Đang đọc sách, Khanh bỗng ngừng lại và hỏi mẹ:
“Cái gì quý hơn vàng hả mẹ?”
“Kim cương quý hơn vàng.”
“Có cái gì quý hơn kim cương nữa không, mẹ?
“Theo ý mẹ, kim cương là quý nhất rồi.”
Mẹ của Khanh ngạc nhiên trước câu hỏi của cậu con trai. Bà tủm tỉm cười, nhìn Khanh:
-“Sao? Con trai cưng định sắm nữ trang cho mẹ hay sao? Mẹ đủ rồi con ạ.”
Như chợt nhớ ra, bà hỏi Khanh:
“Hay con thương ai, định mua lễ vật hỏi cưới đấy? Lẹ lẹ cho mẹ có cháu bồng.”
Khánh vội vã:
”Chưa chi mà mẹ đã...”
Rồi đến bên mẹ, cậu con trai thì thầm, như sợ hai cô em gái trong nhà nghe được thì “chúng nó cười cho chết”:
“Nhà chú Bách có một viên kim cương to lắm mẹ ơi!”
Ngạc nhiên nhìn con, bà mẹ dò hỏi:
”Sao con biết?”
“Thì... thì con chơi với thân nó mà.”
Chau đôi mày cong cong, bà mẹ ngạc nhiên:
“Sao con lại chơi thân với... viên kim cương của chú Bách?”
Tạo ngạc nhiên cho mẹ chừng đó đã đủ, Khanh vội giải thích:
“Là... là con bé Kim-Chi đó mẹ!”
Bà mẹ vỡ lẽ và cười to:
“Trời, người ta mà con ví với viên kim cương!”
Chợt nghiêm trang và thoáng lo âu, bà vội hỏi:
“Thế con thích... nó à?”
“Vâng, con... thích nó! Nói khẽ thôi mẹ! Kẻo hai con nhóc nó nghe, lại
xầm xì, ồn ào, đến tai Kim-Chi, con bé xấu hổ, tội nghiệp.
Con ghét cái miệng hai đứa con gái Kim-Oanh, Kim-Yến nhà mình lắm. Hai đứa nó mà biết thì... vỡ nợ!”
Như không tin ở tai mình, bà mẹ hỏi lại
“Con thích Kim-Chi hay sao? Nó còn nhỏ xíu mà!”
“Thì con sẽ “nuôi” cho nó lớn. Năm nay nó mười hai tuổi rồi. Được không mẹ? Con thích nó lắm. Nó đáng yêu lắm mẹ ạ!
Nó là cục vàng của nhà chú Bách, nhưng lại là một viên kim cương to lớn của con.”
“Con thích nó từ bao giờ? Thế nó có... thích con không?” Ngạc nhiên, bà mẹ dò hỏi.
”Chắc là không, mẹ ơi! Nó coi con như anh hai của nó. Có chuyện gì nó cũng nói cho con nghe. Nó không giấu con điều gì.
...Bà đứng nhanh dậy, đi ra ngoài cửa, như có ý chờ Kim-Chi về. Hai bố
con đi từ chiều đến giờ, chắc cũng sắp về. Bách là bạn rất thân của
chồng bà từ những ngày còn ở Việt-Nam.
Chàng cùng vợ con được định cư ở Mỹ vài năm nay, trong thành phần nhân viên sở Mỹ.
Trước khi đi Mỹ, qua mai mối của bạn bè, Bách đã cưới vội một cô bạn gái mới quen cho có vợ có chồng cùng đi.
Năm sau, cô sinh bé Kim-Chi, vì sau hai lần thêm người - khi bổ túc vợ,
lúc lại thêm con - hồ sơ xuất cảnh bị trục trặc, và bị nghi ngờ gian
trá đủ thứ, nên trễ mất vài năm.
Họ đến Mỹ được năm năm khi con bé Kim-Chi vừa mười tuổi. Trong một
lần về thăm quê, vợ của Bách gặp lại người tình cũ. “Tình cũ, không rủ
cũng tới”. Trở lại Mỹ, cô thay đổi và thường kiếm chuyện gây gổ với
chồng.
Một lần cãi cọ dữ dội, Bách không kềm hãm được cơn tức giận, chàng đã vung tay tát vợ hai cái tát nháng lửa.
Máu mũi cô tuôn đầy trên khuôn mặt nhạt nhòa nước mắt. Cô kêu cảnh sát
và Bách bị còng tay vài chục phút sau đó, với tang chứng máu me còn bê
bết trên mặt vợ.
