Năm 1959, tôi và một số bạn học cùng lớp cùng trường, đếm chắc cũng được 10 “trự” (Quý vị không phải là dân miền núi Ngự, sông Hương có biết “trự” là gì không nhỉ ?
Trự xu là đồng xu, một đơn vị tiền tệ nhỏ nhít chỉ bằng một phần trăm của đồng bạc Viêt Nam thời trước và từ nghĩa này đă có chữ “trự” để chỉ một người thuộc đẳng cấp “phó thường dân, chẳng ra cái chi cả, một đấng cù lần hay là một anh “lỏi tì”, “một tên nhà quê chúa” nghĩa là không đáng một “trự tiền rưỡi”.) đă khăn gói lên Đà Lạt
Vâng, chúng tôi là những trự học trò nhà quê lên tỉnh tức là từ Huế quê hương nghèo khổ, đất cày lên sỏi đá, mưa nắng hai mùa, lụt lội liên miên, một quê hương bảo thủ số một trên đất nước Việt Nam dù là mang danh Cố Đô ngàn năm văn vật.
Chúng tôi lên Đà Lạt nơi Hoàng Triều Cương Thổ, nơi mà dân Tây “chiếm đóng” để sống trong khí hậu mát lạnh gần giống với mẫu quốc Pha Lang Sa của họ.
Chúng tôi tự nhận mình là nhà quê so với Đà Lạt tưởng cũng không có gì là khiêm nhượng thái quá vì từ những anh học trò trang phục đơn sơ, tứ thời, bát tiết, áo sơ mi, quần dài, chân mang sandale, họa hoằn lắm mới diện một đôi giày da đen vào những ngày Tết hay lễ lượt quan trọng.
Bây giờ lên Đà Lạt học trường Tây thì phải trang phục theo Tây, nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc mà lị.
Ngày Chúa Nhật những học sinh nội trú mặc complet màu xanh đậm, (Thời trang dạo đó) cổ thắt cà vạt, chân mang giày da láng cóng, đi dạo phố, nghênh ngang xem trời bằng vung, c̣òn “ngon lành” hơn cả sinh viên võ bị Đà Lạt cứng nhắc người trong lễ phục cuối tuần và trong kỷ luật nhà binh, chẳng dám bay bướm như chúng tôi, chẳng dám vào các nơi giải trí công cộng như các bàn Billard chẳng hạn.
Dân nội trú Yersin là một lũ Tây con, đi dạo phố với Tây, nói tiếng Tây như gió.
Dân Huế như tụi tôi mới lên Đà Lạt không dám thế đâu, dẫu sao cũng còn giữ lại được những nét “nhu mì”, không kênh kiệu của đất Thần Kinh mặc dù chúng tôi có quyền hănh diện vì chúng tôi là những học sinh năm cuối của bậc trung học, tức là trình độ cao nhất vào thời bấy giờ tại Đà Lạt vì thuở đó chưa có đại học Đà Lạt và các sinh viên sĩ quan Đà Lạt cũng không bắt buộc phải có bằng Tú Tài Đôi.
Ngày đó, cuối tuần, dù có bận rộn bài vở đến đâu chúng tôi cũng thắng bộ vào để đi dạo phố Đà Lạt, ít nhất là một buổi sáng để “dợt l’air”, để lang thang nhìn ngắm các nữ sinh, hay la cà ở các bàn billard, các tiệm cà phê, các tiệm Phở Bằng, Phở Ngọc Lan, Phở Ngọc Diệp hay vào hai rạp ciné của thành phố
. Tôi chỉ ở nội trú đúng một tháng, sau đó vì bị cuồng chân, cuồng cẳng trong kỷ luật của nhà trường, thiếu tự do, không được phóng túng nên đă viết thơ xin bố mẹ tôi cho ra ở ngoại trú, viện cớ là ở nội trú không đủ thời giở để “gạo” bài.
Lý do quá chính đáng nên tôi được phép khăn gói quả mướp đến một nhà trọ ở ngay trước nha Địa Dư trong dảy nhà công chức của Đà Lạt, ngó xế qua khu nhà ga xe lửa.
Thật là tiện lợi, đi học khỏi cần xe đưa rước như các học sinh con nhà giàu ở xa trường, chỉ cuốc bộ mấy phút là đến trường ngay.
Một cái lợi khác quan trọng hơn là số tiền bố mẹ tôi gửi cho tôi đi “du học” Đà Lạt sau khi thanh toán tiền nội trú không c̣òn được bao nhiêu cho tôi tiêu pha, nay ở ngoại trú, giá thuê nhà và tiền ăn ít hơn nhiều nên tôi có khá dư tiền để tiêu phí.Sướng ơi là sưóng!
Lúc ở Huế ăn học, làm gì có được một số tiền túi như thế để mà thấy mình là người lớn, là người trưởng thành sắp bước chân vào Đại học, sắp trở thành sinh viên nếu giật được mănh bằng Tú Tài Hai, niềm mơ ước thuở đầu đời. Dảy nhà công chức là một dảy nhà lầu (một tầng trệt và một tầng lầu).
Chúng tôi, gồm 5 thằng, thuê một tầng lầu để ăn học.Gia đình chủ nhà ở tầng trệt. Bà chủ nhà lo luôn phần nấu cơm tháng cho tụi tôi.
Sau lưng nhà là một khu rừng ngo rợp bóng mát.
Chiều nào, chúng tôi cũng rủ nhau đi dạo trong rừng, trước bửa cơm tối.
Con em của quý vị công chức cư ngụ ở đây phần nhiều là học sinh các trường theo chương trình của Bộ quốc gia giáo dục Việt Nam.
Lúc chiều về, họ, cũng như chúng tôi, đi lang thang trong rừng để dạo mát hay hò hẹn cùng nhau.
Chúng tôi cũng thầm mơ gặp được một vài mối tình thơ mộng lãng mạn cho bõ công đèn sách, cho bõ công mang chuông đi đánh xứ người, từ Huế đô xa xôi lên tận miền cao nguyên dùi mài kinh sử.
Chẳng biết vì tôi vô duyên với Đà Lạt hay vì vô tài bất tướng mà suốt một niên học ở Đà Lạt tôi không quen được một cô nàng nào để đưa "Em tìm động hoa...đào."
Vì́ thế, tôi chưa có một cơ duyên nào để thầm so sánh đôi má ửng hồng hây hây của người yêu với màu hoa anh đào của quê hương Phù Tang với ngọn Phú Sĩ Sơn nổi tiếng qua những chuỵên tình lãng mạn trong đó có câu chuyện do soạn giả Hà Triều Hoa Phượng đă tạo dựng nên trong một tuồng cải lương đă từng làm xao xuyến bao con tim của lứa tuổi vừa chớm biết yêu: "Khi hoa anh đào nở".
Tôi đă từng ao ước một chuyến viếng thăm Phù Tang để nhìn hoa Anh Đào nở trên Phú Sĩ Sơn mà đến nay vẫn chưa thực hiện được để xem có gì khác lạ và diễm tình hơn so với hoa Anh Đào bên bờ sông Potomac của Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn mà tôi đă có dịp thưởng ngoạn trong một chuyến ghé thăm miền Đông Hoa Kỳ và nhất là để so sánh với hoa Anh Đào của "Xứ Hoa Đào" trong ca khúc trữ tình
"Ai lên xứ Hoa Đào" mà lời ca và âm điệu mãi mãi còn âm vang trong lòng chúng ta, những nguời yêu quê hương và những ai đă từng có ít nhiều kỷ niệm với Đà Lạt mù sương và đã bao lần ca nho nhỏ cho chính mình nghe :"Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi, nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi.Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ...."
Thời gian học ở Đà Lạt tôi có thằng bạn biết thổi Harmonica, bài "ruột" của hắn chính là "Ai lên xứ hoa đào".
Tôi mê bản nhạc và thán phục ngón nghề khẩu cầm của thằng bạn nên năn nỉ nó dạy cho tôi "biểu diễn" bằng khẩu cầm khúc ca bất hủ đó
. Được nó đồng ý, tôi vội vàng ra khu Hoà Bình tìm mua chiếc khẩu cầm nhỏ xíu hiệu Picolo và về nhà miệt mài trau dồi nghệ thuật.
Nhìn tên bạn của tôi "múa mồm" sao thấy dễ dàng và thoải mái quá, thế mà tôi thì nước mồm nước miếng tuôn tràn tùm lum ướt kèn, hai khoé miệng rách tét vì cạnh sắc của chiếc kèn.
Bạn tôi chơi khẩu cầm nghe âm vang như tiếng phong cầm còn tôi thì chẳng ra ngô ra khoai gì ráo trọi
.Tôi thổi "Ai lên xứ hoa đào" mà nhạc sĩ Hoàng Nguyên nghe được chắc ông ta xách chổi chà đưổi tôi chạy có ngù vì hoa đào đâu chẳng thấy mà chỉ thấy hoa môi tôi tươm máu, ăn cơm uống nước nghe đau buốt tận tâm can.
Tự biết mình không có năng khiếu âm nhạc dù hồn nhạc đầy ắp trong tim, tôi bèn bắt chước các hiệp khách trong các truyện chưởng Trung Hoa "phong kiếm quy ẩn giang hồ" nói nôm na là " rửa tay gác kiếm", tôi quyết định "súc miệng cất kèn " bỏ cuộc nửa chừng trong sự vui mừng của thằng bạn vì khỏi phải ngày nào cũng "dợt" cho tôi thổi kèn.
Cất kèn thật kỷ, tận đáy valise, chôn dấu kỷ niệm một thời mơ làm nhạc sĩ. Bạn tôi nay đã ra người thiên cổ, trả nợ núi sông trong màu áo hoa dù trên chiến trường Đồng Xoài, chẳng biết trên xác thân mang bao nhiêu vết đạn thù.
Một hôm, ngồi trong thư viện Đà Lạt ở đầu dốc Nhà Bò, tôi bỗng thấy một gương mặt quen quen ngồi ở bàn đối diện, tôi cố nặn óc tìm trong ký ức xem đã gặp anh chàng này ở đâu.
Và phúc đáo tâm linh, tôi nhớ ra thằng bạn đã cùng học với tôi ở tiểu học và cũng ở cùng xóm với tôi trong Thành Nội Huế.
Chúng tôi đã từng dùng những thanh tre dẹp hay những cành cây keo, tuốt hết cành lá để giả làm kiếm cùng nhau đấu kiếm, dong ruổi giang hồ sau mỗi lần đọc được một truyện kiếm hiệp hấp dẫn như Chu Long Kiếm, Luc Kiếm Đồng, Hoàng Giang nữ hiệp, hay Huyết Hùng Tráng Sĩ, hay Nhất Chi Mai
…Sau khi học xong lớp Đệ Lục, thằng bạn này đã lên Đà Lạt và chúng tôi đã không liên lạc với nhau kể từ dạo đó mãi cho đến hôm nay tôi mới tình cờ gặp lại nó.
Thế là tay bắt mặt mừng! Bạn tôi nay đã là giáo viên 1 truờng tiểu học tại tỉnh Tuyên Đức. Nó đưa tôi về nhà, sau khi giới thiệu tôi với ông bố của nó, nó kéo tôi ra sau vườn nhà, dẩn tôi vào một túp lều tranh cất dựa lưng vào đá núi, cách thật xa căn nhà chính, biệt lập riêng một cõi trời.
Trước nhà có một con lạch nhỏ nước trong veo trông thơ mông không chịu được.
Bên trong nhà gồm một phòng ngủ đặt một cái giường và 1 tủ sách và bên ngoài phòng ngủ là phòng khách có một chiếc bàn vừa dùng làm bàn viết vừa làm bàn tiếp khách với mấy chiếc ghế nhỏ.
Đúng là một giang sơn nhỏ bé như một cảnh tiên, xa cách nhân thế. Xa xa, trên triền núi là một khu rừng ngo xanh biếc, gió rì rào. Tôi mê quá trời!
Bạn tôi vốn có tâm hồn thi sĩ và đã biết làm thơ ngay từ lúc còn học lớp Nhất (lớp Năm bây giờ) mà lại là thơ tình nữa mới ngon lành chứ
.Tôi đă phục nó như điên khi được nó đọc cho nghe bài thơ gửi cho mối tình đầu của nó tức là bà chi của một thằng bạn của tụi tôi. Nó hơn tôi 2 tuổi nên đă lãng mạn sớm!
Chẳng biết bà này có đáp lại tấm tình yêu của nó không, tôi quên mất tiêu.
Chỉ biết là sau khi bạn tôi đi Đà Lạt một ít lâu thì bà này theo vào bưng vì ông bố là một giáo sư môn Sử và thuộc nhóm trí thức thiên tả.
Thấy tôi có vẻ mê căn nhà “thi sĩ “của nó, nó rủ tôi về ở nhà nó để ăn học vì cũng không xa trường là bao với lại ở gần nhà nó có người nấu cơm tháng cho học sinh ở xa về Đà Lạt học. Tiền thuê nhà dĩ nhiên là “free”!
Máu giang hồ của tôi nổi dậy đùng đùng và tôi nhận lời ngay.
Mà không nhận lời sao được!
Tiện lợi trăm bề: khỏi trả tiền thuê nhà này, cơm tháng lại rẻ, lại được ở gần bạn, được bạn ngâm thơ cho mà nghe, không khí trong lành, cảnh vật nên thơ và nhất là tự do, dọc ngang nào biết trên trời có ai
. Và gần mực thì đen, gần đèn thì…nóng, thế nào lại chả có lúc tôi cũng bắt chước bạn tôi làm năm ba câu thơ tình lai láng hạt châu để gửi người trong mộng. Vấn đề vệ sinh thật là tuyệt cú mèo!
Buổi sáng ra suối đánh răng súc miệng, rửa mặt. Đệ tứ khoái thì́ nhà cầu lộ thiên.Tắm thì nấu một nồi nước đem vào buồng tắm dă chiến múc xối ào ào, khoẻ re
. Tôi thích sống đạm bạc và tự do như thế này từ lâu! Thế là một lần nữa, một hai, ba, allez hấp, di cư liền tút xuýt!
Đồ tuế nhuyễn của riêng tây chất đầy trên ngựa sắt, tôi và bạn tôi hì hục đạp xe leo dốc hướng về Nhà Bò.
Tôi đã chọn đúng bạn mà chơi, tìm đúng nơi cư ngụ!
Chỉ tiếc là không gian hoang lạnh như thuở hồng hoang mà chẳng gặp được nàng ma nào như trong truyện Liêu Trai dù có nhiều đêm tôi một mình ngồi học bài trong hoang vắng cô liêu vì bạn tôi đã lang thang đi tìm vần thơ ở suối nguồn, sông lạch nào mất tăm, mất tích đến một hai giờ sáng mới mò về nhà.
Có hôm đã khuya lơ khuya lắc nó còn rủ tôi đạp xe lọc cọc ra tận vườn Bích Câu để ngắm trăng dù trăng treo trên căn nhà của nó cũng nên thơ đâu thua gì trăng trên vườn Bích Câu.
Đúng là không hiểu nổi mấy ông “nội” thi sĩ!
Có đêm tôi thức giấc vào lúc một hai giờ sáng thấy chàng thi sĩ ngồi bên ngọn đèn cầy tìm vần thơ.
Không phải hắn sợ tôi mất ngủ mà không dám bật đèn điện đâu!
Nó bảo đèn điện trông phàm tục không “thơ” chút nào hết, do đó phải thắp đèn cầy để rủ rê nàng Thơ đến.
Thế thì cũng tốt vì́ đèn cầy ấm cúng và tôi khỏi phải choáng mắt khó ngủ. Có hôm, thấy nó ngồi làm thơ một mình tôi lại đem bài vở ra học và tán chuyện gẫu với nó.
Thật là lợi cho việc học của tôi vô cùng! Cuối năm, giật được mănh bằng cũng là nhờ công ơn của nó.
Chẳng biết bây giờ nó còn tu tiên trong “thảo lư” bên triền núi không? Biết bao là kỷ niệm với Đà Lạt!
Muốn tìm về chốn cũ, nơi một thời tôi đă mơ làm thi sĩ mà sao vẫn bên trời lận đận mãi chưa thực hiện được niềm mong ước!
Như trên tôi đã kể, chiều chiều thơ thẩn trong rừng ngo mong "tìm một tà áo tím", một mối tình thơ mộng, rồi ngồi chong đèn đọc sách trong căn nhà vắng, hoang sơ, hy vọng gặp một mối tình liêu trai.Tất cả mọi mưu toan đều thất bại ê chề!
“Thế rồi một buổi chiều” (tên của một cuốn tiểu thuyết hình như trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn”), tôi đang ngồi trên một chuyến xe buýt xuôi về chợ Hoà Bình lòng rộn ràng vì tên vừa được ghi” bảng vàng”, vừa mới qua được quan ải cuối cùng trước ngưỡng cửa Đại Học, nhưng đâu đó trong tôi, nghe như thoáng gợn một nỗi buồn bâng quơ vì sắp phải xa Đà Lạt nơi ghi dấu khá nhiều kỷ niệm của một thời xuân xanh.
Bỗng tôi nghe tiếng ai gọi tên tôi thật dịu dàng, thân ái nghe như từ một tiền kiếp nào dấu yêu!
Một thiếu nữ, nét đẹp Tây phương, khoẻ mạnh và duyên dáng, áo dài trắng đơn sơ, tóc thả dài đến tận bờ mông tròn như mặt trăng đêm ngày rằm, đang cười với tôi, vừa mắt vừa môi. Cô ta niềm nỡ hỏi tôi:
“Anh có đỗ không anh?”
Chao ôi là sung sướng! Hãnh diện biết là bao khi ấp úng trả lời:“Vâng cảm ơn cô, tôi đỗ rồi!”
Hoàng hôn như vụt bừng lên nắng vàng rực rỡ! Lan, thiếu nữ tên Lan ở trong khu nhà vách gỗ ngay trước Nha Địa Dư mà gần như hôm nào tụi tôi lúc đi học về cũng thấy cô ta đứng trước hiên nhà nhởn nhơ.
Cô đẹp trong dáng dấp khoẻ mạnh, da trắng hồng và đặc biệt là suối tóc dài óng mượt rơi đến tận bờ mông, mênh mông đồi thông bát ngát.
Chúng tôi ai cũng trầm trồ chiêm ngưỡng nhan sắc nàng nhưng chẳng có thằng nào hé môi thả lời ong bướm vì nhát gái.
Theo tò mò dò hỏi, hình như nàng Lan vì hoàn cảnh sao đó mà dang dở học hành, chỉ ở nhà phụ giúp gia đình.
Nghe đâu cũng đã vài ba cuộc phiêu lưu tình ái lãng mạn với mấy chàng “công tử” Lycée Yersin và đây cũng là một lý do khiến chúng tôi không ai lân la làm quen với cô nàng.
Sự tình nàng quan tâm đến việc thi cử của tôi chẳng qua cũng là vì tò mò hay lịch sự nhưng tôi thắc mắc tại sao cô nàng lại biết tên tôi.
Đấy là điều làm tôi cảm động khôn cùng và vẽ ra trong tâm trí biết bao là “huyền thoại” khiến tôi đă suýt bỏ chuyến tàu tôi đă mua vé về lại Huế thân yêu của tôi sáng hôm sau.
Tôi đã định tìm đến nhà nàng mời nàng đi ăn tối trước khi từ giả Đà Lạt để lưu lại một kỷ niệm đẹp trong đời và để hỏi nàng vì sao nàng biết tên tôi và nhất là để có dịp ngâm thơ tình của Nhất Tuấn:
Cũng tại anh mà trời Thu nổi gió
Mimosa phủ kín mặt đường khuya
Vuơng đầy tóc em, bắt đền anh đó.
Nhưng rồi lại do dự vì e ngại nàng từ chối ê mặt vì đã quen biết gì nhau đâu, đã làm gì được nhau đâu!, với lại tôi cũng không mấy tin vào tình cảm nàng dành cho tôi vì chưa hề thấy dấu hiệu gì thuận lợi cho tôi trong niềm vui chợt đến muộn màng này.
Tôi đă bỏ qua một cơ hội bằng vàng hay tôi đă có một chọn lựa khôn ngoan? Mãi đến bây giờ tôi cũng không biết tôi đúng hay sai.
Vài năm sau, tôi trở lại Đà Lạt, tìm dến khu nhà Lan trú ngụ trước kia, hỏi thăm những người nơi đó thì chẳng ai biết nàng Lan là ai.
Riêng tôi, vẫn nhớ mãi giọng nói ngọt ngào của thiếu nữ Bắc Kỳ, một cành Lan chứ không phải một nhánh hoa Đào đă cho tôi một buổi chiều với một kỷ niệm êm đềm, đẹp như mơ, một buổi chiều như trong thơ:
"Có những buổi chiều yên lặng quá,
Mênh mang nghe cả gió đi về.
Nghe mây đồng nội bay lên núi,
Nghe bóng chiều rơi lọt xuống khe."
(Thơ của nữ sĩ Thu Vân, bạn của văn hào Nhất Linh)
Nếu có ai cho là tôi dại gái, tôi cũng hiểu ,vì tôi biết rõ tâm hồn nhạy cảm của tôi.
Ôi, Đà Lạt trong tôi chất ngất bao niềm nhớ! Một thời mơ làm nhạc sĩ, một thời mơ làm thi sĩ và một thời mơ một cuộc tình.
Nhớ về Đà Lạt năm xưa
Bao nhiêu kỷ niệm nắng mưa trong đời
Niềm riêng biết tỏ cùng ai
Thời gian nay đã nhạt phai úa màu
Hoàng Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét