Câu chuyện gia đình giữa một nhạc sĩ kèn khiếm thị và nữ ca sĩ nổi tiếng này đã có một thời kỳ gây ồn ào dư luận.
 Câu chuyện được Lê Tấn Quốc trình bày rõ hơn qua bài viết này.
Lê Tấn Quốc sinh tại Sài Gòn năm 1953. Song thân anh có 7 người con, không kể một số con riêng của cha anh với 2 đời vợ trước.
 Lê Tấn Quốc còn có hai người anh cũng là những nhạc sĩ quen thuộc của các vũ trường Sài Gòn từ rất lâu, biệt danh là Paul và Jacques.
Lê Tấn Quốc theo học nhạc với nhạc sĩ Sáu Già khi mới lên 11 tuổi.
 Thoạt đầu, Lê Tấn Quốc được chỉ dẫn về sáo, rồi sau mới chuyển qua saxophone soprano, rồi đến alto trước khi khởi sự đi làm với cây Tenor sax khi 15 tuổi cho một club Đại Hàn trên đường Duy Tân.
Cây kèn Tenor Sax đầu tiên trong đời anh do một người cậu cho mượn để mua lại từ nhạc sĩ Xuân Khuê. 
 Đó là một kỷ niệm anh không sao quên được sau 40 năm lăn lộn trong nghề. Thời gian mới vào nghề, nhờ được học hỏi thêm nơi những cây kèn đàn anh như Xuân Tiên, Lâm Thoại Nguyên, vv... tài nghệ của Lê Tấn Quốc càng ngày càng tỏ ra điêu luyện.
 Nơi cộng tác kế tiếp của anh là phòng trà Văn Hoa, do nhạc sĩ Bảo Thu khai thác
. Song song với vai trò nhạc công tại các phòng trà, Lê Tấn Quốc theo học trung học tại trường Kiến Thiết cho đến khi có được mảnh bằng Tú Tài 2. 
Lê Tấn Quốc cho biết anh muốn theo học ngành Y thay vì học Văn Khoa. Nhưng lúc đó đôi mắt anh đã bắt đầu có dấu hiệu xấu... Lê Tấn Quốc buộc phải bỏ học dở dang.
Bệnh mắt của Lê Tấn Quốc được giới Y Khoa trong nước gọi là Viêm Võng Mạc Sắc Tố. Anhø chỉ còn thấy lờ mờ.
 Những năm sau này bệnh trở nặng hơn. "Làm việc trong vũ trường tối hù, chỉ thấy nhá nhem bóng đèn. Hồi xưa thì còn thấy được như vậy. Nhưng bây giờ thì không.
 Hồi làm ở quán Thanh Niên suốt 13 năm, nhìn đèn xanh đỏ thì thấy mờ mờ mà không thấy khách ngồi."
Cà phê Thanh Niên có chương trình ca nhạc hàng đêm cho đến cách đây hơn 2 năm.
Gần đây anh được chủ nhân nhà hàng này mời về chơi trong một ban nhạc gồm 4 người trong chương trình nhạc hòa tấu vào mỗi đêm tại nhà hàng Maxim's Nam An cho đến nay.
Lê Tấn Quốc còn cho biết thêm anh lập gia đình với Họa Mi năm 1976, qua năm 77 có con trai đầu lòng anh vẫn có thể chạy xe gắn máy được. Lê Tấn Quốc quen Họa Mi vào năm 76 khi cả hai cùng là nghệ sĩ của đoàn văn nghệ Kim Cương
. Quốc là thành viên của ban nhạc "The Shotguns" của đoàn, được tăng cường thêm 3 nhạc sĩ kỳ cựu là Xuân Tiên, Lâm Thoại Nguyên và Đặng Công Hiền.
 Trong khi Họa Mi là ca sĩ với Sơn Ca, Lệ Thu, Thanh Tuyền, Thanh Phong, Phương Đại, Thái Châu, Thanh Lan,
Lê Tấn Quốc làm với ban Kim Cương từ 75 đến 82, sau đó về Câu Lạc Bộ của Hội Văn Nghệ Thành Phố cùng làm việc với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong thới gian bắt đầu có những tụ điểm ca nhạc.
Sau đó về nhà hàng Maxim's với 3 cha con Hoàng Liêm và Huỳnh Háo, Duy Hải và một số giáo sư nổi tiếng ở trường nhạc.
Qua 85 anh về làm tại câu lạc bộ chợ Đũi (địa điểm của Trung Tâm Thương Nghiệp Quận 3) trong suốt 3 năm với Bảo Chấn và một số nhạc sĩ thành ban nhạc hòa tấu đầu tiên ở Sài Gòn dưới tên Thanh Xuân.
Ban nhạc này từng nhiều lần đọat huy chương vàng về hòa tấu. Sau đó anh về cộng tác với vũ trường trên lầu Intershop tại thương xáø Crystal Palace.
Đến tháng giêng năm 88, Họa Mi sang Pháp trình diễn. Sau đó, Họa Mi đã quyết định ở lại và không hề báo cho Quốc biết trước quyết định này...
Lê Tấn Quốc tâm sự thêm là sau khi Họa Mi ra đi, anh biết là cuộc sống hôn nhân của anh đã chấm dứt
"Khi Họa Mi đi coi như xong rồi, coi như tan vỡ rồi. 
Đó là định mệnh". Và khi biết Họa Mi không trở lại Việt Nam: "Lúc đó mình thấy cũng hụt hẫng lắm. Đi làm về thấy 3 đứa con nằm ngủ lăn lóc rất tội nghiệp."
Lê Tấn Quốc cho rằng Họa Mi đi Pháp ở là do tình trạng kinh tế khó khăn của gia đình chứ không có lý do gì khác. Vì sau đó vợ anh cũng đã hoàn tất thủ tục cho chồng con cùng sang đoàn tụ tại Pháp.
1990, Lê Tấn Quốc cùng 3 con sang Pháp với Họa Mi. Vấn đề đầu tiên là hai người tìm cách chữa trị bệnh mắt của anh. 

Tuy nhiên, các bác sĩ điều trị cho biết họ cũng bó tay.
Sau vài tháng ở Pháp, Họa Mi đề nghị làm thủ tục để Quốc được hưởng qui chế tỵ nạn, nhưng Quốc nhất định từ chối, anh quyết định quay trở lại Việt Nam.
Anh cũng không giấu diếm những mặc cảm của mình. Anh cho biết sẽ chỉ ở lại nếu mắt của mình có thể chữa được.
 Anh nói: "Tới bây giờ em chưa bao giờ ân hận vì đã trở về. Em để các con ở lại cho chúng nó ăn học".Lê Tấn Quốc quay trở lại Sài Gòn vào cuối năm 1990, để lại 3 con sống với Họa Mi. Con trai lớn của 2 người năm nay 31 tuổi và đã có gia đình, người con trai kế 27 tuổi và cô con gái út năm nay 24.
Lê Tấn Quốc cũng cho biết Họa Mi đã không giấu diếm khi tâm sự với anh là có cảm tình với một người Việt lớn hơn chị 12 tuổi trong thời gian sống ở Pháp.
 Người này là giám đốc một công ty sản xuất kem và bánh ngọt. Anh mừng cho Họa Mi đã gặp được một người tốt.
Ba năm sau khi trở về Việt Nam, Lê Tấn Quốc cũng tìm đựợc nguồn hạnh phúc mới khi lập gia đình vào năm 1993 và có thêm 2 con với người vợ sau. Còn Họa Mi cũng bước thêm bước nữa với người kia và họ có với nhau 1 đứa con.
Năm 96, Họa Mi cùng người chồng mới tên Đặng Thái Khanh về thăm Việt Nam và ghé thăm anh. Sau đó, vợ chồng Lê Tấn Quốc và vợ chồng Họa Mi đã trở nên rất thân thiết: "Họa Mi về đây với ông kia.
 Ngày nào cũng lại ăn cơm chung.
Rồi còn cùng nhau đi Vũng Tàu, chỗ nọ chỗã kia... 
Bà này chở bà kia đi chợ, đi mua sắm khiến lối xóm ngạc nhiên quá chừng..."
Bây giờ họ vẫn thường xuyên liên lạc với nhau.
Đêm đêm Lê Tấn Quốc vẫn xách cây kèn Tenor Sax đi làm đều đặn trong một cuộc sống êm ấm và hạnh phúc.
Anh mang những tiếng kèn đó làm những lời tâm sự của chính mình. Tiếng kèn khi bổng, khi trầm.
Khi réo rắt, khi nức nở, lúc nghẹn ngào thoát ra từ tâm tư anh, từ vùng tối mênh mông, sâu thẳm.

Trường Kỳ 

 

Đó là chữ "TÂM" thầy ạ !


Có một chữ chỉ vẻn vẹn bốn nét mà con viết mãi không thành. Đấy là chữ "TÂM" thầy ạ! Kì học đầu tiên, thấy trong lịch học có môn Cơ sở ngôn ngữ và văn tự Hán Nôm, con đã thấy khó hiểu.
Đó là môn học gì nhỉ? Chẳng lẽ học ở khoa Văn thì phải học cả chữ Hán. Cũng thú vị đây!
Buổi học đầu tiên, con đi học mà vẫn chưa biết mình học cái gì, nhưng thấy háo hức - như một đứa trẻ trong một sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường học tập mới.
Và thầy bước vào, mang đến cho chúng con những điều mới lạ, rồi dần dần con cũng hình dung ra cái mình đang học, bằng một niềm say mê, thú vị đến lạ thường…
Con đâu biết rằng mình đã yêu những nét chữ Hán ngay từ cái ngày đầu được biết và viết nó. Những nét sổ, nét ngang, những nét chấm, nét mác… hợp lại mà thành những chữ có hình thù giống với ý nghĩa nó mang trong mình, như thể những con chữ mang linh hồn cuộc sống. Con miệt mài, mê mẩn viết thuộc từng chữ…
Niềm say mê khiến người ta dễ dàng thành công. Và sự thành công nhỏ nhoi của con là được thầy khen viết chữ Hán đẹp.
Con viết chữ "nhật", "nguyệt", "mộc", "thủy"… rồi cả những chữ nhiều nét như "điểu", "ngư"… thật dễ dàng. Nhưng có một chữ chỉ vẻn vẹn bốn nét mà con viết mãi không thành. Đấy là chữ "TÂM" thầy ạ!
Chữ "tâm" sao viết khó quá thầy ơi! Nó chỉ có ba nét chấm và một nét cong móc thôi. Thầy bảo viết chữ Hán phải viết theo quy tắc bút thuận, nhưng khi đặt bút viết con lại không nhớ trật tự của từng nét. 

Con cẩu thả nguệch một nét cong móc rồi đánh ba nét chấm vào.
Khi nhìn vào chữ ấy, người ta làm sao mà biết mình có viết đúng theo quy tắc hay không.
Thầy dạy, lòng người cũng cần phải có trật tự, phải biết suy nghĩ trước sau, nên con không dám viết cẩu thả, bừa bãi nữa.

 Dần dần, con cũng nhớ được rằng phải chấm "giọt máu" ở ngoài cùng tay trái trước, rồi vẽ nét cong móc hình quả tim và cuối cùng mới là hai "giọt máu" còn lại. Như thế mới là chữ "tâm" chỉn chu thầy nhỉ?
Nhớ rồi con viết đi viết lại nhiều lần, nhưng mỗi lần nhìn lại cái chữ "tâm" là thành quả ấy con đều không ưng ý.

 Chữ tâm thầy viết đẹp hơn cơ. Ba nét chấm như những giọt máu căng tròn chảy vào quả tim, như tình thương lúc nào cũng cuộn chảy và ắp đầy trong tâm. Sao ba nét ấy con viết nó khô khốc, gầy guộc quá, không có chút hồn nào cả!
Con buồn… Lẽ nào con chưa có nhiều tình thương để gửi vào ba "giọt máu" ấy? Thầy ơi, chữ "tâm" sao viết khó quá vậy!
Đến cái nét cong móc kia còn phức tạp hơn. Khi con lớn lên một chút, con hiểu ra rằng không thể nguệch ngoạc vẽ cho giống hình quả tim là được. Phải vẽ thế nào để nó ra hình thù của lòng người mới được chứ? 


Nét này có đoạn phải viết cong tròn, mềm mại và đầy đặn.Đó là cái góc chứa mọi tình cảm của nhân gian, lúc nào cũng muốn thâu vào tất cả, ôm ấp tất cả để căng mọng tình đời.
 Nhưng cũng có đoạn phải cứng tay mà viết nét móc cho nhọn. Đó là cái phần gai góc của tâm hồn con người.
Cái tâm cần gai góc để thấu hiểu nhân tình, để tình yêu mình gửi đi không bị nhầm chỗ. Con người ta cứ hiền mãi thì đến một ngày dễ ác lắm! Ác đến thậm tệ…

Bởi thế vẫn cần có những lúc góc cạnh, sắc nhọn để giải tỏa cái "tôi" cho nó không quay lại đâm thủng phần mềm mại, cong tròn kia.
Trong thâm tâm, con vẫn ý thức được từng đoạn từng nét ấy, nhưng cầm bút viết, con vẫn không sao chỉnh được theo ý muốn, bàn tay con cứng lại… Bao nhiêu năm vẫn không viết được một chữ "tâm" hoàn hảo. Chữ "tâm" sao viết khó quá thầy ơi!
"Thầy ơi, chữ "tâm" sao viết khó quá?".

 Mỉm cười âu yếm nhìn con, thầy bảo: "Con đã tập viết chữ "tâm" được bao nhiêu năm, còn thầy đã tập viết nó gần cả một đời rồi.
Cả một đời tập viết chữ "tâm" mà thầy cũng chưa viết nó được hoàn hảo, được ra hồn".

 Con hiểu rồi, cuộc sống là hành trình đi kiếm tìm chữ "tâm" và khi tìm được rồi thì phải trau chuốt cho nó. 
Viết chữ "tâm" khó nên con phải tập viết nó đến cuối đời, đến khi nào nhắm mắt xuôi tay…

Theo Mực Tím


 

Chút tản mạn ngày weekend

 

Riêng tặng P. Tím.
Bạn thân,
 
Từ ngày bước chân vào thế giới mông lung của Internet tôi đã may mắn quen biết vài người bạn nhỏ, và có những người tôi chưa bao giờ gặp mặt một lần.
 Họ đều gọi tôi bằng chú, có người ở xa tuốt bên kia bờ đại dương, một năm chỉ viết đúng cho tôi một lần vào mùa thu, và lần nào câu mở đầu cũng là “Hà Nội đã vào thu còn bên đó bây giờ sao rồi chú?”, có người không xa mà cũng chẳng gần, chiều nào trên đường đi làm về cũng thường gọi “Chú ơi”, nhất là những lúc cuộc tình dang dở, cần một bờ vai cho những giọt nước mắt ngà!
  Mới đây tôi lại quen thêm một người bạn nhỏ nữa từ một nơi rất đông người Việt sống tha hương. 
Người bạn gốc “Sè Goòng” đó gợi cho tôi nhớ lại tuổi thơ năm nào khi mới từ Bắc di cư vào Nam. Lúc đó gia đinh tôi cư ngụ gần chợ Tân Định, nơi mà thằng bạn Nam Kỳ mới quen xé đôi đồng bạc để mua trái “cóc” từ chú ba Tàu, trong lúc thằng “Bắc Kỳ” (nó gọi tôi như thế) tròn mắt ngạc nhiên. 
Sau này bôn ba khắp bến bờ VN, Sài Gòn vẫn là nơi tôi coi là nhà mỗi lần tàu về bến, là nơi có những con đường đầy lá me bay cho tôi đưa đón người yêu dấu, và cũng là nơi cho tôi vương buồn mỗi lần từ giã để “em về giữ lại dấu môi hôn”. 
P. Tím, chú cám ơn Tím đã mang chú lại một vùng trời kỷ niệm, và nhất là mang tới cho chú thêm một tình bạn vào những ngày tháng năm vàng. 
Những cuốn sách và gói trà móc câu của Tím sẽ giúp chú yên vui mùa đông sắp tới mà không cần bôn ba đi tìm vui ở góc biển chân trời, thế nhưng tình đồng cảm trong văn chương chữ nghiã mới thực ra là những gì chú trân trọng. 
 Tím thích và quí sách hơn đồ trang sức, và thà tới những buổi ra mắt sách hơn là đi shopping.
 Chú cũng thấy thiếu vắng từ ngày dọn nhà về nơi hoang dã này vì khi còn đi làm cho hãng báo chí Knight Ridder ở downtown San Jose, trưa nào chú cũng vào thư viện của S.J. State University đọc sách, và lựa những cuốn mình ưa thích mượn về để chia sẻ với cô Khanh.
 
Bạn thân,

P Tím còn mang lại cho tôi khung trời Đà Lạt mà đã nhiều lần tôi đã tâm tình với bạn ở nơi đây. Làm sao tôi quên được ba năm cuả tuổi học trò mới lớn khi mà Tím nhắc tới con dốc Hoà Bình, tới con đường lên nhà thờ gần bưu điện và tới quán cà phê Thủy Tạ bên bờ hồ Xuân Hương.
 Tím cũng như tôi chỉ còn nhớ tới Đà Lạt của một thời hoang sơ khi gió cao nguyên còn lạnh, đồi Cù còn xanh, rừng thông còn reo vui, và misosa còn nở trong nắng vàng. Bây giờ Đà Lạt của chúng tôi đã chết.
 Năm 2004 tôi có về qua một lần, để ngậm ngùi, để luống tiếc. Ừ, giá mà đừng bao giờ trở lại …Quả đất tròn hình như nhỏ lại từ khi Internet ra đời. P. Tím và tôi cùng quen với S., một người bạn nét từ khi tôi và Tím chưa biết nhau.
 Người bạn quen với tôi hiện ở Sài Gòn, cũng gọi tôi bằng chú, và hai chúng tôi đều có chung một quan điểm chính trị.
 Cha của S. làm việc trong nghành tình báo, năm 1975 bị bắt mang ra Hà Nội, và bị tra tấn đến chết trong Hoả Lò!
 Ngày Trung Cộng cưỡng chiếm biển Đông, S. và tôi đều đau xót, viết cho nhau những lá thư lá thư thật buồn.
  Tôi vẫn còn vài người bạn gọi tôi bằng chú như H. từ bên trời Âu (cám ơn H. đã gửi thuốc cho chú) và vài người bạn gọi tôi bằng anh mặc dù người nào tuổi tác cũng còn cách xa tôi vài thập niên, kể cả một người “từ một nơi thật gần”, vẫn liên lạc với tôi hầu như hàng ngày. Tôi cũng còn có những người bạn vẫn gọi tôi bằng “thằng” mặc dù tóc chúng tôi đều đã pha mầu vì đã quen biết nhau từ một thời rất xa xưa, và thân với nhau như thể anh em một nhà. 
  Khó có thể kể ra đây tất cả bạn bè xa gần mặc dù tôi vẫn rất nhớ. Dạo này tôi “ít nói” vì sợ sơ xuất làm bạn buồn phiền như đã xảy ra một lần trước đây nhưng không bao giờ tôi quên bạn, dù bạn ở bất cứ nơi đâu trên quả địa cầu. 
Cuối những bài tùy bút tôi thường nhắc tới bạn như tôi viết trong lá thư tuần rồi: Khi không đi xa tôi thường ra biển nhìn sóng bạc đầu, ngắm những cánh hải âu bay về cuối trời, gửi một chút nhớ thương về một nơi rất xa bên kia bờ đại dương, và tôi thường nghĩ tới bạn, mong bạn có những ngày vui.”
  Nếu có điều gì để cám ơn trời thì tình bạn chân thành là một. Sáng nay tôi vừa đọc thư Tania từ Úc. Bao giờ gặp lại được bạn, hở bạn thân?
 
Ng. Xưa
Nov-2013 

note :
 Dù qua msg , PT đã nghe chú NX nói sẽ viết bài tùy bút tặng PT ,và được đọc bản draft trước tiên nữa , PT cảm động lắm chú NX ơi , người thứ 2 cùng đọc với PT có lẽ là cô TKhanh đúng không chú ?
PT sẽ cố thu xếp thời gian ít ỏi để viết về Sagon thương và Đà lạt nhớ trong góc riêng của PT.
Thế giới ảo -web site tuy bao la nhưng trái đất quả thật không rộng lớn như ta tưởng ,bởi lẽ có cơ duyên chúng ta vẫn quen biết và ta có thêm bạn hữu ( on line ,4r, fb's friends..)
Và tình bạn ấy đem lại sự chân tình và ấm áp ,cảm ơn cyber thế giới ảo nhưng tình cảm là chân thật ,bạn đồng ý với PT không ?

Autumn
11/2013

 

Số phận và Ngày sinh


Sinh ngày mùng 1:
Phúc lộc khó trọn vẹn ,va có tài tinh chiếu mệnh , có người giúp đỡ tiến lên , sự nghiệp phát đạt, có rất nhiều thời cơ tốt. tuổi trẻ bình thường. 

Trung niên thì vận đến, cuối đời thì hạnh phúc vinh quanng, số mệnh phát phúc.
Sinh ngày mùng 2:
Tính cách lương thiện , hoà hợp với mọi người, có sức khoẻ, số phải xa gia đình mới thành sự nghiệp. ít tuổi thì khổ sở không nhờ được anh em ,tự lập một mình, trung niên thì vận đến, nam thì thanh nhàn, nữ thì thông minh.
Sinh ngày mùng 3:
Vợ chồng hoà thuận,nhuwng không sống đến già được, ít con cháu, cần tu nhân để tích đức.Khi ít tuổi gặp nhiều thất bại.

 Ngoài ba mưoi tuổi thì tốt , được đề bạt, 40 tuổi thì hưng thịnh, gặp hoàn cảnh tốt , se được vinh hoa.
Sinh ngày mùng 4:
Học nhiều, tài trí hơn người, tuổi trẻ phải phấn đáu , trung niên có tiền của , ra ngoài gặp quí nhấn, tình duyên thuận lợi. cuộc sống luôn vui vẻ.
Sinh ngày mùng 5:
Hoà thuận với ngưòi thân , đuọc ngưòi tốt chiếu cố phát đạt thành công, không nhờ vả gì bố mẹ , trắng tay tạo nên sụ nghiệp .
Sinh ngày mùng 6:
Lanh lợi,vui vẻ,thật thà, đáng tin cậy.

 Ngay những chuyện vui nho nhỏ cũng đưọc xem là hạnh phúc,có trách nhiệm.
Khi đã xác định mục đích thì quyết tâm làm bằng được. sống nội tâm tình cảm.
Sinh ngày mùng 7:
Tính cách nhiều thay đổi,suwj nghiệp thăng trầm , đến nửa đời vẫn còn long đong.Sau 35 tuổi mới gặp vận may,moij việc như ý. Là phụ nữ có phúc , có lộc có sức khoẻ , sống lâu.
Sinh ngày mùng 8:
Thông minh lanh lợi. cuộc đời an bình , thành công trong mọi việc , không hợp với cha mẹ,xa quê huơng mới thành công. ra ngoài gặp nguời quí nâng đỡ sống vinh hoa phú quí.
Sinh ngày mùng 9:
Có sức khoẻ, tính tình phóng khoáng được mọi ngưòi kính yêu,làm việc gì cũng đưọc ủng hộ, tính tiết kiệm, hay làm việc thiện, danh lợi dầy đủ , số mệnh phú quí từ bi.
Sinh ngày mùng 10:
-Thông minh, trung thành với mọi ngưòi,khoong có duyên với gia tộc xa nhà mói làm nên sụ nghiệp, bốn biển hài hoà. Tuổi trẻ gian khổ , cuối đời thịnh vượng sự nghiệp thông đạt, thành công trong nghệ thuật. số mệnh vui vẻ yên ổn.
Sinh ngày 11:
Giàu trí lực, ý chí kiên cưòng làm việc quyết đoán có tiền nhưng không có may mắn, mọi việc phải cẩn thận . tính tốt, phuc hậu .

 Sinh ngày 12:
Con người nhu mì khắc khổ, chiu khó, tiết kiệm. gặp may mắn, giáu có .
Sinh ngày 13:
Số mệnh gặp thuận lợi mọi măt, người có đạo đức được mọi ngưòi kính yêu, được người tốt nâng đỡ , có thành công lớn , thu được hạnh phúc , phúc lộc song toàn .

- Nữ thì vận mệnh quí
Sinh ngày 14:
Được mọi điều may mắn , tính trầm tĩnh , không khích động, là nguời thanh lịch sang trọng thông minh. có hậu vận tốt .
Sinh ngày 15:
Sinh vào ngày này tình duyên không vui vẻ , vợ chồng không hoà thuận , con cháu bất hoà xung khắc . Đàn ông phì phải xa quên hưong mới khá, còn phụ nữ thì xung khác với chồng con , tôn trọng lẫn nhau chi là miễn cưỡng .
Sinh ngày 16:
Con ngưòi thông minh ,tài giỏi, toàn vẹn nghệ thuật thơ văn hơn ngưòi. Đa sầu , đa cảm .Người chăm chỉ cần cù , thành công trên đường sự nghiệp ,nhuwng tinh thần luôn không vui.
Sinh ngày 17:
Con người thông minh , trí lực bình thường , có sức nhẫn nại.Thủa nhỏ gặp nhiều khó khăn và cũng có cơ hội.

Anh em tình cảm nhạt nhẽo, nguời thân lạnh lùng ,phải tự thân một mình tự lập. cuộc sống đầy đủ .
Sinh ngày 18:
Trí năng cao , thông minh hơn ngưòi, tự lực tính cách cứng rắn, hay bất hoà với mọi ngưòi vô cớ. Độc lập , làm theo ý muốn , say mê công việc , đến già mới nhàn hạ một chút . Số mệnh không gì đặc biệt .
Sinh ngày 19:
Danh lợi đều toàn cả đôi,mọi việc đều thành công, là ngưòi tài ba xuất chúng , nặng tình cảm thích hưởng thụ , tự làm khổ mình và hay than vãn. Nên đề phòng bệnh tự nhiên , may mắn , số mệnh vinh hoa.
Sinh ngày 20:
Xung khác không hạp bất cứ ai, ít thành công , có nhiều bệnh tật, phiền muộn. Nam  xa nhà , nhề nghiệp khó giàu . không nhờ được ai .  . Có quí nhân phù trợ. may mắn.
Sinh ngày 21:
Làm người nội trợ tốt, hoà thuận , có chức quyền . gặp may có tiền của nên đầu tư vào việc nghệ thuật . ngưòi tự mãn không phục ai, nhưng có tấm lòng tốt , làm việc không hợp với ý muốn ,thường gặp cơ hội may mắn.
Sinh ngày 22:
Người thông minh, có chữ tín , làm việc chỉ như không, trưóc khó sau dễ.

 Tuổi trẻ gặp nhiều khó khăn . nhưng trong khổ sỏ lài chuyền tình cảm lai tốt đẹp , số có danh lợi nhưng cần phải cố gắng để có tương lai tốt đẹp .
Sinh ngày 23:
Tính tình thay đổi , công việc không ổn định , nhiều biến động đễ thành công và được mọi người ủng hộ. số giàu có . cuộc đời bình yên.
Sinh ngày 24: 

 Thông minh lanh lợi, tài giỏi,thich hợp công việc chuyên môn, có thuỷ có chung, thân thiết với mọi người nhiều bạn bè, đưọc mọi người quí mến , biết trânn trọng thành quả tự làm ra , ra ngoài đuợc quí, nhưng xung khacw với vợ con.
Sinh ngày 25:
Con người trung thực, thích làm việc xã hội, quản lý gia đình tốt. sự nghiệp thành đạt thích hợp với kinh doanh, hay quan tâm đến người khác nên dễ sinh ra đối địch, cuộc sống phát đạt.
Sinh ngày 26:
Con người nhân đức , có lòng từ bi, được mọi người thương yêu. lập thân xử thế,thichs ứng công việc dễ dàng.c/ sống nhiều hạnh phúc, sang trọng .
Sinh ngày 27:
Là người đôn hậu trung thực , không giữ được của cải dù làm ra rất nhiều . thành công thành danh.
Sinh ngày 28:
Tuổi trẻ long đong, hay có bệnh , có ý chí độc lập , cân thận mọi việc. tự đắc với tình duyên , khó dựa vào người thân , bạn bè. nên kết hôn trễ.
Sinh ngày 29:
Con người trung hậu, trọng nghĩa khí , khẳng khái giao thiệp rộng rãi , chăm chỉ , khẳng định thành công, cuộc sống giàu sang hạnh phúc.
Sinh ngày 30:
Tính tình kiên quyết, không phục ai , gây nên hiềm khích hạy bị công kích,tuổi trẻ làm nhiều không vui , mặt mày âu sầu buồn bã . long dong đến cuối đời sẽ khá hơn

                                                                            St 

Họa hay là phúc.




Sách Hoài Nam Tử có chép một câu chuyện như sau:"Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa.
 Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.
Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tỉnh nói: Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.
Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.
Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói:

 Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết nên nhảy loạn lên.
Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.
 Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.
Ông lão thản nhiên nói:

- Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên.

 Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan
 
Bình luận của sách Hoài Nam Tử:
 Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa.

 Họa Phúc luân chuyển và tương sinh.
 Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái kết quả của nó.
Do đó, người đời sau lập ra thành ngữ: Tái ông thất mã, an tri họa phúc.

 Nghĩa là: ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc.
  Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được phúc thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến; khi gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần.
  Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống.đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình."

                    St 

Cám ơn đời…


"Cám ơn đời… mổi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày mới để yêu thương"
có vườn cây xanh bóng mát quê hương
đang rụng xuống hồn tôi hoa trái ngọt
cám ơn đời… những lần nghe tiếng hát
trong vườn xưa chim vọng lại oanh ca
thắp bình minh sáng nghĩa mẹ tình cha
đang soi bước cho con tìm nguồn sống

Cám ơn đời… những núi cao biển rộng
như tấm lòng trải khắp chốn bao dung
mùi lúa thơm ngào ngạt gió bay tung
trao truyền đến cho đời nhiều sinh lực

Cám ơn đời bậc sanh thành dưỡng dục
con vươn lên phơi phới một cành xuân
không mong nhiều chỉ mơ ước một lần
được đền đáp tình sông và nghĩa biển

Cám ơn đời… mỗi phút giây hiện diện
được làm người là hạnh phúc vô biên
gặp bậc thiện nhân sống một đời hiền
là chung lối trên đường chân thiện mỹ
Cám ơn đời… với tình thầy nghĩa bạn
đã cho ta những tình cảm khôn lường


dẫu mai nầy còn trên bước tha hương
Vẫn cảm thấy bóng đời đang sưởi ấm

 Cám ơn đời… những cành hoa tôi ngắm
Sẽ tăng thêm nguồn cảm thật mến yêu
Dù tuổi đang như bóng rụng theo chiều


Nhưng lòng vẫn muôn đời còn tha thiết
Cám ơn đời… đấng cao minh hiền triết
đang chở che cho những kẻ lạc đường
Vơi nỗi buồn theo ngày tháng ly hương
Và được thấy còn đây nguồn sống mới

Đan Hà

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Weekend nghe Hà Anh Tuấn - Phương Linh


Từ bi với chính mình

 


Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác...
 Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ.
 Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú. Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.
Từ ngày "thế giới phẳng", ta còn sống với đời sống ảo.
 Ta ngồi đây với bạn nhưng chuyện trò với một người nào khác, cười đùa, nhăn nhó, giận dữ, âu yếm với một người nào khác ở nơi xa. Khi bắt lại câu chuyện thì nhiều khi đã lỡ nhịp. Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết quý thời gian hơn, quý phút giây hiện tại, ở đây và bây giờ hơn.
 Nhờ vậy mà không có thì giờ cho già nữa. Hiện tại thì không có già, không có trẻ, không có quá khứ vị lai. 
Dĩ nhiên, không phải trốn chạy già mà hiểu nó, chấp nhận nó, thưởng thức nó. Khi biết "enjoy" nó thì quả có nhiều điều thú vị để phát hiện, để khám phá.
Một người 60, tiếc mãi tuổi 45 của mình, thì khi 75, họ sẽ tiếc mãi tuổi 60, rồi khi 80, họ sẽ càng tiếc 75.
 Vậy sao ta đang ở cái tuổi tuyệt vời nhất của mình lại không yêu thích nó đi, sao cứ phải....nguyền rủa, bất mãn với nó. Có phải tội nghiệp nó không? 
Ta đang ở cái tuổi nào thì nhất định tuổi đó phải là tuổi đẹp nhất rồi, không thể có tuổi nào đẹp hơn nữa.
Ta cũng có thể gạt gẫm mình chút đỉnh như đi giải phẫu thẩm mỹ chẳng hạn. Xóa chỗ này, bơm chỗ nọ, lóc chỗ kia. Nhưng nhức mỏi vẫn cứ nhức mỏi, loãng xương vẫn cứ loãng xương, tim mạch vẫn cứ tim mạch... 
Cơ thể ta cứ tiến triển theo một "lộ trình" đã được vạch sãn của nó, không cần biết có ta. Mà hình như, càng nguyền rủa, càng bất mãn với nó, nó càng làm dữ.
Trái lại nếu biết thương yêu nó, chiều chuộng nó một chút, biết cách cho nó ăn, cho nó nghỉ, biết cách làm cho xương nó cứng cáp, làm cho mạch máu nó thông thoáng, làm cho các khớp nó trơn tru thì nó cũng sẽ tử tế với ta hơn.
 Anh chàng Alexis Zorba nói: "Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một chút, cho nó ăn với, cho nó nghỉ với.
 Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi"
 (Nikos Kazantzaki).
Từ ngày biết thương "con lừa" của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi... cũng khác tôi xưa.
 Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá.
Một người cô tôi mắc bệnh "ăn không được", "ăn không biết ngon" vậy mà vẫn béo phì, đi không nổi, là bởi vì các con thương bà quá, mua toàn sữa Mỹ đắt tiền cho uống.
 Sữa giàu năng lượng, nhiều chất béo bổ quá, làm sao còn có thể ăn ngon, làm sao không béo phì cho được.
 Giá nghèo một chút còn hay hơn. Cá kho quẹt, rau muống mà tốt, miễn bà ăn thấy ngon, thấy sướng.
 Tôi cũng biết cho con lừa của mình ngủ hơn. Ngủ đầy giấc, đủ giấc. Ngủ đủ giấc là cơ hội tốt nhất cho các tế bào não phục hồi, như sạc pin vậy. Sạc không đủ mà đòi pin ngon lành sao được.
Bảy trăm năm trước, Trần Nhân Tông viết: "Cơ tắc xan hề khốn tắc miên" (Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền) trong bài Cư trần lạc đạo (Ở đời mà vui đạo). 
Ông là vị vua nhà Trần sớm nhường ngôi cho con, lên tu ở núi Yên Tử, Tổ sư thiền phái Trúc Lâm.
 Tu hành như vậy mà khi quân Nguyên xâm lấn nước ta, ông liền xuống núi, ra tay dẹp giặc, xong, phủi tay lên núi tu tiếp.
Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình, không ai giống ai, như vân tay vậy, cho nên không cần bắt chước, chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo, nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình.
 Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc quá thì phải cảnh giác.
 Cũng nhớ rằng tới tuổi nào đó, tai ta sẽ bắt đầu kém nhạy, mắt bắt đầu kém tinh, đấu óc bắt đầu kém sắc sảo.
 Tai kém nhạy để bớt nghe những điều chướng tai. Mắt kém tinh để bớt thấy những điều gai mắt. Đầu óc cứ sắc sảo hoài ai chịu cho nổi.
 Tuy vậy, tai kém mà muốn nghe gì thì nghe, không thì đóng lại mắt kém mà muốn thấy gì thì thấy, không thì khép lại. Thế là "căn" hết tiếp xúc được với "trần".
 Tự dưng không tu hành gì cả mà cũng như tu, cũng thực tập ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.
Rồi một hôm đẹp trời nào đó ta còn có thể phát hiện mắt mình chẳng những nhìn kém mà còn thấy những ngôi sao lấm chấm, những lốm đốm hoa trên bầu trời trong xanh vời vợi kia. Nếu không phải do một thứ bệnh mắt nào đó thì đây hẳn là hiện tượng thoái hóa của tuổi già, nói nôm na là xài lâu quá, hết thời hạn bảo hành.
Cái mà người xưa gọi là "hoa đốm hư không" chính là nó.
 Tưởng hoa đốm của trời, ai dè trong mắt mình. Chính cái "tưởng" của ta nhiều khi làm hại ta.
 Biết vậy ta bớt mất thì giờ cho những cuộc tranh tụng, bớt tiêu hao năng lượng vào những chuyện hơn thua.
 Dĩ nhiên có những chuyện phải ra ngô ra khoai, nhưng cái cách cũng đã khác, cái nhìn đã khác, biết tôn trọng ý kiến người khác, biết chấp nhận và nhìn lại mình.
Khi 20 tuổi người ta băn khoăn lo lắng không biết người khác nghĩ gì về mình. Đến 40 thì ai nghĩ gì mặc họ. Đến 60 mới biết chả có ai nghĩ gì về mình cả.
 Tóm lại, chấp nhận mình là mình và từ bi với mình một chút. Nhưng muốn vậy, phải... chuyển đổi cách thở.
 Thở ư? Đúng vậy Một bác sĩ có thể biết rất nhiều về bộ máy hô hấp, về cơ thể học, sinh lý học, bệnh lý học của bộ máy hô hấp nhưng chưa chắc đã biết thở.

                                                              Đỗ Hồng Ngọc

Không bao giờ từ bỏ


Năm 1889, Rudyard Kipling - nhà văn được giải Nobel Văn học năm 1907, từng nhận một lá thư từ chối của hội đồng chấm thi San Francisco: "Tôi rất lấy làm tiếc, thưa ông Kipling, nhưng quả thực ông không biết cách sử dụng tiếng Anh".
- Winston Churchill từng thi rớt kỳ thi vào lớp sáu.
 Ông trở thành thủ tướng của nước Anh khi đã 62 tuổi, sau cả một đời chỉ toàn gặp thất bại. Sự đóng góp lớn nhất của ông là khi ông đã về hưu.
- Albert Einstein đến năm lên 4 tuổi mới biết nói, và phải đến năm 7 tuổi mới biết đọc.
 Thầy giáo từng nhận xét về ông như sau: "Chậm phát triển, khó gần, luôn có những ước mơ ngớ ngẩn".
 Ông từng bị đuổi học và bị từ chối nhận vào trường bách khoa Zurich.
- Louis Pasteur chỉ là một sinh viên bình thường trong số những sinh viên chưa tốt nghiệp, từng xếp thứ hạng 15/22 ở môn Hóa.
- Tướng Douglas MacArthur từng bị từ chối gia nhập West Point không chỉ một mà đến hai lần. Đến lần thứ ba, ông mới được chấp nhận và đã lập nhiều chiến công ghi vào sử sách.
- Năm 1944, Emmeline Snively, giám đốc của hãng đào tạo người mẫu Blue Book từng nói với cô người mẫu triển vọng Norma Jean Baker (Marilyn Monroe) rằng: "Cô nên học làm thư ký hay lấy chồng đi thì hơn".
Khi từ chối ban nhạc rock The Beatles của Anh, người quản lý của hãng thu âm Decca đã nói rằng: "Chúng tôi không thích thứ âm nhạc của họ. Mấy nhóm guitar như thế đã lỗi thời rồi!".
- Năm 1954, Jimmy Denny, giám đốc của hãng Grand Ole Opry, đã sa thải Elvis Presley chỉ sau một buổi biểu diễn.
 Ông nói với Presley rằng: "Anh chẳng thể đi đến đâu được. Anh nên quay về lái xe tải đi thì hơn".
- Khi Alexander Graham Bell phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên vào năm 1876, nó đã không nhận được sự ủng hộ của mọi người.
 Tổng thống Rutherford Hayes nói: "Đây quả thực là một phát minh gây ngạc nhiên, nhưng liệu có ai muốn sử dụng nó không?"
- Trước khi phát minh ra bóng đèn tròn, Thomas Edison đã tiến hành hơn 2.000 cuộc thử nghiệm. Một phóng viên trẻ hỏi về cảm giác của ông sau khi thất bại quá nhiều lần như vậy.
 Ông nói: "Tôi chưa bao giờ thấy mình thất bại, dù chỉ một lần.
 Tôi phát minh ra bóng đèn tròn.
 Quá trình phát minh này có đến 2.000 bước".
- Sau nhiều năm thính lực bị giảm, đến năm 46 tuổi, nhà soạn nhạc người Đức LudwigVan Beethoven hoàn toàn không thể nghe được. Bất chấp điều đó, ông vẫn viết được những tuyệt phẩm âm nhạc - gồm năm bản nhạc giao hưởng - vào những năm cuối đời của mình.
"Thất bại chính là cơ hội để bạn khởi đầu lần nữa một cách hoàn hảo hơn"
 - Henry Ford

                                                Jack Canfield + Mark Victor Hansen 
                                                                           (Mint dịch)

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Mùa thu sang ta về thăm lại cõi buồn

 


Mùa thu sang
lá rơi đầy lối qua sông
Con thuyền
ngày xưa đã rời bến
Người ơi,
giọt nước mắt trên môi thầm thương

Mùa thu hỡi, có giăng giăng mưa ngâu Huế cũ hồn ta nhớ vương vấn biển sầu Huế cũ ngày xưa nhìn em vui cười nói Chung bước cùng nhau qua bến Vân Lâu

Bây giờ thì đã giữa mùa thu vắng Áo tím xưa bây giờ không thấy dáng người Buồn chợt rơi rơi về trong kỷ niệm Nhớ em ta đã nhớ đến muôn đời
Người ơi mối tình đầu đã xa rời Có hay chăng một người về lại Huế Mang đầy trong tim những lời ước thệ Được sống bên nhau hạnh phúc muôn đời

Mùa thu sang đêm ngắm mãi những cung đường
Gió vẫn say bên dòng sông quê hương
Gió thổi bay bay những chiếc lá úa
Lữ khách buồn nhớ mãi dáng người thương

Nguyễn Chí Hiệp

Bài học về sự nhẫn nhịn


Thiền sư Hakuin luôn được mọi người sống quanh ngài ca ngợi về nếp sống trong sạch, đạo hạnh.
Gần nơi ngài sống có một cửa hàng thực phẩm. Hai vợ chồng người chủ cửa hàng có một cô con gái trẻ đẹp.
 Thật bất ngờ, một hôm hai người bỗng nhận ra cô con gái của mình đã mang thai!
Điều này làm cho cha mẹ cô gái bừng bừng nổi giận. Cô lại nhất định không chịu thừa nhận ai là cha của bào thai đó.
 Tuy nhiên, sau bao nhiêu lần tra vấn hạch hỏi, cuối cùng cô lại chỉ đến thiền sư Hakuin.
Trong tâm trạng cực kỳ tức giận, cha mẹ cô lập tức tìm đến chỗ vị thiền sư. Sau khi nghe sự việc, ngài chỉ hỏi lại: “Thật thế sao?”.
 Rồi chẳng biện bạch gì, sau khi đứa bé được sinh ra, người ta mang đến giao cho ngài. Vào lúc này, thanh danh của ngài chẳng còn gì nữa, nhưng ngài không màng đến điều đó.
Ngài hết lòng chăm sóc đứa bé. Ngài đi xin sữa từ những người hàng xóm cũng như tất cả những thứ cần thiết để nuôi dưỡng nó. 
Một năm sau, người mẹ trẻ không còn dằn lòng được nữa, liền thú nhận sự thật với cha mẹ nàng, rằng người cha thực sự của đứa trẻ là một thanh niên làm việc ở chợ cá.
Cha mẹ nàng lập tức đến chỗ thiền sư Hakuin để tạ lỗi, cầu xin sự tha thứ của ngài, và xin được nhận đứa bé về.
 Thiền sư vui vẻ chấp thuận. Khi trao lại đứa bé, ngài cũng chỉ nói mỗi một câu: “Thật thế sao?”. 
Bạn thân mến, vị thiền sư trong câu chuyện đã chứng tỏ một khả năng chịu đựng oan khuất gần như không giới hạn.
 Nhưng điều đáng nói hơn nữa là ngài hầu như không tỏ ra vẻ gì cho thấy việc ngài đang phải chịu đựng. 
Khi phải chịu đựng những sự oán giận hay chê trách về một sự việc mà mình không hề thực hiện, chỉ có thực hành nhẫn nhục mới có thể giúp ta vượt qua được với tâm trạng thản nhiên mà không có sự khổ đau, uất ức.

Mint
(dịch từ Zenstories)