Chàng bị nhốt và bị vợ làm dữ để tháo cũi sổ lồng, hòng mong về với
người xưa. Cô thưa rằng bị Bách đe dọa đến tính mạng, nên xin tòa nghiêm
cấm Bách không được đến gần vợ trong một khoảng cách do luật định. Hai
người bằng lòng chia tay và cô đồng ý giao Kim-Chi cho Bách giữ, để rảnh
rang tính chuyện tương lai.
Không chịu nổi những nhục nhã, ê chề do người vợ thay lòng đổi dạ
đem lại, cộng với thất bại vì hôn nhân tan vỡ, của cải ly tan, Bách dọn
sang California sống với sự bảo bọc của gia đình Khanh.
Trong nhà, còn hai căn phòng do hai đứa em trai đi học xa để lại, bố
mẹ Khanh để cho Bách và Kim-Chi ở đấy. Cùng sự giúp đỡ tận tình của gia
đình Khanh, Bách gầy dựng, hàn gắn lại vết thương lòng đang rớm máu.
Con bé Kim-Chi rất dễ thương, được Khanh chăm sóc đặc biệt.Ngay từ khi vừa đón cô bé từ phi trường về nhà, là Bách đã cảm thấy thương con bé quá đỗi.
Chàng chỉ thương Kim-Chi như một con búp bê xinh đẹp, một bé gái
đáng yêu, thế thôi. Chàng không nghĩ ngợi gì. Nhưng lạ quá. Càng ngày
chàng càng cảm thấy quyến luyến con bé không rời.
Chàng dạy nó học. Con bé ngoan ngoãn, học chăm và tiến bộ vô cùng.
Nhiều khi thấy con bé thẫn thờ vì nhớ mẹ, Khanh thương con bé quá,
thương rất nhiều và nhiều hơn tất cả.
Chàng ước gì tình thương của chàng có thể thay thế được sự mất mát
tình mẫu tử trong lòng nó. Chàng giang rộng đôi tay, chàng trải lòng ra,
và chàng chăm sóc con bé rất kỹ.
Một tình thương yêu bao la, vị tha và vô vị lợi. Chàng ái ngại thốt ra những lời yêu thương với nó:
”Kim-Chi nhớ mẹ lắm, phải không? Anh muốn thay thế mẹ của Kim-Chi. Bé có cho phép không?”
Con bé rụt cổ, le cái lưỡi đỏ chót, cười thật tươi trong một điệu bộ rất dễ thương:
“Không được, anh Khanh ơi! Anh chỉ làm ba thôi, chứ không làm mẹ được.
Vì... Vì mẹ là đàn bà. Mẹ là con gái giống em mà! Anh Khanh là đàn ông, là con trai, không làm mẹ của em được đâu.”
Thời gian trôi qua, Khanh thật xấu hổ thấy rằng không phải như
thế. Chàng nghe lòng chàng không thể sống, nếu thiếu con bé. Chàng nghe
lòng chàng thổn thức khôn nguôi:
”Anh không thể sống thiếu Kim-Chi, con bé ơi!”
Nhưng cũng đồng thời chàng nghe tiếng nói của chính chàng:
“Biết làm sao được hở Trời!
Éo le và oái oăm quá! Con bé thua chàng những... mười lăm tuổi! Hơn
nhau mười tuổi đã là quá. Nay lại hơn gấp đôi. Làm sao bây giờ, con bé
ơiụ?”
Khanh loay hoay, khổ sở, không biết thoát ra bằng cách nào. May sao,
hôm nay tình cờ chàng thổ lộ tâm tình cho mẹ chàng nghe. Dẫu có thể bị
cấm đoán, dẫu có thể bị ngăn cản, chàng vẫn cảm thấy nói ra được, thật
nhẹ lòng.
Ôi, tình yêu! Có phải tình yêu không, mà sao lại ngọt ngào và say đắm đến thế?
Kim-Chi, phải chăng con bé là người hẹn hò của chàng từ muôn kiếp trước?
Định mệnh nào đã sắp xếp, xô đẩy, hay chỉ là sự đùa nghịch oái oăm của duyên phận con bé với chàng?
Con bé vừa đi với bố về. Chú Bách tay xách, tay mang. Con bé cũng không kém.
Khanh đỡ giùm hai túi xách trên tay con bé. Trời nóng, máy lạnh
trong chiếc xe cũ của Bách yếu xìu, làm con bé nóng nực, cả khuôn mặt
xinh đẹp đỏ au.
Tuy vậy, nếp váy con bé vẫn tung tăng theo những bước đi của nó. Những
cánh hoa dập dờn bên mép váy, khiến cho Khanh như mê như mẩn. Bà mẹ
nhìn theo cậu con trai bằng đôi mắt ái ngại.
Bà khẽ kêu thầm trong cổ họng:
“Chết thật, con tôi! Sao lại vương vấn tình kỳ lạ! Làm sao bây giờ?”
Bao nhiêu năm chờ con báo tin vui, nhưng bây giờ thì tin vui đến
với bà như có kèm theo tiếng sét. Con bé quay sang chàng, nó khẽ khàng
đủ cho chàng nghe:
“Em có mua kẹo gừng cho anh Khanh này! Ba em nói loại kẹo này ngon lắm.”
Rồi quay sang mẹ chàng, con bé nghiêng đầu, nhí nhảnh:
”Bữa nay, ba cháu trổ tài nấu bún mộc, để hai bác và anh Khanh... xơi!”
Khanh mỉm cười:
”Mẹ, Kim-Chi dùng tiếng “xơi” còn “điệu” hơn con nữa. Nhiều khi con còn không biết dùng tiếng “xơi” đó mẹ!”
“Chuyện! Kim-Chi nói tiếng Việt giỏi hơn con nhiều.”
Bắt chước con béù, chàng cũng nghiêng đầu và giả giọng bông đùa, chàng kéo dài tiếng “xơi” ra:
“Xơi” bún mộc xong rồi, Kim-Chi dạy anh nói tiếng Việt nhé!”
Đôi mắt Kim-Chi vội cụp xuống, tia nhìn của nó chợt thoáng buồn:
”Ngày trước, mẹ cháu là người Bắc, hay mời ông bà ngoại xơi cơm, nên cháu nhớ.
Ba cháu người Nam, nên không bao giờ mời ai, còn chọc ghẹo mẹ cháu nữa.”
Trời ơi! Con bé lại buồn khi nhắc đến mẹ! Mẹ! Mẹ! lúc nào cũng mẹ! Nghe nó nói có đáng thương không cơ chứ!
Lạy trời cho chàng có thể vừa làm mẹ của nó, vừa làm cha – vì chú Bách vắng nhà cả ngày
- Và cũng làm cả người... tình của nó luôn. Ước gì chàng chạm hờ được bờ môi mọng đỏ của nó.
Ước gì chàng chiếm giữ được quả tim nhỏ bé phập phồng của nó. Ước gì
chàng nắm chặt được tâm hồn nhậy cảm, đáng yêu và hồn nhiên đến thánh
thiện của nó.
Ước gì nó sẽ là của chàng mãi mãi. Ước gì nó sẽ ở mãi bên chàng,
không xa, không rời nửa bước. Ước gì và ước gì... Chàng khẽ cười một
mình.
Chỉ vì quá thương yêu con bé, mà chàng có quá nhiều điều để ước ao.
Chung quy cũng chỉ có một điều: Ước gì cho chàng đủ duyên, đủ phận để
“sắm” được viên kim cương vô giá của chú Bách.
Với viên kim cương quý báu này, chắc chắn đời chàng sẽ hạnh phúc tuyệt vời, “xơi” hết đời cũng chưa hết.
Chàng thì thầm “anh thương bé vô cùng, con bé ơi!”
“Anh Khanh ơi! Có cô nào muốn gặp anh.”
Đỡ chiếc “phôn” từ tay con bé, nhưng Khanh ngạc nhiên khi thấy mắt
con bé lảng tránh tia nhìn của chàng. Tự nhiên chàng đâm lo, vì mặt con
bé buồn thấy rõ.
Chàng cầm “phôn”, nói năm câu ba chuyện, rồi để kết thúc nhanh cuộc điện đàm, chàng nói to cho con bé nghe luôn:
“Bận lắm, Bích-Huyền ơi! Chắc không đi được. Xin lỗi. Để khi khác vậy nhé!”
Chàng đưa trả “phôn” cho con bé cất giùm. Chàng ngạc nhiên khi nghe nó ngập ngừng:
“Ai thế anh Khanh? Bạn gái của anh rủ anh đi chơi phải không?”
Đôi mắt xa vắng, đôi hàng mi chớp chớp, con bé hỏi như chỉ muốn một mình nó nghe. Khanh ngạc nhiên hơn, nhưng vẫn trả lời:
“Không phải.
Một người quen rủ anh đi nghe nhạc. Anh có bạn gái hồi nào đâu? Bé
thấy đó. Anh đi làm về, quanh quẩn bên bé, có ai là bạn đâu.”
“Bị... Tại cô xưng là bạn gái của anh.”
– Đôi hàng mi lại chớp nhanh, con bé ấp úng, chu môi giao hẹn, khiến Khanh ngạc nhiên đến thẫn thờ:
“Đừng nhé!
Anh Khanh đừng bao giờ có bạn gái nhé! Anh Khanh có bạn gái, em nghỉ chơi với anh Khanh đó.”
Khanh đã định nói đùa với con bé “có một câu “em nghỉ chơi với anh
Khanh đó”, bé dọa mãi, đe hoài, mà anh vẫn sợ chết luôn”, nhưng thấy vẻ
buồn bã trong giọng nói, trong đôi mắt và trong cái dẩu môi rất đáng yêu
của con bé, thì Khanh lại thấy chàng không nỡ đùa cợt, sợ con bé...
buồn, rồi khóc thì... khổ!
Chàng chỉ biết chọc ghẹo, chứ không biết dỗ dành, nhất là chàng biết tính con bé giận dai lắm.
Nhìn sâu trong mắt con bé, chàng khẽ hỏi:
“Tại sao anh có bạn gái, bé lại nghỉ chơi với anh? Bé không sợ anh buồn hay sao?
Anh lớn rồi, phải có bạn gái chớ sao lại không?”
Đưa tay hất mạnh mái tóc ra sau vai, cái cằm nghênh lên đầy khiêu khích, con bé khóa họng chàng bằng câu hỏi:
”Nếu em có bạn trai, anh Khanh có buồn không nào?”
“Ai cho bé được phép có bạn trai? Bé biết bé bao nhiêu tuổi không?”
Với giọng nói đầy thách thức, con bé lại vênh lên nhìn chàng:
“Em không biết. Nhưng nếu anh Khanh có bạn gái, là em có bạn trai liền một khi.”
Coi kìa! Khanh ngạc nhiên đến sững sờ. Ai dạy con bé, mà nó dùng ba
tiếng “liền một khi” đúng lúc, đúng thì đến thế không biết?
Chưa đã nư, con bé còn bồi thêm một câu đanh đá bất ngờ:
“Em sẽ lên trường, nhờ mấy đứa bạn kiếm cho em một tên bạn trai, để dẫn đi ngang chỗ anh có bạn gái, cho anh kinh hồn!”
Chưa chi mà chàng đã “kinh hồn” thật!
Chàng vội vã khỏa lấp:
Anh đùa thôi.
Chắc chắn anh sẽ không bao giờ có bạn gái. Nhưng anh cấm bé không được có bạn trai, rồi bỏ anh một mình nghe chưa?”
Cong ngón tay trỏ lại, con bé dứ trước mắt chàng và mỉm cười đắc chí:
“Ngoéo đi! Hai anh em mình không ai có bạn trai hay bạn gái hết. Hai anh em mình... thương nhau như ba mẹ...”
Con bé chợt ngưng ngang, mặt nó xụ xuống. Khanh biết nó lỡ lời khi
định nói như ba mẹ nó, nhưng thấy không được, nên nó lại im lặng. Chàng
biết rõ nó thông minh và nhậy cảm lắm.
Vì chàng nghe nó vội vã nói tiếp:
“... thương nhau như hai bác Hạnh, ba mẹ của anh đó. Đi đâu cũng cùng
đi, như cùng đi ăn cưới này, cùng đi chùa này, cùng đi đám ma này, cùng
đi ăn cơm này, cùng đi tắm và cùng đi ngủ này...”
Chàng bật cười kêu lên, chọc ghẹo con bé:
“Này, không có vụ cùng đi tắm đó nghe. Bé... nói thêm, bác Hạnh nghe được, giận bé đó. Anh không biết đâu.”
Con bé quả quyết:
”Có này. Em thấy bác gái nói vào kỳ lưng cho bác trai này. Kỳ lưng thì
nhất định bị ướt, phải tắm luôn chớ bộ! Bác còn xức dầu, cạo gió cho bác
trai nữa này!”
“Trời! Con bé thật! Nó khôn hết... biết!”
Khanh kêu thầm trong cổ họng, trong khi con bé chìa bàn tay ra, khẽ nói với chàng:
“Bàn tay em nhỏ quá, không thể cạo gió được, phải không anh Khanh”
Rồi hớn hở, con bé giao hẹn:
“Chờ bốn năm hay năm năm nữa, em lớn, bàn tay em cũng lớn, em sẽ xức dầu cạo gió cho anh Khanh được.
Bây giờ thì... chưa, anh Khanh nhỉ?”
Đến lượt Khanh mỉm cười, đắc ý:
”Ừ, bốn năm hay năm năm, hay lâu hơn nữa, anh chờ được mà, con bé ơi!
Bao nhiêu, anh cũng chờ được hết, miễn là chú Bách cho anh viên kim
cương là em đó, con bé ơi!
Anh thương con bé rất nhiều, nhiều hơn tất cả, con bé ạ!”
Hoa-Hoàng-Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét