Theo con dốc xuôi từ khu trung tâm Hòa Bình đến Hồ Xuân Hương là một phố café có một không hai của thành phố này.
Những ngôi nhà trệt một mái cùng một kiến trúc như nhau chạy dài như những quân cờ Domino, đối diện là hàng cây anh đào xanh biếc vào mùa mưa, rực rỡ sắc hồng vào Mùa Xuân, trong ống kính thì đây là một khuôn hình cực đẹp, ôm trọn hết cả mặt hồ phía bên dưới.
Ðà Lạt quán
Những quán café mang phong cách Pháp này đã tồn tại từ trước năm 1975, đa số đều do những chính chủ của nó kinh doanh.
Ban đầu chỉ là những quán bình dân nhưng dần dần đã được nâng thành những quán sang trọng phục vụ cho từng loại khách có gu âm nhạc khác nhau.Có quán chỉ dành cho giới trẻ, có quán dành cho những người già trung niên, có quán dành cho cả hai thành phần không phân biệt ranh giới.Ðà Lạt xưa kia có nhiều quán đã trở thành “Art” nghệ thuật vì nó gắn bó với nhiều tên tuổi đã thành danh trong văn chương nghệ thuật như Café Tùng của Trịnh công Sơn, Khánh Ly, Ðinh Cường, Trịnh Cung, Café Văn của nhóm kịch Thụ Nhân Ðại Học Dalat cũ, Café Teria của các văn nhân tài tử khác ở Sài Gòn xưa lên lánh nạn chiến cuộc.
Cho đến hôm nay Café Ðà Lạt vẫn luôn là những hoài niệm xưa cũ mỗi khi người ta đặt chân đến và “Ði Café chứ” vẫn là câu cửa miệng khi những cơn mưa vừa tàn, khi màn đêm vừa buông xuống khi buổi sớm vừa dâng sương.
Café Ðà Lạt có ngon không?
Ðiều này thì không mấy ai quan tâm vì đối với họ chỗ ngồi để ngắm cảnh mới là quan trọng, nhưng để trả lời câu hỏi này thì cũng không khó, vì café ở đây luôn luôn là café thật, không có chuyện pha bắp rang hay đậu nành như ở Sài Gòn.Nhưng để nhấm nháp chuyên nghiệp như một dân “nghiện” café thì chắc không ngon, do cách pha chế, nhưng chắc chắn cũng không đến nỗi nào vì hương vị café nguyên thủy của nó cũng vậy không mất về đâu...
Một chỗ ngồi với sương bay mưa rắc, một buổi chiều hay một sớm mai hay trong đêm lạnh, hẳn bạn sẽ không thể nào quên bởi những kỉ niệm đã nằm im đâu đó bỗng ùa về.
Có nhiều du khách đã chọn cách ngồi với hàng hiên quán mặc cho những hạt mưa liếm vào mặt, mặc cho gió ùa về cho tay co ro trong áo ấm, café chỉ là một cái cớ để có thể mua một chỗ ngồi, giá không đắt cũng không rẻ, bình quân hai ba chục ngàn đồng là có thể mua được một chỗ ngồi.
Ở đây bạn có thể ăn thêm một chút gì đó nếu lười đi xuống chợ đêm (chợ Âm Phủ cách đó chừng 100m) với một món ấm nóng từ mì gói cho đến Hambuger hoặc mì Sageetty cũng chỉ trên dưới ba mươi ngàn.
Ban đầu chỉ là café thôi, đến khi nào chán thì tà tà xuống chợ đêm kiếm vài xị lai rai cùng bún bò hay ốc nóng, thịt nướng với rượu cần, đi càng đông càng vui khi đêm đang đổ về khuya cùng với sương mù dày đặc, đâu đó bạn sẽ nghe tiếng guitar của một nhóm bạn trẻ nào đó đang vang lên trong đêm cùng với những tiếng ca vất vưởng.
Và người
Thời gian đã biến khí hậu phong cảnh Ðà Lạt trở nên khó tính gắt gỏng khi một lượng lớn dân di cư tự do từ Bắc tràn vào Nam sau biến cố 75.
Những cánh rừng xanh um nguyên sơ dày đặc ngày nào che chắn quanh Ðà Lạt đã bị tàn phá để thành những huyện lỵ kinh tế mới như Nam Ban, Lâm Hà, Lộc Hà...
Những chữ Hà đây là “Hà Nội” có nghĩa là vùng đất của người người từ “Hà Nội” vào. Khi những làng phố này hình thành thì cũng bắt đầu những hệ lụy của văn hóa XHCN, từ nơi đây những lối sống “thực dụng” đến bạo tàn được du nhập vào hình thành nên những cuộc sống không giống ai của những kẻ thắng cuộc.
Ðể có thể chống chọi lại những cơn bão ố tạp này người Ðà Lạt vốn hiền lành nay trở thành co cụm sợ hãi nhiều hơn một khi phải ra đường và tiếp xúc với những vị khách đang nắm quyền sinh sát.
Họ đã cố gắng giữ gìn những gì có thể nhất của văn hóa của con người Ðà Lạt còn sót lại, đặc biệt trong thú ẩm thực ăn uống đi đứng ứng xử, họ đã làm hết mức có thể để không bị lối sống tem phiếu đói khổ từ miền Bắc tràn vào.
