Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014
Anh em
Ông che mắt trái lại”
Tôi cầm chiếc “muỗng” nhựa che bên mắt trái.
“ Ông nhìn lên bảng trước mặt đọc dùm tôi!”
Một hàng chữ được chiếu lên tường. Đầu tiên là chữ lớn rồi chữ cứ nhỏ dần. Cô y tá này chơi ác! Chữ như con kiến thế kia thì đọc làm sao.
“ Ông đổi bên, che mắt phải dùm tôi!”
Chiếc muỗng nhựa nhảy từ trái qua phải.
Hàng chữ trước mặt bỗng rõ hẳn lên. Nhỏ cũng đọc được tuốt. Cô y tá chịu thua. Tôi mãn nguyện tự phê.
“ Mắt trái tốt hơn mắt phải nhiều cô nhỉ?”
Cô y tá cười, gật đầu.
Chiếc gương nằm ngay bên cạnh chỗ tôi ngồi đo mắt. Tôi ghé mặt vào gương. Con mắt phải đỏ lên. Hình như nó vừa cố gắng quá. Tôi chăm chăm ngắm con mắt thua thiệt. Hai con mắt được sinh ra cùng một lúc. Như hai anh em sinh đôi. Tại sao mắt phải lại sớm sụm hơn mắt trái?
Tôi thuận tay phải. Chắc thuận tay phải thì dùng mắt phải nhiều hơn chăng? Dám lắm! Thằng anh lăn lội nhìn đời nhiều hơn thằng em nên nội lực chóng suy sụp hơn. Làm anh bao giờ cũng phải chịu thiệt thòi. Đó là nói về anh em. Không phải anh em thì cá lớn nuốt cá bé, càng lớn càng chiếm phần hơn.
Hai con mắt đúng là hai anh em.
Cùng thức, cùng ngủ. Nhưng khi thức thì thằng anh bên phải căng ra lớn hơn để gánh đỡ cho thằng em.
Tôi lại ghé mặt vào gương nhìn thằng anh. Nó nhìn lại tôi.
Tôi chẳng thấy một chút tị hiềm nào trong tròng trắng cũng như tròng đen của đôi mắt thằng anh. Như làm anh thì phải trần thân ra che chở cho em. Chuyện hết sức tự nhiên.
Con người lớn hơn con mắt nhưng hình như không được bằng con mắt. Cứ nói là anh em mà khi có chút lợi lộc thì mạnh anh anh dành, mạnh em em giật. Trong nhà, ngoài ngõ, trong xóm, ngoài nước hình như đều như vậy cả.
Tôi đang nhìn xung quanh tôi bằng con mắt nào đây? Mắt phải hay mắt trái? Mắt phải hay trái đều là mắt cả.
Hừ! Có lẽ tôi đang nhìn mọi người chung quanh bằng đôi mắt trần gian còn đượm rất nhiều sân si của tôi. Miệng tôi cố nhẩm đi nhẩm lại, như học bài thuộc lòng hồi nhỏ: anh em như thể tay chân!
Song Thao
Nghe Hồ Trung Dũng
Trước khi trở thành một ca sĩ solo, Hồ Trung Dũng từng hoạt động trong
nhóm bè Cadillac trong hơn 4 năm.
Được đánh giá là một ca sĩ trẻ có chất
giọng đẹp, ngoại hình sáng sân khấu và có khả năng hát live rất tốt, Hồ
Trung Dũng từng bước ghi dấu ấn trong làng.nhac VNam .
Chùm truyện cực ngắn Trần Hoàng Trúc
- Dường như con đang phiền muộn, Cha có thể chia sẻ với con chăng?
Người phụ nữ ngước đôi mắt đong đầy nỗi ưu tư nhìn đức cha, ngập ngừng giây lát mới trút nỗi lòng:
- Thưa Cha… Con kiếm sống bằng việc bỏ mối cà phê. Trước, do muốn lời nhiều, con đã trộn cà phê với bắp và… cau… rang thật khét. Nhờ vậy, cà phê của con có vị beo béo thơm ngon, khách rất thích!
Cha xứ nén tiếng thở dài ái ngại.
- Rồi khi đã trở nên giàu có, con bắt đầu hối hận việc làm thất đức của mình, nên chuyển sang bán cafe nguyên chất!
- Con biết vậy là tốt rồi! Cha xứ thở nhẹ.
- Nhưng giờ thì khách hàng lại chê café của con không còn thơm ngon như trước! Họ nghi ngờ con pha trộn… và bắt đầu quay lưng. Giọng người đàn bà nhỏ dần.
2. TỈNH
Sau vô số đòn đau của số phận, nàng thực sự gục ngã.
Chợt thấy bóng đèn hỏng, nàng đập tan, dùng mảnh vỡ cắt vào tay.
Bỗng một người đàn ông xa lạ xuất hiện ngăn nàng: “Sao cô phải làm thế?”
- Đời tôi toàn thất bại, tôi sống để làm gì?
Người lạ lắc đầu thất vọng:
- Tôi là Thomas Edison, từng thất bại hơn 10.000 lần trước khi phát minh bóng đèn điện cho nhân loại. Và tôi không mong làm ra nó để giúp kết liễu những người thất bại như cô.
Nàng giật mình, choàng tỉnh trong bệnh viện.
3. CÂY CẦU
Là một kỹ sư xây dựng tài năng, hơn nửa đời sống tại nước ngoài, ông đã góp phần xây cho xứ người biết bao cây cầu kiên cố, vững chãi.
Một lần tình cờ xem phóng sự quê nhà, ông nhói lòng khi thấy giữa cái nắng bỏng rát ban trưa từng em học sinh lần lượt đu dây qua một dòng sông chảy xiết để đến trường, chẳng có lấy một phương tiện bảo hộ.
Không chút đắn đo, ông quyết định bỏ lại sau lưng buổi lễ vinh danh người có công xây chiếc cầu đẹp nhất quốc gia.
Ông phải về quê hương ngay. Nơi đó có một cây cầu đang chờ ông. Cây cầu không mang lại danh tiếng. Cây cầu của lương tri.
4. CHỌN BẠN
Tự Cao, Tự Tin và Tự Ti đều tìm đến Thông Thái xin một lời khuyên trong việc chọn bạn.
Với Tự Cao, Thông Thái phe phẩy quạt mà rằng:
- Ngươi nên chơi với những người “cao” hơn mình, để biết thế nào là trời cao đất rộng mà bớt đi huyễn hoặc bản thân.
Với Tự Ti, Thông Thái lại khuyên:
- Ngươi nên chơi với những người “thấp” hơn mình để biết quý trọng bản thân và hài lòng với những gì mình đang có.
Riêng với Tự Tin, Thông Thái gật gù:
- Ngươi chơi với người “cao” hay “thấp” hơn đều được. Nhưng chớ kết thân với những người vừa ngang tài, ngang lứa vừa cùng giới để tránh những đố kỵ có thể nảy sinh từ cả hai phía.
5. DO ĐÂU?
Một blogger nổi tiếng vừa bị sát hại. Nhằm truy tìm manh mối thủ phạm, cơ quan điều tra tìm hiểu nội dung những bài viết của nạn nhân và phát hiện:
Mới đây, anh vừa có bài viết công kích một người mẫu với lời lẽ vô cùng thậm tệ.
Tuần trước anh dùng ngòi viết thóa mạ một nghệ sĩ và một đại gia.
Tháng trước danh sách nạn nhân của anh gồm hai diễn viên, một ca sĩ, một nhà báo, một luật sư, một doanh nhân và một nhà văn hóa học.
Trước nữa đã có một hot girl tự tử hụt vì không chịu nổi những lời bình phẩm cay nghiệt của anh.
….Vụ án dần đi vào ngõ cụt.
Trần Hoàng Trúc
Giọt nước mắt cám ơn
Đúng
năm giờ bác Chu tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã năm giờ
mười lăm rồi, nên bác tài đem tấm bảng “tạm thời không đón khách” treo
lên.
Đúng ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học
số bốn mươi chạy ùa ra. Bác Chu tài xế nhịn không được thói quen này nên
dừng xe lại, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng nó mặc đồng phục nhà
trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.
- “Bác tài, cháu… cháu muốn ngồi xe của bác.”
- “Bác tài, cháu… cháu muốn ngồi xe của bác.”
Một bé gái chân đi cà thọt lưng mang cặp sách đi đến,
nhìn hai bên phải trái nói vội vàng.
Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi. Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói:
Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi. Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói:
“Cám ơn bác, bác tài, cháu chỉ ngồi một trạm là một
trạm thôi.”
Hai chữ “cám ơn” làm cho bác Chu tài xế động lòng, bác nhìn trên trên thân em bé gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, nên nhịn không được bèn thở dài nói: “Lên xe.” Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đến khúc quanh, em bé gái đột nhiên đằng hắng nói: “Bác tài, cháu chỉ có ba đồng bạc mà thôi, cho nên, đến nửa trạm thì cháu xuống.”
Hai chữ “cám ơn” làm cho bác Chu tài xế động lòng, bác nhìn trên trên thân em bé gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, nên nhịn không được bèn thở dài nói: “Lên xe.” Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đến khúc quanh, em bé gái đột nhiên đằng hắng nói: “Bác tài, cháu chỉ có ba đồng bạc mà thôi, cho nên, đến nửa trạm thì cháu xuống.”
Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu
thấy em bé gái mặt đỏ gất, không nói gì. Đây là xe taxi ở thành phố, giá
mỗi đoạn đường có thể là năm đồng.
Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa vui vẻ nói: “Thật cám ơn bác, bác tài.”
Bác Chu tài xế nhìn thấy em bé gái khập khiễng đi về phía trước, đột nhiên trong lòng có chút ái ngại. Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác Chu tài xế mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ biết đứng chờ.
Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa vui vẻ nói: “Thật cám ơn bác, bác tài.”
Bác Chu tài xế nhìn thấy em bé gái khập khiễng đi về phía trước, đột nhiên trong lòng có chút ái ngại. Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác Chu tài xế mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ biết đứng chờ.
Em bé gái đợi mình? Bác Chu đoán và trong lòng cảm
thấy ấm áp, bác lái xe đến, em bé gái từ đàng xa giơ tay vẫy vẫy, bác
Chu tài xế rất kinh ngạc, xe bác ta màu da cam giống với các xe taxi
khác, em bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ? Đây là ba đồng,
đây là một trạm. Bác tài không hỏi nó tại sao chỉ đứng đợi xe của mình,
và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm?
Trong lòng em bé gái có một bí mật nhỏ, bác Chu tài xế rất hiểu điều này. Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác Chu tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé thọt chân trong trường trung học số bốn mươi. Bác tài đem tấm bảng “tạm không chở khách” treo lên, chuyên tâm đợi trước cổng trường.
Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học “tạm biệt”, bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: “Cám ơn bác, bác tài.”
Trong lòng em bé gái có một bí mật nhỏ, bác Chu tài xế rất hiểu điều này. Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác Chu tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé thọt chân trong trường trung học số bốn mươi. Bác tài đem tấm bảng “tạm không chở khách” treo lên, chuyên tâm đợi trước cổng trường.
Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học “tạm biệt”, bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: “Cám ơn bác, bác tài.”
Hình như chỉ đợi câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa thì
bác Chu cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác ta cũng
nhất định chở em bé gái đi một đoạn đường. Thời gian qua rất nhanh, tình
hình này tiếp tục thêm một năm nữa, chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã
đến. Nhìn em bé gái mang cặp sách thật nặng nề, bác Chu đột nhiên cảm
thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp
hai, và nó sẽ học cấp ba ở đâu?
- “Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng cháu ngồi xe của bác, thật làm phiền bác quá. Cháu thi đậu trường trung học Tân Tập Nhất, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần,” em bé gái nói như thế. Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường Tân Tập Nhất là trường điểm của tỉnh, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học rồi.
- “Vậy thì bác đưa con về nhà.” bác tài nói. Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc mà thôi.
- “Lần này không lấy tiền.” Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong xe ra, nói:
- “Đây là món quà bác tặng cháu.” Em bé gái kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình chào bác tài, nói: - “Cám ơn bác, bác tài.”
Nhìn em bé gái thọt chân đi vào nhà, bác Chu tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì nữa!
- “Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng cháu ngồi xe của bác, thật làm phiền bác quá. Cháu thi đậu trường trung học Tân Tập Nhất, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần,” em bé gái nói như thế. Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường Tân Tập Nhất là trường điểm của tỉnh, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học rồi.
- “Vậy thì bác đưa con về nhà.” bác tài nói. Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc mà thôi.
- “Lần này không lấy tiền.” Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong xe ra, nói:
- “Đây là món quà bác tặng cháu.” Em bé gái kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình chào bác tài, nói: - “Cám ơn bác, bác tài.”
Nhìn em bé gái thọt chân đi vào nhà, bác Chu tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì nữa!
Đã qua mười năm rồi. Bác Chu tài xế vẫn còn lái xe taxi. Hôm nay, việc làm không nhiều, ông đang lái xe, nhưng lại nghe được chương trình ca nhạc của đài giao thông phát đi chương trình “nhắn tin tìm người, tìm bác tài xế mười năm trước thuê xe của công ty Thắng Lợi, số xe là Axxxx.” Bác Chu tài xế vừa nghe thì ngớ người ra, có người tìm ông ta?
Mười năm trước, ông ta lái chính là chiếc xe này. Điện thoại gọi thẳng đến tổng đài, người phụ trách tổng đài kinh ngạc đưa cho bác tài xế số điện thoại, bác Chu nghi hoặc, là ai nhỉ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra thì bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.
Gọi điện thoại, bác tài nghe âm thanh của một cô gái trẻ, cô ta kinh ngạc vui mừng hỏi:
- “Là bác sao, bác tài?” Bác tài giựt mình, âm thanh này, lời nói này rất là quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả.
- “Cám ơn bác, bác tài.” Cô gái lại nói.
Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp cô gái ấy, bác Chu hình như nhận không ra, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có ba đồng bạc đó ư? Cô gái đứng lên cúi mình chào bác tài và nói:
- “Từ trong lòng cháu cám ơn bác, bác tài.”
Uống cà phê, cô gái kể chuyện ngày trước: Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô gái, mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy ông cũng lái xe đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê ăn tết, vì để mang được nhiều đồ, ba của cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên tuyết rơi rất nhiều, không may tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, từ đó chân của cô bị thương nặng.
Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ, còn cô, sau khi vết thương lành thì lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn. Cô rất kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình.
Cho nên, cô không nói cho ai
biết việc bị tai nạn trên đường. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại
sao bây giờ lại đi xe công cộng? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối
được nửa năm, cho đến khi gặp bác Chu tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi
dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô bé lái xe đến đợi
trước cổng trường.
Cô bé chỉ có ba đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn thản nhiên đi, bởi vì không ai có thể đoán biết là ba của cô bé đã chết.
- “Bác nhất định không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của cháu đã lái, số xe cứ in mãi trong óc của cháu.”Cô gái nói xong thì nước mắt rơi xuống: “Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn thì cháu liền nhận ra nó.” Bác Chu tài xế thấy lỗ mũi nóng, chút xíu nữa thì cũng chảy nước mắt.
- “Tấm huy chương này cháu luôn mang trên mình, cháu không biết, nếu không có nó thì cháu có thể đi được đến ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại cháu tiền xe, cháu vẫn cứ giữ nó. Có một chút tiền, cháu cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất phụ thân, nhưng cháu vẫn có phụ thân như cũ.” Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: “Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này.”
Tấm huy chương này là của bác Chu tài xế làm quà tặng cho cô gái mười năm trước. Cô gái dắt cánh tay của bác Chu tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác Chu dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái thọt chân ấy, cô gái ấy bây giờ bác tài mới biết tên cô ta là Lâm Mỹ Tuyết, cô gái và con của bác tài, đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật quả là ấn tượng giống nhau! Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: “Cám ơn ba.”,
xuống xe cũng câu ấy: “Ba, con cám ơn ba.”, làm cho bác tài cảm nhận được rất nhiều hạnh phúc!
Tấm huy chương ấy là của con gái ông được thưởng trong kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên chết đi khiến cho ông ta không kịp đề phòng. Lại đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học số bốn mươi, ông ta đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: “Ba, cám ơn ba.”
Trên đường trở về nhà, bác Chu mua một tờ báo, vừa mở báo ra xem thì bác liền thấy ngay hình của cô gái thọt chân ấy. Cô ta cười tươi với bác Chu tài xế, trên đề mục có chạy hàng chữ lớn: “Lâm Mỹ Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S...” bác Chu tài xế kinh ngạc há hốc miệng, đọc nhanh như chớp, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc ra hút theo thói quen.
Đột nhiên, tay của ông ta chạm phải một phong bì, lấy ra, bên trong phong bì đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm, bác Chu ngớ ra, bác ta nghĩ không ra Lâm Mỹ Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không?
Giữa xấp tiền mỹ kim ấy còn kẹp một tờ giấy nhỏ: “Bác tài, đây là tiền lời của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng cháu. Cám ơn bác, bác tài!”
Cặp mắt của bác tài lại mờ mờ thêm một lần nữa...
Dịch giả : Rev Giuse Maria Nhân Tài
Cô bé chỉ có ba đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn thản nhiên đi, bởi vì không ai có thể đoán biết là ba của cô bé đã chết.
- “Bác nhất định không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của cháu đã lái, số xe cứ in mãi trong óc của cháu.”Cô gái nói xong thì nước mắt rơi xuống: “Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn thì cháu liền nhận ra nó.” Bác Chu tài xế thấy lỗ mũi nóng, chút xíu nữa thì cũng chảy nước mắt.
- “Tấm huy chương này cháu luôn mang trên mình, cháu không biết, nếu không có nó thì cháu có thể đi được đến ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại cháu tiền xe, cháu vẫn cứ giữ nó. Có một chút tiền, cháu cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất phụ thân, nhưng cháu vẫn có phụ thân như cũ.” Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: “Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này.”
Tấm huy chương này là của bác Chu tài xế làm quà tặng cho cô gái mười năm trước. Cô gái dắt cánh tay của bác Chu tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác Chu dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái thọt chân ấy, cô gái ấy bây giờ bác tài mới biết tên cô ta là Lâm Mỹ Tuyết, cô gái và con của bác tài, đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật quả là ấn tượng giống nhau! Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: “Cám ơn ba.”,
xuống xe cũng câu ấy: “Ba, con cám ơn ba.”, làm cho bác tài cảm nhận được rất nhiều hạnh phúc!
Tấm huy chương ấy là của con gái ông được thưởng trong kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên chết đi khiến cho ông ta không kịp đề phòng. Lại đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học số bốn mươi, ông ta đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: “Ba, cám ơn ba.”
Trên đường trở về nhà, bác Chu mua một tờ báo, vừa mở báo ra xem thì bác liền thấy ngay hình của cô gái thọt chân ấy. Cô ta cười tươi với bác Chu tài xế, trên đề mục có chạy hàng chữ lớn: “Lâm Mỹ Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S...” bác Chu tài xế kinh ngạc há hốc miệng, đọc nhanh như chớp, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc ra hút theo thói quen.
Đột nhiên, tay của ông ta chạm phải một phong bì, lấy ra, bên trong phong bì đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm, bác Chu ngớ ra, bác ta nghĩ không ra Lâm Mỹ Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không?
Giữa xấp tiền mỹ kim ấy còn kẹp một tờ giấy nhỏ: “Bác tài, đây là tiền lời của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng cháu. Cám ơn bác, bác tài!”
Cặp mắt của bác tài lại mờ mờ thêm một lần nữa...
Dịch giả : Rev Giuse Maria Nhân Tài
Con đường khoan dung
Chúng ta không thể nào có hạnh phúc, nếu trong tâm thức của mỗi chúng ta có quá nhiều ước mơ.
Bất cứ ước mơ nào cũng làm cho đời sống của chúng ta đều đi bị hỏng đất. Ta có những giấc mơ làm giàu, giấc mơ làm những nhà tỷ phú.
Chính giấc mơ nầy đă đưa ta chạy đua về hướng ấy, và đă giết chết đời sống thanh thản và tự do của ta.
Không có nhà tỷ phú nào không kiêu hănh về tiền bạc, nhưng chính niềm kiêu hănh ấy, lại tạo ra những sự lo lắng, sợ hăi, nghi ngờ và bất hạnh cho họ.
Ở trên đời, không có nhà giàu nào bận rộn đối với áo cơm, nhưng họ rất bận rộn đối với cách cất giữ tiền bạc, họ lo lắng về sự mất mát tiền bạc và tài sản..
Những sự biến động bất chừng của thị trường chứng khoán, hay bất cứ những sự biến động nào, đều khiến cho họ ăn không ngon và ngủ không yên.
Trong tâm thức họ, những hạt giống nghi ngờ và đề pḥo`ng, chúng hoạt động hết sức mănh liệt và họ tuy ở trên tiền bạc, mà hạnh phúc hay b́nh an đối với họ quả thực là hết sức khan hiếm.
Có khi ta không ước mơ làm người giàu, nhưng ước mơ làm người có nhiều quyền lực trong xă hội.
Chính ước mơ nầy đă giết chết những tâm hồn thanh thản và tự do của ta.
Tâm kiêu mạn ở trong mỗi chúng ta thường làm sinh khởi những giấc mơ quyền lực cho ta và đưa ta chạy đua theo hướng ấy.
Ở trên đời không có nhà quyền lực nào thực sự có tự do.
Và ở trong đời, không có người nắm quyền lực nào là không sợ hăi.
Ta có thể đặt câu hỏi rằng, ở trên đời, ai là người có nhiều sự sợ hăi, lo lắng và đa nghi nhất?
Trả lời chính xác cho câu hỏi ấy, chính là những người nắm quyền lực.
Tại sao?
V́i người đam mê quyền lực thường được dẫn khởi từ ḷng tham và tâm kiêu mạn của họ.Ḷòng tham thường dẫn sinh sự lo lắng và sợ hăi.
Ḷo`ng tham giết chết sự tự do trong đời sống của mỗi chúng ta.
Và tâm kiêu mạn thường dẫn sinh cảm giác cô độc cho ta và giết chết đời sống từ ḥa ở trong ta đối với mọi người.
Lại nữa, người nắm quyền lực, những hạt giống nghi ngờ hoạt động ở trong tâm thức của họ là vận hành thường xuyên và mănh liệt, khiến niềm tin tưởng của họ đối với mọi người bị xói ṃo`n.
Có đôi khi ta
không ước mơ làm giàu hay ước mơ nắm quyền lực, nhưng lại ước mơ ḿnh sẽ
là người đẹp hay ít ra ḿnh được sống với người đẹp.
Ước mơ ḿnh sẽ là người đẹp và được sống với người đẹp, đó là những ước mơ chung của tất cả chúng ta.
Nhưng, có những phương pháp nào giúp ta đạt được những ước mơ ấy ??
Biến ước mơ trở thành hiện thực chẳng đơn giản chút nào.
Có những khi ta chỉ đẹp thể xác, nhưng không đẹp tâm hồn, hoặc có khi ta chỉ đẹp tâm hồn, nhưng không đẹp thể xác, hoặc có khi ta không đẹp thể xác mà cũng không đẹp luôn cả tâm hồn và có những khi ta vừa đẹp thể xác và đẹp luôn cả tâm hồn.
Ta muốn đẹp thể xác, các Thẩm mỹ viện có thể giúp được cho ta, nhưng ta muốn đẹp tâm hồn, th́ không có bất cứ Thẩm mỹ viện nào có thể giúp ta nổi.
Ta muốn có một tâm hồn đẹp, th́ tâm hồn ta phải có đầy đủ bốn chất liệu
Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Ước mơ ḿnh sẽ là người đẹp và được sống với người đẹp, đó là những ước mơ chung của tất cả chúng ta.
Nhưng, có những phương pháp nào giúp ta đạt được những ước mơ ấy ??
Biến ước mơ trở thành hiện thực chẳng đơn giản chút nào.
Có những khi ta chỉ đẹp thể xác, nhưng không đẹp tâm hồn, hoặc có khi ta chỉ đẹp tâm hồn, nhưng không đẹp thể xác, hoặc có khi ta không đẹp thể xác mà cũng không đẹp luôn cả tâm hồn và có những khi ta vừa đẹp thể xác và đẹp luôn cả tâm hồn.
Ta muốn đẹp thể xác, các Thẩm mỹ viện có thể giúp được cho ta, nhưng ta muốn đẹp tâm hồn, th́ không có bất cứ Thẩm mỹ viện nào có thể giúp ta nổi.
Ta muốn có một tâm hồn đẹp, th́ tâm hồn ta phải có đầy đủ bốn chất liệu
Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Ta có Từ là ta biết chăm sóc nỗi đau của ḿnh và người
khác, khiến cho những nỗi đau ấy không loan lỗ ra trên mặt ư thức, cũng
như trên những biểu hiện thực tế của thân và ngữ.
Ta có ḷng Bi là ta biết làm giảm và triệt tiêu khổ đau của ta và người, không phải chỉ ở mặt hiện tượng mà ở mặt bản chất; triệt tiêu không phải chỉ mặt biểu hiện của ư thức mà ở mặt tích lũy của tâm thức.
Ta có ḷng Bi là ta biết làm giảm và triệt tiêu khổ đau của ta và người, không phải chỉ ở mặt hiện tượng mà ở mặt bản chất; triệt tiêu không phải chỉ mặt biểu hiện của ư thức mà ở mặt tích lũy của tâm thức.
Ta có ḷng Hỷ là tâm ta không có những hạt giống khoe khoan những ǵ tốt đẹp của ḿnh và tật đố hay ganh tỵ đối với những ǵ tốt đẹp của người.
Ta biết khắc phục những thấp kém nơi ta và tùy thuận với những tốt đẹp của người.
Ta có ḷo`ng Xả là ta có hành động để giúp người, nhưng tâm không hề thủ lợi, không hề khởi lên những ư niệm về cái tôi và cái của tôi.
Bốn chất liệu :Từ, Bi, Hỷ, Xả nầy sẽ tạo nên một tâm hồn và đời sống cao đẹp cho ta, không phải chỉ khi ta thức mà cả khi ta ngủ, không phải chỉ trước mặt mọi người mà cả sau lưng mọi người, không phải chỉ nơi nầy mà cả nơi kia, không phải chỉ đời nầy mà cả đời khác nữa.
Như vậy, Từ, Bi, Hỷ, Xả là chất liệu tạo nên cái đẹp cho ta từ nội dung đến h́nh thức, từ thân thể đến tâm hồn.
Cái đẹp ấy, chính là cái đẹp của chân thiện và chân mỹ.
Ta chỉ ước mơ mà không có phương pháp thực hiện, th́ những ước mơ của ta chỉ là hăo huyền.
Hạnh phúc đến với ta chỉ là những kết quả của ước mơ. Kết quả ấy chỉ xẩy ra cho ta khi nào ta có một tác nhân và tác duyên lành mạnh.
Tác nhân lành mạnh là tâm cao thượng và trong sáng nơi ta; tác duyên lành mạnh là thầy ta, là những thiện hữu tri thức của ta đă tác thành và hỗ trợ cho ta khiến cho tâm từ bi, tâm hỷ xả nơi ta càng lúc càng phát triển lớn mạnh làm dẫn sinh hoa trái của hạnh phúc.
Hoa trái hạnh phúc đích thực chỉ có mặt, khi tâm ta đă có đầy đủ chất liệu của khoan dung và độ lượng hay trí tuệ và từ bi.
Thích Thái Ḥa
Mảnh vỡ
Buổi sáng,
“Tại sao mày vụng về vậy, làm vỡ cả chiếc bình quý của tao, mày có biết nó đắt lắm không, mày đền được không, cái thứ osin như mày suốt đời chẳng mua trả nổi…”
Tiếng quát the thé từ trong nhà vọng ra rất rõ khiến anh sững người, là cô đó sao, cô gái dịu dàng mà anh hằng ngưỡng mộ và một lòng yêu, sao hôm nay giọng nói êm ái đã thay đổi khác hẳn âm sắc đến thế, có lẽ không phải….
.Một chút hẫn hụt, anh định quay ra, nhưng……có một điều gì đó thôi thúc khiến anh lại muốn ghé mắt nhìn vào ngôi nhà….và anh hy vọng….
“Mày dọn nhanh cho tao, để lại mảnh bể nào là chết đòn với tao, con khốn nạn chết bằm..”
“Thưa cô, không phải tại con, vì gió mạnh quá khiến cái màn vướng vào nên…”
“Mày còn già hàm hử, khóc cái gì, có tin tao vả tét mồm mày ra không?”
Anh đưa mắt nhìn vào trong, thấy con bé osin đang nức nở khóc, lúi cúi nhặt những mảnh pha lê vỡ của chiếc bình đang vung vãi trên nền nhà, gió vẫn còn thổi phần phật như muốn giật tung cái rèm cửa sổ
Còn cô, tay chống nạnh, mắt như trợn ngược, gương mặt hung hăng dữ dằn cáu gắt trong rất đáng sợ khác hẳn hình ảnh anh thường thấy, đang hằm hè như muốn hành hung con bé osin bé loắt choắt như cái kẹo kia…
“Mày liệu đấy, cái đồ nhà quê, định phá của nhà tao đấy hẳn, tao nói cho mà biết, tháng này khỏi có lương, trừ lương mày mấy tháng cũng chưa đủ tiền tao mua cái bình…”
“Cô ơi, đừng cô, con xin cô, mẹ con ở quê đang cần tiền mua thuốc…”
“Mặc kệ mẹ con mày chứ, nghèo thì chết, mắc gì đến tao…”
Anh bàng hoàng không còn tin vào tai mình, anh không còn nhận ra cô gái dịu dàng đáng yêu ngày hôm qua còn e lệ hiền dịu bước đi bên anh, bàn tay định nhấn chuông bỗng buông thõng xuống, có một điều gì đó đang vỡ ra trong anh, đau nhói….
Buổi tối,
“Bà ấy tội quá, chắc là nghèo lắm, cho bà ấy ít tiền anh nhỉ, thương quá…”
Nhìn cô móc ví lấy tiền cho bà già ăn xin mà lòng anh khô lạnh, trước mặt anh bao giờ cô cũng rất thuỳ mị dịu dàng đáng yêu, giàu lòng nhân ái và anh đã yêu cô bởi những điều đó.
Nhưng cái sự thật mà anh chứng kiến sáng nay ở nhà cô đã khiến mảnh hồn anh ứa lệ, mảnh vỡ trong lòng anh mỗi lúc càng tả tơi.
Nét dịu dàng nhân ái của cô giờ trong mắt anh đầy giả tạo đến mức lòng anh khô cạn, anh rút điếu thuốc rít từng hơi để dằn lòng mình xuống, anh thẩn thờ đăm chiêu nhìn cô đầy khó hiểu….
“Anh, hôm nay anh sao vậy, anh mệt sao?”
Đưa cô trở về căn nhà ấy mà lòng anh buốt lạnh, mảnh vỡ cứa vào lòng anh đau nhói, có lẽ từ ngày mai anh sẽ không đến ngôi nhà của cô nữa, tình yêu của anh dành cho cô cũng đã theo mảnh vỡ vô tình rơi lả tả
. Không hôn cô như mọi lần, anh quay đầu xe phóng thẳng vào màn đêm!
Cô gái thẩn thờ nhìn theo, lòng dấy lên bao câu hỏi :Tại sao??..
.Cô cảm thấy giận anh, ừ, ngày mai cô sẽ giận anh cho anh phải năn nỉ….
Chỉ có tiếng thở dài của ánh đèn đường vàng vọt hiu hắt trong đêm đáp lại………….
Vâng, ngày mai……
Hương Xuân
“Tại sao mày vụng về vậy, làm vỡ cả chiếc bình quý của tao, mày có biết nó đắt lắm không, mày đền được không, cái thứ osin như mày suốt đời chẳng mua trả nổi…”
Tiếng quát the thé từ trong nhà vọng ra rất rõ khiến anh sững người, là cô đó sao, cô gái dịu dàng mà anh hằng ngưỡng mộ và một lòng yêu, sao hôm nay giọng nói êm ái đã thay đổi khác hẳn âm sắc đến thế, có lẽ không phải….
.Một chút hẫn hụt, anh định quay ra, nhưng……có một điều gì đó thôi thúc khiến anh lại muốn ghé mắt nhìn vào ngôi nhà….và anh hy vọng….
“Mày dọn nhanh cho tao, để lại mảnh bể nào là chết đòn với tao, con khốn nạn chết bằm..”
“Thưa cô, không phải tại con, vì gió mạnh quá khiến cái màn vướng vào nên…”
“Mày còn già hàm hử, khóc cái gì, có tin tao vả tét mồm mày ra không?”
Anh đưa mắt nhìn vào trong, thấy con bé osin đang nức nở khóc, lúi cúi nhặt những mảnh pha lê vỡ của chiếc bình đang vung vãi trên nền nhà, gió vẫn còn thổi phần phật như muốn giật tung cái rèm cửa sổ
Còn cô, tay chống nạnh, mắt như trợn ngược, gương mặt hung hăng dữ dằn cáu gắt trong rất đáng sợ khác hẳn hình ảnh anh thường thấy, đang hằm hè như muốn hành hung con bé osin bé loắt choắt như cái kẹo kia…
“Mày liệu đấy, cái đồ nhà quê, định phá của nhà tao đấy hẳn, tao nói cho mà biết, tháng này khỏi có lương, trừ lương mày mấy tháng cũng chưa đủ tiền tao mua cái bình…”
“Cô ơi, đừng cô, con xin cô, mẹ con ở quê đang cần tiền mua thuốc…”
“Mặc kệ mẹ con mày chứ, nghèo thì chết, mắc gì đến tao…”
Anh bàng hoàng không còn tin vào tai mình, anh không còn nhận ra cô gái dịu dàng đáng yêu ngày hôm qua còn e lệ hiền dịu bước đi bên anh, bàn tay định nhấn chuông bỗng buông thõng xuống, có một điều gì đó đang vỡ ra trong anh, đau nhói….
Buổi tối,
“Bà ấy tội quá, chắc là nghèo lắm, cho bà ấy ít tiền anh nhỉ, thương quá…”
Nhìn cô móc ví lấy tiền cho bà già ăn xin mà lòng anh khô lạnh, trước mặt anh bao giờ cô cũng rất thuỳ mị dịu dàng đáng yêu, giàu lòng nhân ái và anh đã yêu cô bởi những điều đó.
Nhưng cái sự thật mà anh chứng kiến sáng nay ở nhà cô đã khiến mảnh hồn anh ứa lệ, mảnh vỡ trong lòng anh mỗi lúc càng tả tơi.
Nét dịu dàng nhân ái của cô giờ trong mắt anh đầy giả tạo đến mức lòng anh khô cạn, anh rút điếu thuốc rít từng hơi để dằn lòng mình xuống, anh thẩn thờ đăm chiêu nhìn cô đầy khó hiểu….
“Anh, hôm nay anh sao vậy, anh mệt sao?”
Đưa cô trở về căn nhà ấy mà lòng anh buốt lạnh, mảnh vỡ cứa vào lòng anh đau nhói, có lẽ từ ngày mai anh sẽ không đến ngôi nhà của cô nữa, tình yêu của anh dành cho cô cũng đã theo mảnh vỡ vô tình rơi lả tả
. Không hôn cô như mọi lần, anh quay đầu xe phóng thẳng vào màn đêm!
Cô gái thẩn thờ nhìn theo, lòng dấy lên bao câu hỏi :Tại sao??..
.Cô cảm thấy giận anh, ừ, ngày mai cô sẽ giận anh cho anh phải năn nỉ….
Chỉ có tiếng thở dài của ánh đèn đường vàng vọt hiu hắt trong đêm đáp lại………….
Vâng, ngày mai……
Hương Xuân
Đẻ Bọc Điều
Nhìn
tên người gửi thư, chưa xem hình, tôi mường tượng lại cái dáng dấp
gầy gầy, gương mặt bầu bĩnh với đôi mắt tròn xoe của cô bạn thuở còn
cặp kè nhau mỗi tối để ra ngoài “phường” tập hát tập múa. Mở thư, nhìn
tấm ảnh, tôi hơi khựng, vẫn mái tóc “bum bê”, vẫn đôi mắt to tròn
nhưng thiếu vắng nụ cười hình như luôn ở trên môi người bạn năm xưa.
Bao nhiêu năm trôi rồi nhỉ, lâu, thật lâu lắm rồi tôi mới được nhìn lại hình ảnh của người bạn thuở thiếu thời. Thời gian, hoàn cảnh sống dễ làm thay đổi hình dáng lẫn tính tình của một người.
Hình Hương chụp đứng tựa gốc cây, trông cô đơn, lạc loài, chán nản làm sao ấy. Cái dáng khoanh tay, không có lấy được nụ cười mỉm chi, mắt buồn tênh, tất cả như cô đang cố ôm giữ chút gì đài các còn lại của mình.
Ngắm nghía tấm ảnh một chốc tôi mới đọc từ từ từng những dòng chữ của Hương.
Tôi đoán không lầm, Hương đang sống cuộc sống tạm bợ ở Sài Gòn, chờ người mới yêu-mới quen thì đúng hơn, làm giấy tờ bảo lãnh qua Pháp.
Hương kể, “H. quen được anh này, dân ở Pháp về làm ăn, hai đứa làm giấy tờ rồi ảnh sẽ bảo lãnh H. qua Pháp sống theo diện vợ chồng”.
Hương đã ly dị hơn mười năm, hai đứa con ở với Hương, còn chồng cũ của Hương chỉ thăm viếng theo luật của toà chỉ thị. Tôi không ngờ cuộc sống lứa đôi của Hương buồn đến vậy, chia tay sớm như vậy Hương rất thân với tôi trong một khoảng thời gian ngắn, khi hai đứa cùng bị bắt đi múa hát sau năm 1975 theo chương trình “thiếu nhi quàng khăn đỏ” mắc dịch của phường khóm đưa ra, bắt những đứa con nít ở tuổi 10-14 như chúng tôi phải múa hát cho thật hay để đi thi với phường, quận khác.
Tôi trốn chui trốn nhủi nhưng vẫn bị lôi ra phường tập múa mỗi tối sau giờ cơm chiều hết hơn năm trời.
Riêng Hương, lúc đó là một “cục vàng” của phường vì giọng ca của Hương có triễn vọng đem tiếng tăm lại cho phường, quận (chẳng biết để làm quái gì). Hương được đám thanh niên đoàn đảng trong khu phố chúng tôi ở “chăm sóc đặc biệt”; luyện giọng, chọn bài hát cho Hương để đem Hương đi dự thi giải thành phố.
Gia đình của Hương là dân “tư bản”, rất khá giả trong khu phố nên bị để ý đến tài sản và từng hành động. Ba Mẹ Hương sợ con mình phải khổ, phải bị đưa đi kinh tế mới nên không có cách nào khác hơn là phải chiều chuộng, hối lộ và nghe theo lời của bọn công an luôn chầu chực ra vô nhà của Hương, hầu cho gia đình được yên thân phần nào và tài sản đừng bị lấy mất hết.
Bọn chúng tôi, ở cùng khu phố, bị tập họp lại chung một nhóm, tối nào cũng gặp nhau nên ngoài việc múa há, còn lại là tha hồ tán dóc và cặp bạn với nhau. Không những có giọng ca thánh thót hay nhất trong khu phố, Hương còn có gương mặt xinh xắn như con búp bê. Hương đi đâu cũng được người chung quanh ưu đãi chiều chuộng. Tôi không ngoại lệ, rất thích Hương, chúng tôi hay thủ thỉ với nhau chuyện lớn chuyện nhỏ của nhóm.
Bọn con trai cùng nhóm thích trò chuyện với Hương hơn tôi, chúng hay rủ Hương đi chơi chung như đi ăn chè, chạy xe đạp chung đến chỗ tập múa. Nhóm chúng tôi đi đâu cũng chỉ có một đứa con trai thủy chung đi phía sau và trò chuyện với tôi là Phiên.
Với người chung quanh được yêu chuộng như thế, trong gia đình Hương cũng được cưng chiều từ bé vì gia đình Hương ai cũng bảo nhờ Hương mà mọi người trong nhà được sung sướng lây.
Tôi nghe kể trước khi Hương ra đời, gia đình Hương rất nghèo khó, Ba Mẹ Hương đã có bốn người con trong căn nhà nhỏ ở tận cùng ngõ hẽm của xóm. Khi Hương được sanh ra, Hương đã đem đến sự thay đổi tốt lành cho Ba Mẹ Hương. Cô bạn tôi khi chào đời đã nằm gọn lỏn trong cái bọc chưa vỡ mà các bà mụ, bác sĩ bảo là “bọc điều”.
Không biết có đúng theo lời của Ông Bà xưa để lại không, chỉ biết rằng Hương vừa sanh ra là một tuần sau đó Ba Mẹ của Hương trúng số lô độc đắc.
Tôi không biết số tiền trúng là bao nhiêu, nhưng đã đủ để Ba Mẹ Hương xây căn nhà bốn tầng lầu khang trang, mua xe hơi, vòng vàng, mở tiệm buôn bán, còn lại để dành trong nhà băng và các anh chị em của Hương được ăn sung mặc sướng bao nhiêu năm kể cả sau khi Sài Gòn bị thất thủ và đại đa số dân Sài Gòn lâm vào cảnh thiếu ăn.Hương càng lúc càng được đám thanh niên cầm đầu trong đoàn-đảng kéo theo nhịp điệu thi đua ca hát đang ồ ạt phát ra thời đó, năm 75-77.
Cứ thế, cái số “đẻ bọc điều” của Hương vẫn theo Hương đều đều. Được gia đình cưng chiều, được bạn bè yêu thương; thời cuộc mới thay đổi sớm chiều, còn bé tí mà Hương đã có “địa vị” trong khu phố với giọng ca trời phú. Cuộc sống của Hương trong những ngày tháng mà tôi cho là “đói khổ” của tôi, lại là cuộc sống vàng son. Hương chưa biết ăn độn, Hương chưa có một chiếc áo cái quần nào vá vai, vá tay, vá lai, vá đùi như quần áo của tôi.
Những ngày tháng trẻ thơ của Hương cũng phai phôi dần, xa bọn chúng tôi dần sau hơn một năm hát hò trong khu phố nhỏ. Hương trở thành “ca sĩ” và trở thành thiếu nữ tập tễnh trong tình yêu sau khi đoạt giải nhì giọng ca “thiếu nhi thành phố”. Đúng lý ra Hương đã bị tuột xuống hạng ba nhưng cô bé có triễn vọng hơn Hương xui xẻo, bị đau ngay hôm thi hát, thế là lần nữa dầu hên nhưng mọi người vẫn vui vẻ hãnh diện lãnh giải và loáng thoáng đâu đó cái câu “đúng là số đẻ bọc điều” lại vang lên.
Tôi ít gặp Hương, thỉnh thoảng chỉ thấy bạn mình phóng xe gắn máy cùng một người thanh niên lạ mặt. Tôi đã tròn mắt không tin khi nghe đồn “Hương thay bồ như thay áo” khi Hương mới mười lăm tuổi. Những sự đồn đãi không tốt đó không những làm cho Hương bị “mất giá trị” trước đám thanh niên cùng khu phố, trái lại, họ càng theo đuổi Hương hơn bao giờ hết.
Cho đến một ngày, khi Hương được mười sáu tuổi, một thanh niên dáng vẻ rất đẹp trai-con nhà giàu (học giỏi hay không tôi không rõ), được Hương rất hãnh diện cho chở về nhà, về khu phố của chúng tôi và giới thiệu đó là người yêu của Hương.
Người yêu của Hương đúng như cái dáng vẻ, khi có dịp gặp nhau, tôi nghe Hương kể gia đình anh chàng rất giàu có, con trai một, học chung lớp với Hương nhưng lớn hơn Hương một tuổi và yêu Hương “kinh khủng”. Còn gì hơn nữa, cuộc sống của Hương như luôn có vải lụa điều lót từng bước chân nàng đi.
Từ bé cho đến lớn, Hương chưa từng trải qua một điều gì phải phật ý; đến cái tuổi biết yêu lại yêu và được yêu bởi một người con trai (trong mắt đa số bọn con gái cùng tuổi thời đó mong ước) giàu có đẹp trai, hoạt bát vui vẻ. Hai bên gia đình thật xứng với câu “môn đăng hộ đối”, đẹp đôi. Và cuộc đời cứ thế mà trôi êm ả cho Hương.
Những ngày Hương bận rộn với người yêu, tôi cũng bắt đầu biết mơ mộng, biết nhịp đập của trái tim mình đã khác lạ khi “người ta” tỏ lời xa xôi, tôi lại bận rộn với những chuyến vượt biên nên hầu như không liên lạc với Hương nữa. Hương lập gia đình ngay sau khi xong trung học.
Đám cưới của Hương tôi cũng không được mời vì Hương tưởng tôi đã rời khỏi Sài Gòn. Tôi chỉ biết hai vợ chồng Hương sau đó sống trong căn nhà khang trang do Cha Mẹ chồng Hương tậu riêng cho hai người, cuộc sống lứa đôi của Hương rất hạnh phúc, theo lời kể của người bạn cùng nhóm ngày xưa, kèm theo câu cố hữu “Hương sướng thật, đúng là số đẻ bọc điều”.
Ngày tôi rời khỏi VN, Hương cũng không hay, chúng tôi mất liên lạc mãi cho đến cách đây hơn một năm tôi ngạc nhiên khi thấy trong hộp điện thư của mình có email của Hương.
Tôi vẫn tưởng Hương còn sống trong nhung lụa, còn hưởng hạnh phúc bên chồng con, nhưng không, thực tế hoàn toàn khác với sự suy nghĩ của tôi. Cái “bọc điều” của Hương đã bị xé rách mất vài miếng. Hương đã ly dị thật lâu vì cả hai không còn thấy thích hợp với nhau trong cuộc sống nữa. Hương viết, “có lẽ Hương và Tùng lấy nhau lúc còn quá trẻ, cuộc sống thay đổi, con người thay đổi, Hương không chịu được tánh trẻ con của Tùng khi cần Tùng giữ một số trách nhiệm cho gia đình”.
Hương kể và Phiên cũng viết thư cùng lúc kể (cả hai tìm cách liên lạc với tôi cả bao năm trời), Hương và Tùng đều “bung” ra khỏi mái ấm đi tìm người yêu mới. Tùng càng lúc càng bê tha trong công việc mà Phiên bảo tôi “phần lớn là do xã hội hiện tại”.
Mỗi lần công ty có mối làm ăn, phải đi họp hành với các “mối” là phải vào quán nhậu sang trọng, và không những chỉ có thức ăn thức uống hảo hạng đãi khách hàng mà còn có những cô gái “chân dài” trẻ măng xinh xắn phục vụ “tận tình” nơi phòng riêng sau đó.
Dần dà Tùng theo thói quen, cùng khách hàng bàn chuyện làm ăn theo kiểu đó và vắng mặt không về nhà cho đến sáng hôm sau một cách thường xuyên hơn. Kết qủa, Hương và Tùng chia tay.
Hương phải bán căn nhà chia tài sản vì Tùng không làm ra tiền và Hương từ lúc lấy chồng chưa hề phải đi làm. Ba Mẹ của Hương cũng không tài nào giúp được con vì cạn sạch tiền cho hối lộ, cho những buôn bán lỗ lả và thêm vào là một ông qúy tử nghiện ngập đã ngốn hết số vốn còn lại.
Nghe đâu Ba Mẹ Hương đã phải bán căn nhà để trả nợ cho ông ấyTôi đọc thư Hương, đọc thư Phiên mà buồn buồn. Hương không kể tôi nghe rằng Hương hiện tại cuối tuần nào cũng vào bar, vào vũ trường tìm vui đã nhiều năm, trong dịp đó cô bạn tôi đã gặp anh chàng nào lạ hoắc nay sắp sống chung với Hương bên Pháp danh nghĩa chính thức là vợ chồng.
Phiên kể tôi nghe, “nhìn Hương lao mình vào cuộc sống tạm bợ mà tội nghiệp. Phiên biết chắc Hương không yêu ông ta nhưng Hương muốn có cuộc sống sung sướng như xưa, có ai mà muốn ở lại VN nhất là cuộc sống của họ càng lúc càng xuống dốc.”
Phiên còn kể khi Hương bắt đầu bước chân đi làm, với nhan sắc của Hương, Hương đã được vài người đàn ông có chút quyền thế trong xã hội VN sau này đưa đón nhưng chỉ lợi dụng tình cảm và xác thân của nàng. Hương bị đẩy ra khỏi cái lồng son, bị đẩy ra khỏi cái bọc điều, chới với giữa dòng đời, không biết xoay trở làm sao ngoài dựa dẫm vào những người đàn ông mà nàng tưởng là yêu thương nàng hết mực.
Tội nghiệp cho Hương.
Tôi không biết cái bọc điều của Hương không còn “linh nghiệm, hay vì sống dưới chế độ Cộng sản, sống trong xã hội đầy lọc lừa, buông thả hiện tại, bọc điều nào rồi cũng bị rách bươm như cái giẻ rách?
Qua thư Phiên, tôi được biết cô bạn nhỏ một thuở như con chim vành khuyên trong lồng son nay buồn như lá mùa thu vì trải qua những muộn phiền bị lừa đảo, Hương sống buông thả, tập tành uống rượu bia có khi say khướt mỗi cuối tuần.
Một Hương líu lo rạng rỡ nay ngồi nơi vũ trường thường xuyên đến thâu đêm và ngày ngồi chờ người chồng mới bảo lãnh qua Pháp với hy vọng cuộc sống bình yên hơn, vui vẻ hơn và sung sướng hơn.
Tôi cũng hy vọng, cũng chúc phúc cho Hương được người chồng mới yêu thương nàng hơn, lo cho nàng đầy đủ hơn; chỉ là không biết tương lai của hai đứa con nàng sẽ ra sao, chúng đã hơn mười tám tuổi, không hiểu rồi Hương có đem con theo được với nàng trong cuộc sống mới hay lại Mẹ một nơi con một nẻo.
Không biết cái số “đẻ bọc điều” của Hương rồi sẽ ra sao, mong cái bọc điều của Hương được vá lại, bọc nàng lại trong êm ấm, hạnh phúc cho đến hết cuộc đời còn lại của nàng.
PTL
Bao nhiêu năm trôi rồi nhỉ, lâu, thật lâu lắm rồi tôi mới được nhìn lại hình ảnh của người bạn thuở thiếu thời. Thời gian, hoàn cảnh sống dễ làm thay đổi hình dáng lẫn tính tình của một người.
Hình Hương chụp đứng tựa gốc cây, trông cô đơn, lạc loài, chán nản làm sao ấy. Cái dáng khoanh tay, không có lấy được nụ cười mỉm chi, mắt buồn tênh, tất cả như cô đang cố ôm giữ chút gì đài các còn lại của mình.
Ngắm nghía tấm ảnh một chốc tôi mới đọc từ từ từng những dòng chữ của Hương.
Tôi đoán không lầm, Hương đang sống cuộc sống tạm bợ ở Sài Gòn, chờ người mới yêu-mới quen thì đúng hơn, làm giấy tờ bảo lãnh qua Pháp.
Hương kể, “H. quen được anh này, dân ở Pháp về làm ăn, hai đứa làm giấy tờ rồi ảnh sẽ bảo lãnh H. qua Pháp sống theo diện vợ chồng”.
Hương đã ly dị hơn mười năm, hai đứa con ở với Hương, còn chồng cũ của Hương chỉ thăm viếng theo luật của toà chỉ thị. Tôi không ngờ cuộc sống lứa đôi của Hương buồn đến vậy, chia tay sớm như vậy Hương rất thân với tôi trong một khoảng thời gian ngắn, khi hai đứa cùng bị bắt đi múa hát sau năm 1975 theo chương trình “thiếu nhi quàng khăn đỏ” mắc dịch của phường khóm đưa ra, bắt những đứa con nít ở tuổi 10-14 như chúng tôi phải múa hát cho thật hay để đi thi với phường, quận khác.
Tôi trốn chui trốn nhủi nhưng vẫn bị lôi ra phường tập múa mỗi tối sau giờ cơm chiều hết hơn năm trời.
Riêng Hương, lúc đó là một “cục vàng” của phường vì giọng ca của Hương có triễn vọng đem tiếng tăm lại cho phường, quận (chẳng biết để làm quái gì). Hương được đám thanh niên đoàn đảng trong khu phố chúng tôi ở “chăm sóc đặc biệt”; luyện giọng, chọn bài hát cho Hương để đem Hương đi dự thi giải thành phố.
Gia đình của Hương là dân “tư bản”, rất khá giả trong khu phố nên bị để ý đến tài sản và từng hành động. Ba Mẹ Hương sợ con mình phải khổ, phải bị đưa đi kinh tế mới nên không có cách nào khác hơn là phải chiều chuộng, hối lộ và nghe theo lời của bọn công an luôn chầu chực ra vô nhà của Hương, hầu cho gia đình được yên thân phần nào và tài sản đừng bị lấy mất hết.
Bọn chúng tôi, ở cùng khu phố, bị tập họp lại chung một nhóm, tối nào cũng gặp nhau nên ngoài việc múa há, còn lại là tha hồ tán dóc và cặp bạn với nhau. Không những có giọng ca thánh thót hay nhất trong khu phố, Hương còn có gương mặt xinh xắn như con búp bê. Hương đi đâu cũng được người chung quanh ưu đãi chiều chuộng. Tôi không ngoại lệ, rất thích Hương, chúng tôi hay thủ thỉ với nhau chuyện lớn chuyện nhỏ của nhóm.
Bọn con trai cùng nhóm thích trò chuyện với Hương hơn tôi, chúng hay rủ Hương đi chơi chung như đi ăn chè, chạy xe đạp chung đến chỗ tập múa. Nhóm chúng tôi đi đâu cũng chỉ có một đứa con trai thủy chung đi phía sau và trò chuyện với tôi là Phiên.
Với người chung quanh được yêu chuộng như thế, trong gia đình Hương cũng được cưng chiều từ bé vì gia đình Hương ai cũng bảo nhờ Hương mà mọi người trong nhà được sung sướng lây.
Tôi nghe kể trước khi Hương ra đời, gia đình Hương rất nghèo khó, Ba Mẹ Hương đã có bốn người con trong căn nhà nhỏ ở tận cùng ngõ hẽm của xóm. Khi Hương được sanh ra, Hương đã đem đến sự thay đổi tốt lành cho Ba Mẹ Hương. Cô bạn tôi khi chào đời đã nằm gọn lỏn trong cái bọc chưa vỡ mà các bà mụ, bác sĩ bảo là “bọc điều”.
Không biết có đúng theo lời của Ông Bà xưa để lại không, chỉ biết rằng Hương vừa sanh ra là một tuần sau đó Ba Mẹ của Hương trúng số lô độc đắc.
Tôi không biết số tiền trúng là bao nhiêu, nhưng đã đủ để Ba Mẹ Hương xây căn nhà bốn tầng lầu khang trang, mua xe hơi, vòng vàng, mở tiệm buôn bán, còn lại để dành trong nhà băng và các anh chị em của Hương được ăn sung mặc sướng bao nhiêu năm kể cả sau khi Sài Gòn bị thất thủ và đại đa số dân Sài Gòn lâm vào cảnh thiếu ăn.Hương càng lúc càng được đám thanh niên cầm đầu trong đoàn-đảng kéo theo nhịp điệu thi đua ca hát đang ồ ạt phát ra thời đó, năm 75-77.
Cứ thế, cái số “đẻ bọc điều” của Hương vẫn theo Hương đều đều. Được gia đình cưng chiều, được bạn bè yêu thương; thời cuộc mới thay đổi sớm chiều, còn bé tí mà Hương đã có “địa vị” trong khu phố với giọng ca trời phú. Cuộc sống của Hương trong những ngày tháng mà tôi cho là “đói khổ” của tôi, lại là cuộc sống vàng son. Hương chưa biết ăn độn, Hương chưa có một chiếc áo cái quần nào vá vai, vá tay, vá lai, vá đùi như quần áo của tôi.
Những ngày tháng trẻ thơ của Hương cũng phai phôi dần, xa bọn chúng tôi dần sau hơn một năm hát hò trong khu phố nhỏ. Hương trở thành “ca sĩ” và trở thành thiếu nữ tập tễnh trong tình yêu sau khi đoạt giải nhì giọng ca “thiếu nhi thành phố”. Đúng lý ra Hương đã bị tuột xuống hạng ba nhưng cô bé có triễn vọng hơn Hương xui xẻo, bị đau ngay hôm thi hát, thế là lần nữa dầu hên nhưng mọi người vẫn vui vẻ hãnh diện lãnh giải và loáng thoáng đâu đó cái câu “đúng là số đẻ bọc điều” lại vang lên.
Tôi ít gặp Hương, thỉnh thoảng chỉ thấy bạn mình phóng xe gắn máy cùng một người thanh niên lạ mặt. Tôi đã tròn mắt không tin khi nghe đồn “Hương thay bồ như thay áo” khi Hương mới mười lăm tuổi. Những sự đồn đãi không tốt đó không những làm cho Hương bị “mất giá trị” trước đám thanh niên cùng khu phố, trái lại, họ càng theo đuổi Hương hơn bao giờ hết.
Cho đến một ngày, khi Hương được mười sáu tuổi, một thanh niên dáng vẻ rất đẹp trai-con nhà giàu (học giỏi hay không tôi không rõ), được Hương rất hãnh diện cho chở về nhà, về khu phố của chúng tôi và giới thiệu đó là người yêu của Hương.
Người yêu của Hương đúng như cái dáng vẻ, khi có dịp gặp nhau, tôi nghe Hương kể gia đình anh chàng rất giàu có, con trai một, học chung lớp với Hương nhưng lớn hơn Hương một tuổi và yêu Hương “kinh khủng”. Còn gì hơn nữa, cuộc sống của Hương như luôn có vải lụa điều lót từng bước chân nàng đi.
Từ bé cho đến lớn, Hương chưa từng trải qua một điều gì phải phật ý; đến cái tuổi biết yêu lại yêu và được yêu bởi một người con trai (trong mắt đa số bọn con gái cùng tuổi thời đó mong ước) giàu có đẹp trai, hoạt bát vui vẻ. Hai bên gia đình thật xứng với câu “môn đăng hộ đối”, đẹp đôi. Và cuộc đời cứ thế mà trôi êm ả cho Hương.
Những ngày Hương bận rộn với người yêu, tôi cũng bắt đầu biết mơ mộng, biết nhịp đập của trái tim mình đã khác lạ khi “người ta” tỏ lời xa xôi, tôi lại bận rộn với những chuyến vượt biên nên hầu như không liên lạc với Hương nữa. Hương lập gia đình ngay sau khi xong trung học.
Đám cưới của Hương tôi cũng không được mời vì Hương tưởng tôi đã rời khỏi Sài Gòn. Tôi chỉ biết hai vợ chồng Hương sau đó sống trong căn nhà khang trang do Cha Mẹ chồng Hương tậu riêng cho hai người, cuộc sống lứa đôi của Hương rất hạnh phúc, theo lời kể của người bạn cùng nhóm ngày xưa, kèm theo câu cố hữu “Hương sướng thật, đúng là số đẻ bọc điều”.
Ngày tôi rời khỏi VN, Hương cũng không hay, chúng tôi mất liên lạc mãi cho đến cách đây hơn một năm tôi ngạc nhiên khi thấy trong hộp điện thư của mình có email của Hương.
Tôi vẫn tưởng Hương còn sống trong nhung lụa, còn hưởng hạnh phúc bên chồng con, nhưng không, thực tế hoàn toàn khác với sự suy nghĩ của tôi. Cái “bọc điều” của Hương đã bị xé rách mất vài miếng. Hương đã ly dị thật lâu vì cả hai không còn thấy thích hợp với nhau trong cuộc sống nữa. Hương viết, “có lẽ Hương và Tùng lấy nhau lúc còn quá trẻ, cuộc sống thay đổi, con người thay đổi, Hương không chịu được tánh trẻ con của Tùng khi cần Tùng giữ một số trách nhiệm cho gia đình”.
Hương kể và Phiên cũng viết thư cùng lúc kể (cả hai tìm cách liên lạc với tôi cả bao năm trời), Hương và Tùng đều “bung” ra khỏi mái ấm đi tìm người yêu mới. Tùng càng lúc càng bê tha trong công việc mà Phiên bảo tôi “phần lớn là do xã hội hiện tại”.
Mỗi lần công ty có mối làm ăn, phải đi họp hành với các “mối” là phải vào quán nhậu sang trọng, và không những chỉ có thức ăn thức uống hảo hạng đãi khách hàng mà còn có những cô gái “chân dài” trẻ măng xinh xắn phục vụ “tận tình” nơi phòng riêng sau đó.
Dần dà Tùng theo thói quen, cùng khách hàng bàn chuyện làm ăn theo kiểu đó và vắng mặt không về nhà cho đến sáng hôm sau một cách thường xuyên hơn. Kết qủa, Hương và Tùng chia tay.
Hương phải bán căn nhà chia tài sản vì Tùng không làm ra tiền và Hương từ lúc lấy chồng chưa hề phải đi làm. Ba Mẹ của Hương cũng không tài nào giúp được con vì cạn sạch tiền cho hối lộ, cho những buôn bán lỗ lả và thêm vào là một ông qúy tử nghiện ngập đã ngốn hết số vốn còn lại.
Nghe đâu Ba Mẹ Hương đã phải bán căn nhà để trả nợ cho ông ấyTôi đọc thư Hương, đọc thư Phiên mà buồn buồn. Hương không kể tôi nghe rằng Hương hiện tại cuối tuần nào cũng vào bar, vào vũ trường tìm vui đã nhiều năm, trong dịp đó cô bạn tôi đã gặp anh chàng nào lạ hoắc nay sắp sống chung với Hương bên Pháp danh nghĩa chính thức là vợ chồng.
Phiên kể tôi nghe, “nhìn Hương lao mình vào cuộc sống tạm bợ mà tội nghiệp. Phiên biết chắc Hương không yêu ông ta nhưng Hương muốn có cuộc sống sung sướng như xưa, có ai mà muốn ở lại VN nhất là cuộc sống của họ càng lúc càng xuống dốc.”
Phiên còn kể khi Hương bắt đầu bước chân đi làm, với nhan sắc của Hương, Hương đã được vài người đàn ông có chút quyền thế trong xã hội VN sau này đưa đón nhưng chỉ lợi dụng tình cảm và xác thân của nàng. Hương bị đẩy ra khỏi cái lồng son, bị đẩy ra khỏi cái bọc điều, chới với giữa dòng đời, không biết xoay trở làm sao ngoài dựa dẫm vào những người đàn ông mà nàng tưởng là yêu thương nàng hết mực.
Tội nghiệp cho Hương.
Tôi không biết cái bọc điều của Hương không còn “linh nghiệm, hay vì sống dưới chế độ Cộng sản, sống trong xã hội đầy lọc lừa, buông thả hiện tại, bọc điều nào rồi cũng bị rách bươm như cái giẻ rách?
Qua thư Phiên, tôi được biết cô bạn nhỏ một thuở như con chim vành khuyên trong lồng son nay buồn như lá mùa thu vì trải qua những muộn phiền bị lừa đảo, Hương sống buông thả, tập tành uống rượu bia có khi say khướt mỗi cuối tuần.
Một Hương líu lo rạng rỡ nay ngồi nơi vũ trường thường xuyên đến thâu đêm và ngày ngồi chờ người chồng mới bảo lãnh qua Pháp với hy vọng cuộc sống bình yên hơn, vui vẻ hơn và sung sướng hơn.
Tôi cũng hy vọng, cũng chúc phúc cho Hương được người chồng mới yêu thương nàng hơn, lo cho nàng đầy đủ hơn; chỉ là không biết tương lai của hai đứa con nàng sẽ ra sao, chúng đã hơn mười tám tuổi, không hiểu rồi Hương có đem con theo được với nàng trong cuộc sống mới hay lại Mẹ một nơi con một nẻo.
Không biết cái số “đẻ bọc điều” của Hương rồi sẽ ra sao, mong cái bọc điều của Hương được vá lại, bọc nàng lại trong êm ấm, hạnh phúc cho đến hết cuộc đời còn lại của nàng.
PTL
Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014
Có một ngày
Có một ngày
Gió thôi hát chông chênh
Hoa nhỏ bên sân
Thôi lời tình khờ dại
Và mùa đông...
Nắng hanh cho ấm lại... trái tim...
Gió thôi hát chông chênh
Hoa nhỏ bên sân
Thôi lời tình khờ dại
Và mùa đông...
Nắng hanh cho ấm lại... trái tim...
Có một ngày trong ký ức im lìm
Những kỷ niệm... không là day dứt nữa
Trăng hẹn thề sẽ chỉ còn một nửa
Lãng quên người... quên lãng cả "yêu em"
Những kỷ niệm... không là day dứt nữa
Trăng hẹn thề sẽ chỉ còn một nửa
Lãng quên người... quên lãng cả "yêu em"
Có một ngày
Đêm trở lại dịu êm
Trong giấc mơ
Trong vần thơ
Cũng không còn trăn trở
Bàn tay quen không chạm vào nỗi nhớ
Sóng chẳng gầm gào và biển cũng bình yên
Đêm trở lại dịu êm
Trong giấc mơ
Trong vần thơ
Cũng không còn trăn trở
Bàn tay quen không chạm vào nỗi nhớ
Sóng chẳng gầm gào và biển cũng bình yên
Có một ngày
Ừ, sẽ có một ngày...
Anh sẽ quên và em cũng sẽ quên
Sẽ chẳng ai đớn đau khi nhìn thấy đối phương bật khóc
Sẽ không khát khao một lần thôi..được hôn lên mái tóc
Sẽ không khát khao một lần thôi lại được ôm trong vòng tay dáng vóc
Sẽ chẳng nghĩ ngợi gì khi nhìn người đi bên cạnh người yêu....
Ừ, sẽ có một ngày...
Anh sẽ quên và em cũng sẽ quên
Sẽ chẳng ai đớn đau khi nhìn thấy đối phương bật khóc
Sẽ không khát khao một lần thôi..được hôn lên mái tóc
Sẽ không khát khao một lần thôi lại được ôm trong vòng tay dáng vóc
Sẽ chẳng nghĩ ngợi gì khi nhìn người đi bên cạnh người yêu....
Có một ngày
Chẳng ai quan tâm đến ai nhiều
Em sẽ không hỏi anh: "Giờ anh đang ở đâu?"
Và rằng:"Anh có đang hạnh phúc?"
Chẳng ai quan tâm đến ai nhiều
Em sẽ không hỏi anh: "Giờ anh đang ở đâu?"
Và rằng:"Anh có đang hạnh phúc?"
Có một ngày!
Sẽ chẳng còn quan tâm đến nhau trong mọi lúc
Em là am và anh chỉ là anh...
Sẽ có một ngày em không khóc niềm hạnh phúc mong manh
Và sẽ chẳng xót xa với nụ cười héo hắt
Đêm dần qua trăng rơi nghiêng đáy mắt
Sẽ chẳng còn quan tâm đến nhau trong mọi lúc
Em là am và anh chỉ là anh...
Sẽ có một ngày em không khóc niềm hạnh phúc mong manh
Và sẽ chẳng xót xa với nụ cười héo hắt
Đêm dần qua trăng rơi nghiêng đáy mắt
Em chờ...!
Giọt buồn nào là nuớc mắt của đêm?
Giọt buồn nào là nuớc mắt của đêm?
Hải Yến.
Gam Màu Cuộc Sống
Ngày xưa, thầy thường nói với em về gam màu cuộc sống.
Thầy chỉ tay về phía màu đỏ của mặt trời và bảo đó là gam màu của đam mê, chỉ tay về phía màu xanh của cỏ cây và bảo đó là gam màu của hi vọng, ngước nhìn bầu trời để thấy màu trắng của mây là màu của hạnh phúc và màu vàng của nắng là màu của yêu thương.
"Nhưng nếu là màu thì phải pha trộn được chứ ạ?".
Em thắc mắc hỏi lại. Thầy cười....
Rồi tới một ngày, thầy dẫn em đến một nơi mà em chẳng thể nào quên được.
Nơi ấy có những đóm lửa âm ỉ cháy trong rừng cây đã bị thiêu đen rụi, có khói bay ngụt trời
- Phải, thầy đã dẫn em đến trước một bức tranh về chiến tranh để chỉ cho em biết sự pha trộn những gam màu của cuộc sống.
- Em đã thấy màu đỏ của máu nổi trên màu đen của khói lửa và nhạt nhòa dần trước màu xanh thấp thoáng của bầu trời trong cảnh đau thương.
-Đáng lẽ ra thầy đã có thể cho em thấy những gam màu tươi sáng hơn nhưng thầy đã làm điều ngược lại.
Thế mà, em lại thấy những gam màu trong bức tranh kia mới là gam màu đẹp nhất bởi trong màu đen của cuộc đời người ta đã nhìn và giữ được màu xanh của sự sống.
Cho tới bây giờ em mới nhận ra rằng ai cũng có một bức tranh cho riêng mình, sáng hay tối, đậm hay nhạt, rực rỡ hay dịu êm đều nằm trên cây cọ của bàn tay mình.
Cảm ơn thầy!
-Alexandra Kim
Tôi, Em Và Mưa
Cho đến bây giờ, tôi vẫn thường đến thăm em vào mùa mưa. Người thiếu nữ năm nào đã trở thành cô giáo.
Thường thì tôi ngồi im lìm, nhâm nhi tách trà dành cho khách, lâu lâu liếc nhìn. Em ngồi đối diện tôi qua chiếc bàn có chiều rộng quá khổ. Người thợ mộc vô danh nào đó đã cố tình tạo 1 khoảng cách giữa em và tôi trong chiều mưa này. Thấy đó mà xa xôi, nhạt nhòa như những cơn mưa của tôi thời thanh niên, như những cơn mưa của em thời thiếu nữ...
Lại bâng khuâng nhớ câu thơ:
"Thuở làm thơ yêu em
Trời mưa chưa ướt áo..."
Tôi xin cám ơn nhà thơ đã vì tôi mà viết một câu tâm đắc. Quả tình, những cơn mưa bay ngang thời 20 tuổi, chưa thể làm ướt áo, cho dù là mưa duyên mùa hạ hay mưa dầm mùa đông.
Bởi lẽ, thành phố của em có quá
nhiều mái hiên người!
Cho nên mưa chỉ là cái cớ để 2 người giả bộ co ro
đứng gần nhau.
Làm sao ướt áo?
Và làm sao những bài thơ viết trong đêm
tàn, nghiêm vần chỉnh điệu cho được?
Ôi chao , những bài thơ nhòe nhoẹt mưa
bay, lời-ý vụng về mà tôi cố tình bỏ quên trong tập sách, năn nỉ em cho
mượn, chẳng đọc bao giờ. Mượn cho có lý do đem trả.
Và cũng từ những cơn mưa ân huệ đất trời ban phát... hình như chúng ta yêu nhau. Trong sạch như nước mưa, nồng nàn như đêm tối...
Và cũng từ những cơn mưa ân huệ đất trời ban phát... hình như chúng ta yêu nhau. Trong sạch như nước mưa, nồng nàn như đêm tối...
Để rồi
những mùa mưa phiêu bạt, hình như ta xa nhau, xa nhau cho tới khi tôi
thảng thốt biết mình đã mất em vĩnh viễn.
Em đã không đợi chờ mưa, đợi chờ tôi !?
Em đã không đợi chờ mưa, đợi chờ tôi !?
Cõi trần gian này có quá nhiều mái hiên trú mưa, nhưng bây giờ tôi biết tìm đâu ra mái hiên ngày trước để được gần em đôi phút.
Sự đời xoay
vần, những ngôi nhà đã thay ngôi đổi chủ, tôi trách gì em đã quên mái
hiên xưa?
Quên những cơn mưa thời trẻ tuổi
Chiều nay, cơn mưa đầu mùa hạ
lại xui tôi đến tìm em.
Nhưng chỉ để hoài niệm về 1 hình bóng cũ, tôi tự
làm 1 cuộc phân ưu cho mối tình đầu của mình, có mưa làm nhân chứng, có
em ngồi kia, khuôn mặt đàn bà đẹp, phảng phất 1 dung nhan quá khứ...
Trời mưa chưa ướt áo..."
Tôi xin mượn những cơn mưa đã rơi trên đời tôi, trong suốt quá trình
rong ruổi, làm quà tặng cho em, thay thế những bông hồng mà thủa đó tôi
chưa đủ lich lãm gởi em.
Cám ơn mưa, cám ơn em và cám ơn người làm thơ. Để khi tiễn biệt nhau về, tôi vẫn thầm đọc:
"Thuở làm thơ yêu em
Cám ơn mưa, cám ơn em và cám ơn người làm thơ. Để khi tiễn biệt nhau về, tôi vẫn thầm đọc:
"Thuở làm thơ yêu em
Lê Nhược Mai
Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014
Niềm Tin Trong Cuộc Sống !
Có hai thiên thần, một già một trẻ, đang đi ngao du và dừng lại nghỉ đêm tại một gia đình giàu có.
Gia đình giàu có nhưng khiếm nhã đã không cho những thiên thần nghỉ ở phòng khách.
Thay vào đó, họ chỉ cho các thiên thần một chỗ trong tầng hầm lạnh lẽo.
Khi đang nằm ngủ, vị thiên thần già nhìn thấy một cái lỗ trên bức tường của tầng hầm
Vị thiên thần liền dậy sửa lại bức tường bằng cách bịt lại cái lỗ.
Khi thiên thần trẻ hỏi tại sao làm vậy, thiên thần già đáp, “Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ.”
Đêm hôm sau, hai thiên thần nghỉ chân tại một gia đình nông dân nghèo nhưng mến khách.
Sau khi chia cho họ phần thức ăn ít ỏi của mình, vợ chồng chủ nhà nhường chiếc giường của mình để cho các thiên thần nghỉ trên đó.
Sáng hôm sau, khi thức dậy, các thiên thần thấy vợ chồng người nông dân đang khóc.
Con bò sữa, nguồn thu nhập duy nhất của họ, đã chết ngoài đồng.
Thiên thần trẻ tức giận hỏi thiên thần già,
- “Tại sao ông có thể để điều này xảy ra?
Người chủ nhà đầu tiên có đủ mọi thứ thì ông lại giúp đỡ, trong khi gia đình này rất nghèo khó và sẵn sàng chia sẻ thì ông lại để cho con bò của họ chết.”
“Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ,” thiên thần già trả lời.
“Khi chúng ta ở trong tầng hầm của toà lâu đài, ta để ý thấy có một kho vàng được giấu trong cái lỗ trên tường.
Nhưng vì tên chủ nhà quá tham lam và ích kỷ, ta đã bịt kín cái lỗ lại khiến hắn không thể tìm ra kho báu.
Còn đêm qua, khi chúng ta ngủ trong nhà người nông dân, thần chết đã đến đây và định lấy đi mạng sống của người vợ.
Ta đã xin thần chết lấy mạng sống của con bò thay cho mạng sống của bà ấy
Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ.”
Đôi khi, mọi việc xảy ra không theo ý bạn muốn.
Nhưng nếu bạn có niềm tin, bạn hãy luôn tin rằng các thiên thần luôn bên bạn để sắp xếp mọi chuyện xảy ra có lợi cho bạn
-. Chỉ có điều, có thể phải mất một thời gian sau bạn mới nhận ra được điều đó.
St
Gia đình giàu có nhưng khiếm nhã đã không cho những thiên thần nghỉ ở phòng khách.
Thay vào đó, họ chỉ cho các thiên thần một chỗ trong tầng hầm lạnh lẽo.
Khi đang nằm ngủ, vị thiên thần già nhìn thấy một cái lỗ trên bức tường của tầng hầm
Vị thiên thần liền dậy sửa lại bức tường bằng cách bịt lại cái lỗ.
Khi thiên thần trẻ hỏi tại sao làm vậy, thiên thần già đáp, “Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ.”
Đêm hôm sau, hai thiên thần nghỉ chân tại một gia đình nông dân nghèo nhưng mến khách.
Sau khi chia cho họ phần thức ăn ít ỏi của mình, vợ chồng chủ nhà nhường chiếc giường của mình để cho các thiên thần nghỉ trên đó.
Sáng hôm sau, khi thức dậy, các thiên thần thấy vợ chồng người nông dân đang khóc.
Con bò sữa, nguồn thu nhập duy nhất của họ, đã chết ngoài đồng.
Thiên thần trẻ tức giận hỏi thiên thần già,
- “Tại sao ông có thể để điều này xảy ra?
Người chủ nhà đầu tiên có đủ mọi thứ thì ông lại giúp đỡ, trong khi gia đình này rất nghèo khó và sẵn sàng chia sẻ thì ông lại để cho con bò của họ chết.”
“Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ,” thiên thần già trả lời.
“Khi chúng ta ở trong tầng hầm của toà lâu đài, ta để ý thấy có một kho vàng được giấu trong cái lỗ trên tường.
Nhưng vì tên chủ nhà quá tham lam và ích kỷ, ta đã bịt kín cái lỗ lại khiến hắn không thể tìm ra kho báu.
Còn đêm qua, khi chúng ta ngủ trong nhà người nông dân, thần chết đã đến đây và định lấy đi mạng sống của người vợ.
Ta đã xin thần chết lấy mạng sống của con bò thay cho mạng sống của bà ấy
Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ.”
Đôi khi, mọi việc xảy ra không theo ý bạn muốn.
Nhưng nếu bạn có niềm tin, bạn hãy luôn tin rằng các thiên thần luôn bên bạn để sắp xếp mọi chuyện xảy ra có lợi cho bạn
-. Chỉ có điều, có thể phải mất một thời gian sau bạn mới nhận ra được điều đó.
St
Nhớ một mùa Valentine
Valentine này em lại ở xa anh
Đêm cô đơn không cùng ai dạo phố
Trên xạ lộ những lớp người tấp nập
Hối hả vội về. Xối xả cuồng quay
Valentine này
Mắt chẳng nhòa sao sống mũi cứ cay
Nắng tháng hai không hong đầy hơi ấm
Đêm mưa gió trời trở mình rét đậm
Thèm một nụ hôn rơi… lạc lối em về.
Valentine này
Em lại sải mình bằng những gót lê thê
Về chân trời không hoa không nắng
Anh ở nơi đâu, sao cứ hoài im lặng?
Sao không nói một lời thương nhớ mãi em đi
Valentine này
Có cô gái ôm gấu bông vào lòng cắt trọn nỗi chia ly
Cứ mãi siết thứ hạnh phúc ngọt ngào không người tặng
Ôi con sóng tình yêu. Con sóng lòng không khi nào phẳng lặng
Để Valentine này mình đành phải xa nhau.
Hoàng Yến Anh.
Không đề
Có một câu nói mà tôi khá tâm đắc: “Không có tình yêu vĩnh cửu, chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu”.
Có lẽ ai đó nói câu “kinh điển” ấy là muốn nhắc những người yêu nhau hãy sống chân thành và trọn vẹn với người mình yêu ngay trong những giờ phút được bên nhau.
Yêu ai đó người ta có nhu cầu chăm sóc cho người mình yêu và khi đó việc chăm sóc và dành cho nhau những điều tốt đẹp không phải là nghĩa vụ mà là sự hưởng thụ - hưởng thụ hạnh phúc được chăm sóc, lo lắng và thương người mình yêu.
Có lẽ vì thế mà người ta hay nói: yêu nhau là không tính toán để chỉ cho việc “thụ hưởng” hạnh phúc này.
Tuy nhiên, tình yêu đôi lúc nhìn ở thế giới quan toán học thì nó phải được xem như một phương trình.
Nghĩa là anh và em khi gọi là người yêu của nhau thì phải chăm sóc cho nhau và làm cho nhau cùng hạnh phúc và cảm thấy ấm áp. Từ đó, người ta có thể chia ngọt sẻ bùi, đau với nỗi đau của người mình yêu, hạnh phúc với niềm vui của người yêu.
Khi ấy hạnh phúc của một người cộng hưởng thành hạnh phúc chung và ngược lại, nỗi đau sẽ được sẻ chia và vơi đi một nửa, được xóa dần trên bờ vai, cái ôm, sự chia sẻ, lắng nghe của “đối tác”. Như vậy trong vườn tình yêu luôn có hoa và cả những gai gốc, nhưng dù là hạnh phúc, vui hay khổ đau thì cũng do người trong cuộc vun vén, tạo ra.
Nếu hiểu rõ được rằng khi yêu là ta được cho đi tình yêu và được yêu thì cũng là lúc con người “thụ hưởng” cái hạnh phúc được nhớ, quan tâm, lo lắng cho một ai đó. Bên cạnh đó, khi yêu thì chuyện ghen tuông, giận hờn là điều không thể thiếu.
Đó cũng là cái khổ của tình yêu nhưng trong cái khổ người ta vẫn nhận ra cái hạnh phúc như: có yêu thì mới ghen hoặc giận người ta bởi vì người ta quan trọng đối với mình chứ nếu là người dưng thì giận chi cho mệt… Điều quan trọng là nêm nếm những “gia vị” ấy như thế nào cho nó không quá chua cay, không quá cực đoan, làm nó trở thành chất liệu nuôi dưỡng tình yêu.
Cứ thế, trong cuộc sống con người phải yêu để biết được vị ngọt, mặn và cả những chua chát. Dù đường vào tình yêu được cảnh báo sẽ có “trăm lần vui, vạn lần buồn” nhưng cõi nhân gian có mấy ai chịu “lỗ” không yêu?
Hầu hết người ta chịu “khổ” để yêu và được yêu. Có lẽ vì “có ai sống nỗi mà không yêu”.
St
Gam Màu Cuộc Sống
Ngày xưa, thầy thường nói với em về gam màu cuộc sống.
Thầy chỉ tay về phía màu đỏ của mặt trời và bảo đó là gam màu của đam mê, chỉ tay về phía màu xanh của cỏ cây và bảo đó là gam màu của hi vọng, ngước nhìn bầu trời để thấy màu trắng của mây là màu của hạnh phúc và màu vàng của nắng là màu của yêu thương.
"Nhưng nếu là màu thì phải pha trộn được chứ ạ?".
Em thắc mắc hỏi lại. Thầy cười....
Rồi tới một ngày, thầy dẫn em đến một nơi mà em chẳng thể nào quên được.
Nơi ấy có những đóm lửa âm ỉ cháy trong rừng cây đã bị thiêu đen rụi, có khói bay ngụt trời
- Phải, thầy đã dẫn em đến trước một bức tranh về chiến tranh để chỉ cho em biết sự pha trộn những gam màu của cuộc sống.
- Em đã thấy màu đỏ của máu nổi trên màu đen của khói lửa và nhạt nhòa dần trước màu xanh thấp thoáng của bầu trời trong cảnh đau thương.
-Đáng lẽ ra thầy đã có thể cho em thấy những gam màu tươi sáng hơn nhưng thầy đã làm điều ngược lại.
Thế mà, em lại thấy những gam màu trong bức tranh kia mới là gam màu đẹp nhất bởi trong màu đen của cuộc đời người ta đã nhìn và giữ được màu xanh của sự sống.
Cho tới bây giờ em mới nhận ra rằng ai cũng có một bức tranh cho riêng mình, sáng hay tối, đậm hay nhạt, rực rỡ hay dịu êm đều nằm trên cây cọ của bàn tay mình.
Cảm ơn thầy!
theo USA today
-Alexandra Kim
Smile- Nụ cười có màu
Khi bé,tôi tin nụ cười có màu hồng.Trong những bức vẽ,dù hoàn thành hay dang dở,nụ cười luôn được tô đầu tiên bằng mẩu chì sáp hồng bé ty',.màu hồng làm bừng sáng cả bức tranh.,vỗ về sắc nắng gay gắt và hong khô màu xám buồn của những cơn mưa.
Mẩu chì hồng luôn nằm gọn ghẽ trong hộp bút.Với tôi màu hồng cần cho những bức tranh,cũng như nụ cười cần cho cuộc sống này...........
Lớn lên nghiệm ra nụ cười còn có màu đỏ.
Trông thấy ai đó nở nụ cười
Thậm chí đứng trước gương nhìn khuôn mặt đang nhoè nhoẹt nước mắt của mình vì mới bị người yêu bỏ rơi
.- Đau buồn và cô đơn nhưng nhờ có những bạn bè tốt giúp đỡ đã khá hơn rất nhiều so với trước đó.
Sau đó lại cười,1 nụ cường gượng gạo.Trong lòng đã thắp 1 ngọn lửa hi vọng nho nhỏ.
-Lửa hi vọng,sưởi ấm và soi sáng những lúc chơi vơi vấp ngã,là điểm tựa để nỗi cô đơn đau buồn níu vào.
Và lại đứng lên,đứng thật thẳng,tự tin đi tiếp con đường số phận.
-Nụ cười cũng trong suốt.
Nhìn em bé,cô gái nhỏ tung tăng xuống phố một ngày tràn nắng,nhoẻn miệng cười với tôi,tôi thấy chấp chới sau nét cười tâm hồn em,ngọt ngào và thuần khiết
.Nhìn bà cụ ngồi cạnh dôi gánh hàng rong nhỏ bé nép vào bức tường cũ,cười móm mém,tôi thấy hằn sau những nỗi lo của tuổi già.
-Nụ cười của những đứa bé bàn tay đặt gọn trong tay mẹ,trong veo và vô lo.
-Một ngày ghi lại ko biết bao nhiêu nụ cười của những người xung quanh.Với tôi là một ngày ''giàu có''...........
Nụ cười có quyền lực hơn bất cứ thứ vũ khí nào.Hơn cả người anh em trái tính của nó là''nước mắt''.
Không biết có thật không,nhưng tôi đã được biết nhiều câu chuyện kể về những người được cứu sống bằng một nụ cười từ một người xa lạ mà họ chưa từng gặp
-.Một nụ cười đủ cho họ nối với cuộc sống này vẫn chưa mục ruỗng và họ chưa có quỳên quay lưng tìm đến 1 thế giới khác.
Vì sao nụ cười ''Quỳên lực '' hơn cả nước mắt ?
Vì khi rơi nước mắt,lòng mềm lại,những nỗi buồn ùa về trĩu nặng.
Còn khi mỉm cười,thấy mình đứng vững và mọi nỗi buồn trở nên rất nhẹ nhàng.
Nụ cười còn là 1 cách biểu lộ thân tình.Nếu bạn vẫn còn dè dặt trước những cái ôm dành cho người lạ,hãy bắt đầu trước bằng một nụ cười.
Ai đó trên đường lướt qua,trong 1 thoáng nhìn vào mắt bạn.bạn ''HÃY MỈM CƯỜI''.
1 phần trăm số người nhận lấy nụ cười đó sẽ nghĩ bạn không bình thường nhưng 99 còn lại sẽ mỉm cười với bạn trước khi họ ý thức rằng họ vừa cười với 1 người .
Trong tiếng Anh từ “smile” có nghĩa là nụ cười, thế bạn có biết nụ cười được tạo nên từ những yếu tố nào không?
Sweet: ngọt ngào.
Marvellous: tuyệt diệu.
-Immensely likeable: vô cùng đáng yêu.
-Loving: đằm thắm.
-Extra special: thành phần phụ quan trọng.
Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại là món quà vô giá mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho loài người.
Chúng ta sẽ sống thế nào khi không biết cười?
-Chúng ta sẽ biểu lộ sự vui mừng bằng cách nào nếu không có nụ cười?
- Nụ cười có thể xua tan mọi đau buồn, hàn gắn mọi vết thương, làm dịu đi nỗi cô đơn và quan trọng hơn hết là mang mọi người đến gần nhau hơn..
-Nụ cười là thứ tài sản quí giá mà không phải ai cũng dễ dàng có được nếu chẳng chịu mở rộng lòng mình để đón nhận nó...
Hãy tạo cho mình nụ cười bằng những việc làm có ý nghĩa, bạn sẽ thấy cuộc đời này tuyệt diệu biết chừng nào!
Mỉm cười là một niềm vui mà tự bạn có thể thực hiện được.
-Khi bạn tặng nụ cười cho người khác, bạn có thể sẽ cảm nhận được niềm vui chân chính,& người khác có được sự khích lệ của bạn, tâm tình của họ cũng có thể vì thế mà phấn chấn.
Bạn hãy nhanh chóng tìm niềm vui đến cho người khác vì một thế giới thêm tươi đẹp, vì một trái tim muốn biểu lộ niềm vui, chúng ta mỉm cười! Khi ta cười mang hai ta đến với nhau.
Đánh bại mọi thứ u tối trong tôi cũng như trong bạn.
Chữa lành mọi vết thương của lòng người..
Vậy tại sao chúng ta không cười nhỉ ..cười lên bạn nhé !
theo Life .
Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014
Truyện rất ngắn - Tình yêu subway 6:44
Chàng quen nàng ở trạm subway ở Newyork khi xe chàng hư bỏ garage để
sửa , thế là cả tuần ấy ,chàng dậy sớm hơn thường lệ 5:15 am để kịp đón
chuyến 6:15 kịp đến sở làm ở khu Mid-town
Nàng làm trong khu
shopping Macy's đã 5 năm ,nên củng đón chuyến subway cùng giờ với chàng
.Ngày đẹp trời nọ , nàng vội vàng lên tàu làm rơi khăn quàng cổ mà không
biết ,chàng tình cờ bước sau nàng ,vội lượm lên tìm chủ nhân trả lại
Thế là hai người quen nhau , đông qua ,xuân đến ,hạ đi , thu về , hai kẻ xa lạ giờ đã thành người yêu .
Tình yêu của họ thật nhẹ nhàng ,dễ thương .
Ngày mốt là V-day Valentine's day Feb/14 ,họ kỷ niệm 2 năm quen nhau
bằng bữa tối ở một quán ăn nhỏ ấm cúng trong khu Little Italia Chàng
đã ngồi chờ nàng với bó hoa nàng yêu thích nhất lavender tím với những
cành lilac và chú gấu Pooh vàng xinh xinh .
Chàng không ngừng liếc đồng hồ tay , chưa bao giờ nàng trể hẹn , nàng đều gởi msg cho chàng ,lòng thấp thỏm không yên .
Chàng đã gọi và text msg cho nàng hơn 9 lần , chàng vội ngó ra cửa , và
rồi nàng đã đến bên chàng .Nàng lí nhí giải thích và nói lời xin lỗi
người yêu
Tối qua , mẹ nàng bị sốt ,nàng phải thức khuya chăm sóc mẹ nên thiếu ngủ
Sáng nay lo nấu cháo và đi CVS mua thuốc cho mẹ , làm bao việc thay cho mẹ nên quên mất giờ hẹn với chàng
Ôi làm sao chàng nỡ giận người yêu chàng cho được ,một người con hiếu thảo như thế ,chàng mĩm cười với nàng .
Và sau bữa ăn tối lãng mạn ,hai kẻ yêu nhau cùng nhau đi xem film .: The Lake house .
Chúc đôi lứa yêu nhau trên trái đất cũng có tình yêu ngọt ngào như chàng -nàng : tình yêu subway 6: 44
PT ,Feb/01/2014
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)