Quán xá của Ðà Lạt là một ví dụ điển hình của sự đề kháng lịch sự trước sự xâm lăng tục tĩu đó, họ không làm gì hết ngoài cái quyền được không nghe những cái gì của những vị khách phương xa kia mong muốn.
Âm nhạc là một ví dụ, người Ðà Lạt không thích nghe nhạc “đỏ” nên những chủ quán chỉ mở những băng đĩa nhạc xưa cũ trước 75, điều nÀy đã hình thành một một nét văn hóa - không thể bàn luận - nên những dòng nhạc riêng cho từng quán
.Nếu bạn muốn nghe nhạc Tiền chiến, Trịnh công Sơn, Phạm Duy, Cung Tiến, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng... thì hãy đến Café Tùng, nếu muốn nghe một chút Vũ Thành An, Lam Phương, Thúy Nga By Night và những ca khúc bất hủ của phương Tây thì hãy đến ngay artitar Nghệ Sĩ, muốn nghe nhạc Trẻ thời thượng hãy đến Gia Nguyễn..
Nói chung Ðà Lạt có thể bị ‘giải phóng’ nhưng người Ðà Lạt chưa bao giờ bị ‘giải phóng’ về văn hóa nghe nhìn, cho dù hàng ngày họ vẫn phải sống chung với những chiếc loa đang giăng mắc trên cột đèn hay radio, TV của nhà nước.
Ngay cả ăn uống thời trang cũng vậy, người Ðà Lạt cũng vẫn là người Ðà Lạt không bao giờ thay đổi.
Nhưng thời gian rồi đất cũng biến cải nên đồng, con người thì cũng không thể nào cứ mãi sống với hoang vu tầm thường mãi, cho dù mấy ông cộng sản có cố tình “nhồi nhét” vô một nền “văn hóa mới” thì cũng không thể nào thay đổi được một nền văn hóa thứ thiệt đã cắm sâu vào mảnh đất này.
Không riêng gì người Hà Nội di cư đến nơi đây, người ở nhiều vùng miền khác vẫn đang đổ về vùng đất không còn lành lặn nữa, nhưng vẫn còn nhiều chỗ cho chim đậu.
Một lớp người khác đang lớn lên và cũng đang tự nhận mình là người “sinh” ra và sống ở Ðà Lạt, họ cũng đang kế thừa những gì mà Ðà Lạt đã hun đúc nên từ hàng mấy trăm năm nay.
Khi được hỏi họ có nhớ gì vùng quê Bắc bộ, họ trả lời “Chúng tôi sinh ra ở đây lớn lên ở đây, chúng tôi là người Ðà Lạt...
”Cha mẹ họ có thể hung dữ nhưng họ lại quá dịu dàng, bởi vì họ đã bị đồng hóa với những lối sống an nhiên không oán thù của người Ðà Lạt cho dù cha ông họ đã tàn phá không thương tiếc những cánh rừng để làm giàu và thay vào đó bằng những nông trại vườn café trĩu quá...
Họ biết họ đang sống ở một nơi mà chỉ có thể là những “con người” mới có thể sống được nếu biết yêu thiên nhiên cộng với sự thấu hiểu với những kiếp người đã đi qua bởi chiến tranh bởi những khép nép luôn trốn chạy dưới sự cai trị khắc nghiệt độc địa của chế độ đương thời.Người Ðà Lạt cho đến hôm nay giữa những cánh rừng đang bị tan hoang, giữa những khuôn mặt người vật đang u uất, người Ðà Lạt vẫn là người Ðà Lạt cho dù đã ly tán khắp nơi, cho dù họ đang phải quyết liệt từng ngày cầu nguyện cho sương mù quay trở về.
Nhiều tiếng kêu phẫn nộ đã vang lên khắp nơi khi Ðà Lạt từng ngày bị “bê tông” hóa, ngay cả những kẻ đang cầm quyền cũng phải kêu lên như một chút hối hận của những kẻ đã no kềnh giàu xổi lên nhờ rừng...
Mặc cho sự chia cắt chiếm hữu, mặc cho sự dày vò của những kẻ cướp, của những tên sát nhân sự sống đang hủy diệt môi trường bằng những quyết định vô hồn,
Ðà Lạt vẫn tồn tại như thách thức với đổi thay của thời cuộc.
Dường như nó đang chờ đợi một sự “thay đổi” một sự tự hồi sinh - một sự về nguồn nào đó như những giai điệu âm nhạc vẫn vang lên hàng đêm trong quán xá, như một sự kết nối vô hình với núi đồi và những hoài vọng về một thiên nhiên đang dần dần bị đánh cắp.
Ðà Lạt như một hang ổ cuối cùng cho những loài thú cô đơn đang dần dần bị tuyệt chủng, Ðà Lạt như một ngôi nhà của những ai không muốn biết, hoặc muốn thấy ít đi những nỗi buồn của đất nước.
Ðà Lạt như một nơi trú ngụ không ở đâu có thể có được ở trong đất nước ngột ngạt buồn thảm này.
Nguyễn Tấn Cứ
---Thx t/g, !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét